NHTM là một tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, do đó, ngân hàng phải luôn quan tâm đến việc phát triển hoạt động kinh doanh của mình đặc biệt là trong môi trƣờng cạnh tranh. Nhƣ đã phân tích, là trung gian tài chính, ngân hàng muốn phát triển hoạt động cần phải có nguồn vốn lớn đến từ hoạt động huy động vốn, do đó phát triển hoạt động huy động vốn cần có sự quan tâm nghiên cứu đúng mức. Khái niệm phát triển đƣợc sử dụng khá nhiều trong các nghiên cứu về cho vay, cấp tín dụng nhƣ nghiên cứu của Vũ Văn Thực (2014), Võ Đức Toàn (2013), Nguyễn Thị Gấm (2012) nhƣng chƣa có nghiên cứu nào nghiên cứu về phát triển huy động vốn của NHTM.
Dựa trên định nghĩa của từ phát triển trong từ điển Tiếng Việt (1994), đƣợc trích dẫn từ nghiên cứu của Vũ Văn Thực (2014), “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”. Bản chất khái niệm phát triển cho thấy sự vận động, biến đổi của một đối tƣợng theo hƣớng tốt hơn từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong đó, việc thay đổi từ ít đến nhiều phản ánh quy mô của đối tƣợng; từ thấp đến cao và từ đơn giản đến phức tạp đang phản ánh các yếu tố bên trong hay là chất lƣợng của đối tƣợng nghiên cứu. Điều này cho thấy nghiên cứu sự phát triển của một đối tƣợng là nghiên cứu sự biến đổi về quy mô và chất lƣợng của đối tƣợng đó.
Kết hợp giữa khái niệm phát triển và hoạt động huy động vốn của NHTM, có thể hiểu phát triển hoạt động huy động vốn là việc ngân hàng sử dụng các biện pháp khác nhau để gia tăng quy mô và chất lƣợng nguồn vốn huy động. Nói cách khác, phát triển hoạt động huy động vốn đƣợc phản ánh thông qua phát triển chiều rộng - quy mô nguồn vốn huy động và phát triển theo chiều sâu – chất lƣợng nguồn vốn huy động.
1.2.2 Nội dung phát triển hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
Phát triển hoạt động huy động vốn của NHTM theo khái niệm bao gồm 2 nội dung gồm phát triển về chiều rộng và phát triển về chiều sâu. Cụ thể:
Phát triển hoạt động huy động vốn về chiều rộng hay sự gia tăng quy mô hoạt động phản ánh thông qua việc số lƣợng khách hàng gửi tiền tại ngân hàng, khoản mục tiền gửi khách hàng và các khoản mục nhƣ vay từ các tổ chức tín dụng, vay từ ngân hàng trung ƣơng tăng lên.
Để phát triển hoạt động huy động phát triển, các NHTM không những chỉ quan tâm đến quy mô mà còn phải quan tâm đến phát triển về chiều sâu, hay là chất lƣợng của vốn huy động. Chất lƣợng hoạt động huy động vốn đƣợc phản ánh thông qua: (1) cơ cấu nguồn vốn huy động, đảm bảo cho việc tăng trƣởng tín dụng; (2) chi phí huy động vốn hợp lý, tạo ra chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào nhằm đảm bảo khả năng sinh lời cho ngân hàng; (3) chất lƣợng hoạt động huy động phản ánh qua mức độ hài lòng của khách hàng.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
Để đánh giá sự phát triển của hoạt động huy động vốn, cần có các chỉ tiêu định lƣợng đo lƣờng mức độ phát triển theo chiều rộng và theo chiều sâu của hoạt động huy động vốn. Trong đó:
1.2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh phát triển theo chiều rộng
- Tốc độ tăng trƣởng tiền gửi khách hàng qua các năm: Chỉ tiêu này đƣợc xác định bằng cách lấy chênh lệch tiền gửi của khách hàng năm sau và năm trƣớc chia cho tiền gửi của khách hàng năm trƣớc. Tốc độ tăng trƣởng tiền gửi của khách hàng tăng dần qua các năm cho thấy quy mô hoạt động huy động vốn tăng trƣởng dần theo thời gian. Nếu so sánh chỉ tiêu này so với đối thủ cạnh tranh có thể thấy đƣợc vị thế, uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng. Tốc độ tăng trƣởng khoản mục tiền gửi của khách hàng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh cho thấy quy mô hoạt động huy động vốn của ngân hàng đang phát triển tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Chỉ tiêu này đƣợc sử dụng phổ biến trong nghiên cứu của Trịnh Thế Cƣờng (2018), Nguyễn
Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh (2019), Nguyễn Hồng Yến và Vũ Thị Kim Thanh (2017).
- Mức tăng trƣởng thị phần huy động của ngân hàng: Chỉ tiêu này đƣợc xác định bằng cách lấy thị phần huy động của năm sau trừ cho thị phần huy động năm trƣớc. Mức chênh lệch càng cao càng cho thấy ngân hàng ngày càng chiếm lĩnh thị trƣờng. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự phát triển về quy mô của hoạt động huy động vốn tại ngân hàng.
1.2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh phát triển theo chiều sâu
- Cơ cấu nguồn vốn huy động: Có nhiều tiêu chí để đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động: (1) dựa trên hình thức huy động có thể xác định cơ cấu thành nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá nhằm đánh giá sự đa dạng trong hình thức huy động; (2) căn cứ vào thời gian có thể chia thành ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống), trung hạn (từ trên 12 tháng đến 60 tháng) và dài hạn (trên 60 tháng) nhằm đánh giá sự đa dạng theo cơ cấu nguồn vốn; (3) căn cứ vào đối tƣợng khách hàng có thể chia thành cá nhân và tổ chức nhằm đánh giá nhóm khách hàng mục tiêu; (4) căn cứ vào mục đích gửi tiền có thể chia thành tiền gửi giao dịch và tiền gửi phi giao dịch nhằm đánh giá sự ổn định của nguồn tiền gửi. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo nhiều tiêu chí khác nhau giúp đánh giá mức độ ổn định và tính phù hợp với hoạt động kinh doanh đầu ra. Trong đó, nghiên cứu của Trịnh Thế Cƣờng (2018) sử dụng đa dạng các tiêu chí để phân tích cơ cấu. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh (2019) tập trung vào cơ cấu theo kỳ hạn.
- Sự phù hợp của nguồn vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng: Các nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu tiền gửi khách hàng trên dƣ nợ cho vay phản ánh khả năng huy động vốn của ngân hàng có đủ đáp ứng cho hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng không. Đây là chỉ tiêu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh (2019). Với nguồn vốn huy động, trên thực tế, các ngân hàng không thể sử dụng hết nguồn vốn này để kinh doanh mà cần phải giữ lại một tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này là quá nhỏ cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng đó chƣa đủ đáp ứng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khả năng huy động vốn và chủ động về
vốn của ngân hàng chƣa thực sự tốt. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này quá cao thì lại phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động còn hạn chế.