Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu 1282_234334 (Trang 89 - 91)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Trong giai đoạn 2017-2019 tình hình kinh tế trong nước và thế giới có những biến động và gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở thời điểm cuối năm 2019 cho đến nay, dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, dẫn đến tình hình kinh tế bị trì trệ, ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hậu quả của là kết quả hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực không khả quan có chiều hướng suy giảm.

- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, hiện nay hội nhập sâu rộng các ngân hàng đang chạy đua với việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Điểm nổi trội của ngân hàng nước ngoài là nguồn vốn lớn, nguồn ngoại tệ dồi dào, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm, chính sách chiến lược thu hút khách hàng tốt. Vì vậy, một số khách hàng của chi nhánh bị thu hút bởi các ngân hàng khác, số khách hàng giao dịch của chi nhánh cũng có xu hướng giảm và làm cho doanh số TTQT trong giai đoạn 2017-2019 giảm theo.

- Môi trường pháp lý chi phối các hoạt động thanh toán trong các ngân hàng chưa được hoàn thiện, thiếu sự đồng bộ: Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa việc đổi mới các chính sách phát triển kinh tế. Trong lĩnh vực hoạt động TTQT Nhà nước lại chưa có những văn bản pháp lý quy định cụ thể. Mặc dù đã ban hành luật ngân hàng nhưng những văn bản thông tư dẫn việc áp dụng luật ngân hàng vào thực tế mất nhiều thời gian. Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán và TTQT bất cập. Các văn bản pháp lý quy định ban hành chồng chéo, tính pháp lý chưa cao nhiều qui định thiếu tính tổng quát. Không đủ linh hoạt để thích nghi với tính đa dạng của các giao dịch thực tế. Đối với tín dụng chứng từ các quốc gia đều có những luật hoặc các văn bản dưới luật qui định trên cơ sở thông lệ quốc tế có tính đến tính đặc thù của sự phát triển kinh tế, tập quán của

nước họ. Nước ta hiện vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn giao dịch thanh toán XNK để các NHTM áp dụng.

- Chính sách thương mại, bên cạnh tình trạng các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT mới được thông qua và đang trong giai đoạn hướng dẫn thi hành thì tình trạng các chính sách thương mại chưa ổn định cũng gây khó khăn cho cả các doanh nghiệp XNK và các ngân hàng. Việc thay đổi danh mục các mặt hàng được phép XNK và biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng của Chính phủ và các bộ ngành liên quan là nguyên nhân dẫn đến nhiều hạn chế cho hoạt động TTQT.

- Tỷ giá hối đoái không ổn định, thị trường ngoại hối chưa phát triển gây ra những cơn sốt về ngoại tệ, khan hiếm nguồn ngoại tệ phục vụ cho hoạt động TTQT. Ở nước ta hiện nay chưa có một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh mà mới ở dạng sơ khai là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Do chưa phản ánh được toàn bộ cung cầu ngoại tệ của đất nước nên bản thân liều lượng dự trữ bỏ ra để can thiệp hết sức hạn hẹp của NHNN để kiểm soát dao động của tỷ giá cũng chỉ có tác dụng trong phạm vi hạn hẹp. Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng diễn ra theo một chiều khi ngoại tệ thừa thì ngân hàng chào bán và khi khan hiếm ngân hàng chào mua. Vì vậy, có thời điểm biến động tỷ giá hoặc những thời điểm tập trung nhiều nghĩa vụ thanh toán với nước ngoài, nguồn ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng cung cấp cho hoạt động TTQT hạn chế.

- Về khách hàng, khách hàng XNK có trình độ và kinh nghiệm thấp, nên khi tham gia vào hoạt động TTQT sẽ là những khó khăn trở ngại cho ngân hàng, ngoài những khách hàng có trình độ kinh nghiệm thì số khách hàng XNK có ít kinh nghiệm vẫn còn rất nhiều. Đồng thời những khách hàng tham gia vào thị trường này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng đa phần các nhà quản trị chưa qua các khóa đào tạo về nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu 1282_234334 (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w