8. Cấu trúc của luận văn
2.5 Đánh giá kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của
Từ phân tích TTQT theo từng phương thức thanh toán và phân tích các chỉ tiêu đánh hiệu quả mở rộng hoạt động TTQT của chi nhánh giai đoạn từ 2017-2019, đã đạt được một số kết quả đáng kể và bên cạnh những mặt đạt được cũng còn một số hạn chế mà những hạn chế đó chính là nguyên nhân cản trở trong việc mở rộng hoạt động TTQT. Cụ thể như sau:
2.5.1. Về kết quả đạt đƣợc
Thứ nhất, quy mô TTQT: mở rộng hoạt động TTQT được thể hiện qua doanh số thu giao dịch TTQT và số lượng khách hàng tăng qua các năm, chứng tỏ khách hàng càng tin tưởng hơn vào dịch vụ TTQT của BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo. Doanh số TTQT trong giai đoạn 2017-2019, tăng mạnh ở năm 2018 đạt tỷ lệ 19.3% tương ứng với tăng 7.592 ngàn USD so với cùng kỳ. Tuy
nhiên, năm 2019 có sự sụt giảm một khoản với tỷ lệ 9% tương ứng với 4.921 ngàn USD.
Để có được thành công trên, BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo luôn quan tâm đến hoạt động TTQT và đã mở rộng, đa dạng các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng về thanh toán hàng hóa XNK và nhu cầu tài chính quốc tế. Chi nhánh đã thu hút được số lượng khách hàng TTQT đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn vì mới sáp nhập cụ thể, năm 2018 số lượng khách hàng tăng 16% tương ứng với 743 khách hàng và năm 2019 giảm 4%, điều này là phù hợp với doanh thu.
Thứ hai, đa dạng sản phẩm TTQT: chi nhánh đa dạng hóa các loại hình dịch vụ dựa trên cơ sở ứng dụng các công nghệ hiện đại vào TTQT. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh truyền thống như việc mở và thông báo (L/C, phương thức tín dụng chứng từ (L/C), nhờ thu (D/P, D/A), chuyển tiền bằng điện (T/T) và cũng đã đáp ứng một số các nhu cầu phát sinh thêm của khách hàng bằng các dịch vụ khác liên quan đến kinh doanh ngoại hối, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng như hoạt động tín dụng phát triển. Mức hoàn thành dịch vụ TTQT hiện có trong thời gian qua với doanh thu đạt: 3.468.528.426 VNĐ và LNQT đạt 2.366.495.232 VNĐ, cho thấy sự nỗ lực của chi nhánh trong việc mở rộng hoạt động TTQT.
Thứ ba, tăng trưởng thu nhập từ phí dịch vụ TTQT: bằng việc xây dựng khung biểu phí áp dụng cho từng đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Hiện tại thu nhập chủ yếu của hoạt động TTQT là từ nguồn phí dịch vụ, đóng góp đáng kể vào lợi nhuận hằng năm của chi nhánh và điều này đã phản ánh niềm tin của khách hàng đối với BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo. Đây chính là tiền đề để chi nhánh tiếp tục mở rộng đầu tư, phát triển các sản phẩm dịch vụ nhằm duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận hằng năm của chi nhánh.
Thứ tư, chất lượng dịch vụ TTQT: chi nhánh không ngừng nâng cao trình độ cán bộ nhân viên về nghiệp vụ, công nghệ thông tin trong thanh toán của hệ thống và kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa rủi ro, xử lý các bộ chứng từ thanh toán XNK phức tạp. Tư vấn khách hàng về lựa chọn những phương thức thanh toán phù hợp, hiệu quả và an toàn, biểu phí dịch vụ được xây dựng phù hợp Qua đó, chi nhánh đã có được sự tin tưởng nơi khách hàng và ngày càng thu hút được khách hàng trung thành thực hiện giao dịch TTQT.
Thứ năm, kiểm soát rủi ro trong hoạt động TTQT: việc đánh giá thẩm định các phương án kinh doanh hay năng lực tài chính của khách hàng được các cán bộ chuyên viên TTQT thực hiện đúng quy định, vì hiệu quả của nghiệp vụ thanh toán, nếu xử lí chứng từ nhanh và ít sai sót thì khách hàng XNK sẽ nhanh chóng thu được tiền hàng và chịu ít rủi ro hơn. Để đảm bảo an toàn khi thanh toán ứng với từng phương thức BIDV đã ban hành các quy trình hướng dẫn tác nghiệp thống nhất trong toàn hệ thống là: quy trình thanh toán chuyển tiền bằng điện, quy trình thanh toán XNK theo hình thức tín dụng chứng từ và nhờ thu chứng từ lưu hành nội bộ. Theo đó mọi hoạt động TTQT của chi nhánh đều được thực hiện thông qua một đầu mối duy nhất là trung tâm thanh toán trực thuộc hội sở chính BIDV thông qua hệ thống mạng SWIFT và các hệ thống khác theo một chương trình phần mềm thống nhất. Chính vì vậy trong giai đoạn gần đây chi nhánh có rất ít rủi ro trong TTQT.
Thứ sáu, uy tín thương hiệu: thừa hưởng uy tín thương hiệu của BIDV trên trường quốc tế và chi nhánh cũng tạo được hình ảnh tốt trong lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ, kỹ thuật xử lý nghiệp vụ và khả năng thanh toán đã thu hút được một số khách hàng truyền thống trung thành.
Thứ bảy, trình độ cán bộ nhân viên: cán bộ nhân viên có trình độ phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng qua từng năm, đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ hóa năng động nhiệt huyết với ngành.
Thứ tám, về công nghệ: chi nhánh đã áp dụng các công nghệ mới về viễn thông, công nghệ thông tin. BIDV Việt Nam có mức độ bảo mật cao, rút ngằn thời gian thực hiện, nâng cao năng suất. BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo được tham gia hệ thống mạng SWIFT phiên bản hiện đại được cập nhật thường xuyên. BIDV cũng xây dựng chương trình Home banking, Direct banking, Mobi banking nhằm cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng như tra cứu thông tin tài khoản, gửi lệnh thanh toán, lệnh phát hành tín dụng bằng hệ thống điện tử. Thứ chín, hệ thống mạng lưới hoạt dộng TTQT: thừa hưởng uy tín mạng lưới trong nước và trên trường quốc tế của BIDV, BIDV là một trong những ngân hàng được các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế, nằm trong nhóm các ngân hàng có bậc xếp hạng tín nhiệm cao nhất Việt Nam và cũng là ngân hàng có quan hệ với nhiều ngân hàng trong nước và ngoài nước nên việc mở rộng quan hệ đại lý giao dịch TTQT của chi nhánh trong thời gian qua gặp nhiều thuận lợi.
2.5.2. Về mặt hạn chế
- Doanh thu dịch vụ chưa cao so với tiềm năng trên địa bàn tỉnh Vũng Tàu. Doanh số TTQT tăng trưởng vẫn chiếm tỷ lệ chưa cao trong tổng doanh thu của ngân hàng qua các năm, tỷ trọng thu phí hoạt động TTQT trong tổng thu nhập còn thấp và đã giảm ở năm 2019. Quy mô TTQT còn hạn chế biểu hiện qua việc doanh thu chủ yếu của chi nhánh còn phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo có tiềm lực phát triển mạnh, tuy nhiên thị phần TTQT của chi nhánh vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Đây chính là động lực thúc đẩy chi nhánh mở rộng hoạt động TTQT.
- Số lượng khách hàng vẫn không tăng chủ yếu là những khách hàng truyền thống của ngân hàng. Chưa khai thác hết nhu cầu của khách hàng là địa bàn có nổi bật về ngành dầu khí, các doanh nghiệp ngành dầu khí, doanh nghiệp XNK hải sản và điển hình là du lịch nhu cầu TTQT của các cá nhân, tổ chức và
doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên do công tác tiếp thị chưa được quan tâm đúng mức nên số lượng khách hàng lớn hoạt động thường xuyên, ổn định tại BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo trong lĩnh vực TTQT chưa nhiều.
- Sản phẩm dịch vụ TTQT của chi nhánh chưa phong phú đa dạng, chưa tạo được nét đặc trưng riêng, đa số thanh toán cho các L/C: trả ngay, trả chậm, không hủy ngang xác nhận/không xác nhận, hoàn trả/ không hoàn trả, L/C chuyển nhượng, L/C giáp lưng. Thêm vào đó, sản phẩm hỗ trợ tín dụng XNK cũng chưa được đa dạng hóa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của chi nhánh với các NHTM khác.
- Chất lượng dịch vụ TTQT, sảnphẩm TTQT của chi nhánh vẫn còn là nghiệp vụ phụ trợ, chưa được đầu tư đúng mức, kỹ thuật xử lý nghiệp vụ của chi nhánh còn hạn chế chưa thật sự thu hút được khách hàng.
- Phí dịch vụ vẫn còn ở mức cao so với biểu phí TTQT của các ngân hàng khác dẫn đến khả năng canh tranh thấp.
- Kiểm soát rủi ro, chưa thành lập ban kiểm tra nội bộ để kiểm soát các sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Chưa cập nhật, bổ sung những thiếu sót để hoàn thiện quy trình của từng phương thức thanh toán. Các sản phẩm tài chính phát sinh phòng tránh rủi ro trong hối đoái chưa đáp ứng yêu cầu.
- Đội ngũ nguồn nhân lực của chi nhánh trẻ hóa, nhiệt tình, nhưng về nghiệp vụ và cung cách phục vụ khách hàng vẫn chưa được chuyên nghiệp.
- Về công nghệ: chi nhánh đã áp dụng công nghệ viễn thông mới, công nghệ thông tin nhưng vẫn chưa đảm bảo tính hiệu quả và tiện ích trong TTQT, chưa tạo ra mạng liên kết giữa chi nhánh với các doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn.
- Về mạng lưới hoạt dộng: ngoài việc thừa hưởng uy tín mạng lưới trong nước và trên trường quốc tế của BIDV, việc xúc tiến thiết lập thêm các ngân hàng đại lý còn hạn chế và chưa đánh giá chi nhánh.
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Trong giai đoạn 2017-2019 tình hình kinh tế trong nước và thế giới có những biến động và gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở thời điểm cuối năm 2019 cho đến nay, dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, dẫn đến tình hình kinh tế bị trì trệ, ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hậu quả của là kết quả hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực không khả quan có chiều hướng suy giảm.
- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, hiện nay hội nhập sâu rộng các ngân hàng đang chạy đua với việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Điểm nổi trội của ngân hàng nước ngoài là nguồn vốn lớn, nguồn ngoại tệ dồi dào, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm, chính sách chiến lược thu hút khách hàng tốt. Vì vậy, một số khách hàng của chi nhánh bị thu hút bởi các ngân hàng khác, số khách hàng giao dịch của chi nhánh cũng có xu hướng giảm và làm cho doanh số TTQT trong giai đoạn 2017-2019 giảm theo.
- Môi trường pháp lý chi phối các hoạt động thanh toán trong các ngân hàng chưa được hoàn thiện, thiếu sự đồng bộ: Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa việc đổi mới các chính sách phát triển kinh tế. Trong lĩnh vực hoạt động TTQT Nhà nước lại chưa có những văn bản pháp lý quy định cụ thể. Mặc dù đã ban hành luật ngân hàng nhưng những văn bản thông tư dẫn việc áp dụng luật ngân hàng vào thực tế mất nhiều thời gian. Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán và TTQT bất cập. Các văn bản pháp lý quy định ban hành chồng chéo, tính pháp lý chưa cao nhiều qui định thiếu tính tổng quát. Không đủ linh hoạt để thích nghi với tính đa dạng của các giao dịch thực tế. Đối với tín dụng chứng từ các quốc gia đều có những luật hoặc các văn bản dưới luật qui định trên cơ sở thông lệ quốc tế có tính đến tính đặc thù của sự phát triển kinh tế, tập quán của
nước họ. Nước ta hiện vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn giao dịch thanh toán XNK để các NHTM áp dụng.
- Chính sách thương mại, bên cạnh tình trạng các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT mới được thông qua và đang trong giai đoạn hướng dẫn thi hành thì tình trạng các chính sách thương mại chưa ổn định cũng gây khó khăn cho cả các doanh nghiệp XNK và các ngân hàng. Việc thay đổi danh mục các mặt hàng được phép XNK và biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng của Chính phủ và các bộ ngành liên quan là nguyên nhân dẫn đến nhiều hạn chế cho hoạt động TTQT.
- Tỷ giá hối đoái không ổn định, thị trường ngoại hối chưa phát triển gây ra những cơn sốt về ngoại tệ, khan hiếm nguồn ngoại tệ phục vụ cho hoạt động TTQT. Ở nước ta hiện nay chưa có một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh mà mới ở dạng sơ khai là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Do chưa phản ánh được toàn bộ cung cầu ngoại tệ của đất nước nên bản thân liều lượng dự trữ bỏ ra để can thiệp hết sức hạn hẹp của NHNN để kiểm soát dao động của tỷ giá cũng chỉ có tác dụng trong phạm vi hạn hẹp. Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng diễn ra theo một chiều khi ngoại tệ thừa thì ngân hàng chào bán và khi khan hiếm ngân hàng chào mua. Vì vậy, có thời điểm biến động tỷ giá hoặc những thời điểm tập trung nhiều nghĩa vụ thanh toán với nước ngoài, nguồn ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng cung cấp cho hoạt động TTQT hạn chế.
- Về khách hàng, khách hàng XNK có trình độ và kinh nghiệm thấp, nên khi tham gia vào hoạt động TTQT sẽ là những khó khăn trở ngại cho ngân hàng, ngoài những khách hàng có trình độ kinh nghiệm thì số khách hàng XNK có ít kinh nghiệm vẫn còn rất nhiều. Đồng thời những khách hàng tham gia vào thị trường này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng đa phần các nhà quản trị chưa qua các khóa đào tạo về nghiệp vụ.
2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Về năng lực tài chính, năng lực tài chính của chi nhánh yếu, các hoạt động của chi nhánh phụ thuộc vào nguồn vốn huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, phát hành giấy tờ có giá, vốn vay,… Tổng tài sản và nguồn vốn tự có phụ thuộc vào Hội sở BIDV vì chi nhánh không phải là đơn vị hạch toán độc lập. Khả năng gia tăng nguồn vốn, chủ động vốn đầu tư gặp nhiều khó khăn, trong khi vốn là yếu tố quyết định để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro, giúp chi nhánh có điều kiện thu hút thêm vốn, phát triển nhân lực, đầu tư công nghệ, mở rộng mạng lưới, tăng cường cơ sở vật chất, tiếp thu kinh nghiệm quản trị theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
- Sản phẩm đa dạng, chưa có sự bứt phá đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới. Sản phẩm thanh toán chưa tạo được nét đặc trưng, chưa phát triển sản phẩm nghiệp vụ phát sinh tài trợ thương mại thu hút nguồn kiều hối trên cơ sở phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động, các công ty dịch vụ kiều hối, các ngân hàng đại lý nước ngoài, chưa tạo được tính cạnh tranh cao so với các ngân hàng khác và điều này xuất phát từ năng lực tài chính hạn chế.
- Về nguồn nhân lực, còn nhiều hạn chế so với yêu cầu hội nhập quốc tế: Thách thức lớn của chi nhánh không chỉ là vốn, công nghệ, mà chính là nguồn nhân lực. Kiến thức của cán bộ nhân viên TTQT về luật quốc tế hiện tại còn hạn chế, công tác đào tạo và đào tạo nâng cao chưa được quan tâm đúng mức, chính sách đãi ngộ chưa thu hút được nhân tài. Đây chính là các tác nhân chính gây ra rủi ro trong các phương thức TTQT.
- Hoạt động tiếp thị sản phẩm, còn hạn chế chưa có chính sách cụ thể và trong thời gian qua số lượng khách hàng giao dịch TTQT tại chi nhánh còn thấp so với tiềm năng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bên cạnh đó, hạn chế về chính sách ưu đãi giảm phí, đòi tiền nhanh và các chính sách khác để thu hút khách hàng XNK. Chính vì thế, khi tiếp thị sản phẩm gặp khó khăn trong việc