• Tăng vốn tự có
Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính Phủ đã quy định mức vốn pháp định cho từng nhóm ngân hàng mà cao nhất chỉ là 5.000 tỷ cho nhóm Ngân hàng chính sách và Ngân hàng phát triển, 3.000 tỷ cho nhóm Ngân hàng thương mại Nhà nước và Ngân hàng đầu tư, còn lại là khoản 1.000 tỷ và thấp hơn mức đó. Và tiếp sau đó Nghị định số 10/2011/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 26/01/2011 về việc sửa đổi, bổ sung là tăng mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng tổi thiếu mức 3.000 tỷ.
Hiện nay mặc dù NHTM đã đạt được chuẩn yêu cầu về vốn của NHNN tuy nhiên nếu so sánh với các ngân hàng trong khu vực nước ngoài và trên thế giới thì vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam còn rất khiêm tốn ngay cả những NHTM có vốn chủ sở hữu lớn như BIDV, VCB, Vietinbank..
Vì thế các NHTM cần có những giải pháp cụ thể để tăng trưởng vốn hiệu quả và bền vững, tuân theo những chuẩn mức vốn của quốc tế. Cụ thể như sau:
- Xây dựng chiến lược tăng vốn có lộ trình và chiến lược kinh doanh sử dụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả để tránh áp lực cổ tức trả cho cổ đông do tăng vốn ồ ạt nhưng chưa có kế hoạch kinh doanh vốn hiệu quả.
- Lựa chon cổ đông chiến lược trong và ngoài nước để bán cổ phiếu trên cơ sở đôi bên cùng có lợi tận dụng những tiến bộ khoa học công nghệ quy trình và cách quản trị của nhau.
- Chuẩn bị tiềm lực tài chính vững mạnh để áp dụng những chuẩn mực mới theo quy định của Basel III. Cụ thể các NHTM cần có chiến lược thực hiện các nội dung đảm bảo an toàn vốn theo quy chuẩn của hiệp ước Basel III, hình thành tấm đệm chống lại những rủi ro chu kì kinh tế và rủi ro hệ thống của thị trường kinh tế.
• Nâng cao chất lượng tín dụng
Thông qua kết quả nghiên cứu ở chương 4, tác giả nhận thấy rằng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay có tác động ngược chiều đến hệ số an toàn vốn của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hai hệ số này càng cao thì hệ số CAR càng giảm đi. Vì thế để đảm bảo hệ số an toàn vốn thì các NHTM phải lựa chọn những khoản vay có chọn lọc, thẩm định chính xác khách hàng và phương án kinh doanh doanh sử dụng nguồn vốn đúng cách của ngân hàng, hạn chế những khoản vay có mức độ rủi ro càng cao như bất động sản vay tín chấp, tiêu dùng… quan tâm đến chất lượng khoản vay và khách hàng, theo dõi quá trình trả nợ của khách hàng và kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, không chạy theo doanh số cho vay. Tác giả đưa các biện pháp nâng cao chất lượng khoản vay của NHTM như sau:
- Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu: Các NHTM phải tiến hành phân loại nợ đầy đủ và trung thực theo các nhóm nợ, từ đó tiến hành trích lập dự phòng đầy đủ các khoản nợ xấu nợ quá hạn để bù đắp những tổn thất xảy ra khi không thu hồi lại được vốn.
- Tăng cường trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật. Việc bổ sung vốn dự phòng sẽ tạo điều kiện an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, cần tăng cường minh bạch hoá tình trạng nợ xấu, tránh tình trạng đánh giá không đúng giá trị thực của các khoản nợ xấu, tiến triển của quá trình xử lý nợ xấu tạo tâm lý ổn định cho nhà đầu tư, cổ đông.
- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ: hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với các khách hàng tổ chức và cá nhận, tăng cường kiểm tra giám sát nhằm ngăn ngừa và phát hiện ra những sai sót để xử lý kịp thời.
- Áp dụng phương pháp phân loại nợ có khả năng cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, các ngân hàng phải xây dựng hệ thống tín nhiệm nội bộ hỗ trợ cho việc phân loại nợ chính xác hơn, quản lý chất lượng tín dụng giúp nhận biết sớm hơn các khoản tín dụng có nguy cơ xảy ra rủi ro cao, từ đó có thể đưa ra những giải pháp để có thể hạn chế nợ xấu. Đối với các khoản nợ đã phát sinh nợ xấu cần phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước như cơ quan thi hành án, trung tâm đấu giá và phát mãi tài sản và các cơ quản bảo vệ luật pháp khác để đẩy nhanh tiến độ thay lý tài sản đảm bảo thu hồi vốn.
- Ngân hàng cần có những biện pháp bảo hiểm khoản vay và có chiến lược bảo hiểm những khoản vay lớn, có kế hoạch chuyển giai rủi ro khi phát sinh nợ quá hạn.
- Nâng cao vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đốc lập. Để kết quả thẩm định các NHTM có thêm cơ sở để ra quyết định cấp tính dụng, để đánh giá khách quan nhất và cập nhật thêm những thông tin cảnh báo về khách hàng, góp phần làm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. • Nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng
Các NHTMCP có thể tiến hành đẩy mạnh gia tăng lợi nhuận bằng các biện pháp như đẩy mạnh cho vay, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản có tác động làm tăng hệ số an toàn vốn. Vì thế ngân hàng TMCP nên gia tăng lợi nhuận bằng cách đa dạng hóa các hoạt động cho vay, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tạo ra lợi nhuận bằng các kênh bán hàng khác như kinh doanh chứng khoán, ngoại tệ, bảo hiểm.
• Tăng tài sản có tính thanh khoản
Qua kết quả nghiên cứu chương 4, tác giả nhận thấy rằng hệ số thanh khoản có tác động dương đến hệ số an toàn vốn. Vì thế một khi ngân hàng nẵm giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản cao bao gồm tiền mặt, vàng bạc, đá quý, tiền gửi tại NHNN, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác…thì hệ số an toàn vốn sẽ được cải thiện và duy trì ở một lượng phù hơp để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng ít chịu áp lực huy động vốn bên ngoài để duy trì tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN, do đó chi phí phải trả để huy động vốn từ các nguồn bên ngoài có thể sẽ thấp hơn những ngân hàng bị áp lực phai huy động vốn từ bên ngoài. Qua kết quả nghiên cứu trong chương 4 chỉ ra rằng hệ số tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản làm cho CAR giảm. Tuy nhiên hoạt động huy động vốn thông qua nhận tiền gửi là hoạt động nền tảng của NHTM giúp NHTM có nguồn vốn để kinh doanh và hoạt động. Vì thế song song với việc huy động vốn từ tiền gửi các NHTM cần phải có những biện pháp để sử dụng nguồn vốn đó sao cho hiệu quả và an toàn nhất. Các biện pháp như đa dạng hóa hoạt động tiền gửi, sử dụng chính sách lãi suất linh hoạt và hợp lý, phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng uy tín ngân hàng để có thể gia tăng lợi nhuận của ngân hàng.
5.2.2. Đối với Chính Phủ
Theo kết quả nghiên cứu ở các chương trên lạm phát là yếu tố vĩ mô tác động ngược chiều đến hệ số an toàn vốn của các NHTM vì thế kiềm chế lạm phát là một trong những mục tiêu quan trọng giúp ngân hàng đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời phải duy trì được tăng trưởng ở mức hợp lý nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Qua đó, giúp các ngân hàng có thể ổn định hoạt động, kiểm soát chặt chẽ chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận. Ngoài ra, NHNN phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng trên cơ sở công bằng và minh bạch.
5.2.3. Đối với Ngân hàng Nhà Nước
NHNN đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý có hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Để gia tăng mức độ đầu đủ vốn của các NHTM theo tiêu chuẩn quốc tế Basel theo đúng lộ trình, tác giả đưa ra những khuyến nghị trong thời gian tới:
- Thường xuyên thanh tra giám sát những ngân hàng thương mại không đủ vốn và đầy đủ tiêu chuẩn theo Basel, từng bước nâng các chỉ tiêu theo đúng tiến trình của hiệp ước Basel.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cho vay, cũng như quản lý nợ xấu có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì thế NHNN cần phải thường xuyên kiểm tra quá trình cho vay cũng như thu hồi nợ xấu của các NHTM.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Chương 5 đã đưa ra kết luận chung thông qua các thực nghiệm tính toán, về các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của các Ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2013-2019. Thông qua kết quả hồi quy GLS, tác giả chấp nhận 6 giả thuyết được nêu ra đó là các biến LOA, NPL, INF, DEP có tác động ngược chiều với CAR, riêng biến ROA, LIQ có tác động cùng chiều với CAR phù hợp với giả thuyết đặt ra ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Biến còn lại là SIZE có chiều tác động đến CAR nhưng lại không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Tuy nhiên mô hình vẫn còn khiếm khuyết chưa khắc phục được hiện tượng nội sinh. Dựa vào kết quả nghiên cứu ở chương 5 tác giả cũng đưa ra những gợi ý, khuyến nghị cho nhà quản trị tài chính của các NHTM trong việc hoạch định các kế hoạch, quản lý cũng như các chính sách để góp phần đảm bảo an toàn vốn ở mức phù hợp và hiệu quả. Thông qua đó, tác giả có đưa các đề xuất cho ngân hàng nhằm nâng cao hệ số an toàn vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam, để đáp ứng các tiêu chuẩn Basel trong thời gian tới.
Tuy nhiên luận văn cũng còn nhiều hạn chế trong quá trình nghiên cứu và tiếp cận số liệu. Thứ nhất, mẫu nghiên cứu đưa ra có NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2019, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam còn rất nhiều loại hình ngân hàng khác như ngân hàng nhà nước, nước ngoài. Tác giả mong muốn mở rộng phạm vi và thời gian nghiên cứu để kết quả thu được có thể khái quát cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thứ hai, vì giới hạn trong quá trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu tác giả chỉ tập trung vào những chỉ tiêu lý thuyết tiếp cận được phản ánh hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo giá trị sổ sách thông qua báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng còn những yếu tố khác mà tác giả chưa tiếp cận được, kết quả chưa khái quát được hết tất cả những yếu tố vi mô khác. Thứ ba, nghiên cứu chỉ mới đưa thêm vào biến vĩ mô lạm phát tát động đên hệ số an toàn vốn, thị trường kinh tế vĩ mô còn nhiều yếu tố khác như tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế, chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái... kết quả nghiên cứu chưa khái quát được hết tác động của toàn nền kinh tế đối với hệ số an toàn vốn của ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt
Dũng, P. T. (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2015.
Thanh, N. T. H. (2018). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chi, N. K. (2014). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Trung, T. N. Đ. (2012). An toàn vốn của các NHTM–thực trạng Việt Nam và giải pháp cho việc áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel II & III.
Tiến, P. P., & Ny, N. T. K. (2019). Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học
Cần Thơ, 78-84.
Anh, B. D. (2009). Hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nhà xuất bản Phương Đông Thành Phố Hồ Chí Minh.
Hoàng, T. H. (2011). Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản lao động xã hội, TP Hồ Chí Minh.
Thái, P. H. H. (2013). Các yếu tố quyết định đến hệ số an toàn vốn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 2006-2010. Tạp chí nghiên cứu kinh tế, 30-36.
Thủy, T. T. T. (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, Số 11 tháng 6/2015, 1-2.
Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của 15 NHTMCP từ năm 2013-2019 bao gồm các ngân hàng thương mại Việt Nam theo Phụ lục 01.
Báo cáo thương niên của Ngân hàng Nhà Nước từ năm 2013-2019 Ngân hàng Nhà nước 2010 – Luật các tổ chức tín dụng 2010.
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 1999. Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5 ngày
25/08/1999 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 2010. Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 2014. Thông tư 36/2014/TT- NHNN ngày
20/11/2014 quy định các giới hạn tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 2016. Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy đinh về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Danh Mục tài liệu tiếng Anh
Buuml, A., & Abdioğlu, H. (2011). Determinants of capital adequacy ratio in Turkish Banks: A panel data analysis. African Journal of Business
Management, 5(27), 11199-11209.
Kenneth, T. C. (2016). The Impact of Liquidity Risk and Credit Risk on the Capital Adequacy Ratios of USA Banks before and after the 2008 Financial
Crises (Master's thesis, Eastern Mediterranean University (EMU)-Doğu Akdeniz
Üniversitesi (DAÜ)).
Abusharba, M. T., Triyuwono, I., Ismail, M., & Rahman, A. F. (2013). Determinants of capital adequacy ratio (CAR) in Indonesian Islamic commercial banks. Global review of accounting and finance, 4(1), 159-170.
Dreca, N. (2014, October). Determinants of capital adequacy ratio in selected Bosnian banks. In dumlupinar üniversitesi sosyal bilimler dergisi dumlupinar university journal of social sciences xiv. ekonometri yöneylem araştirmasi ve istatistik sempozyumu özel sayisi/ekim 2014 special issue of xiv. international
symposium on econometrics, operations research and statistics/october 2014/(p. 149).
El-Ansary, O., & Hafez, H. (2015). Determinants of capital adequacy ratio: An empirical study on Egyptian banks. Corporate Ownership & Control, 13(1).
Yuanjuan, L., & Shishun, X. (2012). Effectiveness of China's Commercial Banks' Capital Adequacy Ratio Regulation A Case Study of The Listed Banks. Interdisciplinary Journal of Contemporary Research in Business, 4(1), 58- 68.
Bokhari, I. H., Ali, S. M., & Sultan, K. (2012). Determinants of capital adequacy ratio in banking sector: An empirical analysis from Pakistan.
Gropp, R., & Heider, F. (2010). The determinants of bank capital structure. Review of finance, 14(4), 587-622.
Asarkaya, Y., & Özcan, S. (2007). Determinants of capital structure in financial institutions: The case of Turkey. BDDK Bankacılık ve Finansal Piyasalar Dergisi, 1(1), 91-109.
Angbazo, L. (1997). Commercial bank net interest margins, default risk, interest-rate risk, and off-balance sheet banking. Journal of Banking & Finance, 21(1), 55-87.
Margaretha, F., & Setiyaningrum, D. (2011). Pengaruh Resiko, Kualitas Manajemen, Ukuran dan Likuiditas Bank terhadap Capital Adequacy Ratio Bank-