điện ở trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh.
2.1.1.Thực trạng học tập môn Kỹ thuật điện
Qua điều tra khảo sát và thực tiễn dạy học của bản thân cho thấy, chất lượng đại trà của SV còn yếu. Số SV tự mình tiếp thu và giải được các mạch điện không nhiều, hầu hết SV còn yếu các kĩ năng kiến tạo kiến thức. Đa số SV chưa biết phương pháp học, nên hiệu quả học tập môn Kỹ thuật điện là chưa cao. Kỹ năng ghi
36
chép và nhớ còn “ngự trị”, “lấn át” những kỹ năng khác như: Tự đọc, tự suy nghĩ, tìm tòi, tự tóm lược, ... Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc học tập
SV còn lười suy nghĩ, chưa tích cực tư duy hoạt động trí não tìm tòi phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, tiếp thu kiến thức một cách thụ động nên dễ quên, không vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào giải bài tập. SV chưa có thói quen tư duy tìm tòi, sáng tạo, khai thác các vấn đề mới từ những cái đã biết, đã học. Có khoảng 30% SV chú ý nghe giảng, suy nghĩ, tích cực phát biểu, xây dựng bài, 55% chủ yếu chỉ nghe giảng và ít khi phát biểu, 15% không chú ý nghe giảng.
Đa số SV (70%) cho rằng Kỹ thuật điện là môn cơ sở nên không hứng thú học tập.
Để khắc phục tình trạng trên đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, một trong những biện pháp cần được triển khai trong nhà trường là áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy môn kỹ thuật điện.
Việc áp dụng kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực hóa người học phát huy được vai trò chủ động, tích cực sáng tạo của sinh viên. Quá trình học không thụ động, không chỉ nghe giáo viên giảng và truyền đạt kiến thức, mà sinh viên phải học tích cực bằng hành động của chính mình.
2.1.2.Thực trạng giảng dạy môn kỹ thuật điện
Qua tìm hiểu thực tế việc giảng dạy môn Kỹ thuật điện, thông qua hình thức dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp, ... tôi có một số nhận xét như sau:
Một số giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc lựa chọn phương pháp dạy học. Tuy nhiên, cũng còn phổ biến tình trạng giáo viên chưa chú trọng khai thác và sử dụng những phương pháp dạy học tích cực nói chung và kĩ thuật dạy học nói riêng để lôi cuốn đông đảo sinh viên vào quá trình dạy học.
Hầu hết các giờ giảng của môn kỹ thuật điện vẫn tồn tại các nhược điểm như thuyết trình tràn lan, kiến thức được truyền thụ dưới dạng có sẵn, ít yếu tố tìm tòi phát hiện, giảng viên chỉ quan tâm tới việc truyền đạt đủ nội dung kiến thức trong giáo trình cho sinh viên.
37
Đối với việc áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy còn rất hạn chế, thường là sử dụng dạng phát phiếu học tập trả lời các câu hỏi được thực hiện đan xen giữa các hoạt động trong giờ học và với lượng nhỏ thời gian, chưa phát huy được tính tích cực, tự học cho sinh viên.
2.3. Về nội dụng chương trình, mục tiêu dạy học môn Kỹ thuật điện của Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Nội dung : Bao gồm 7 chương ( Phụ lục 1) Chương I: Khái niệm cơ bản về mạch điện Chương II: Dòng điện Sin
Chương III: Các phương pháp giải mạch điện Chương IV: Mạch điện ba pha
Chương V: Máy biến áp
Chương VI: Máy điện không đồng bộ Chương VII: Máy điện một chiều
Mục tiêu của học phần:
Sau khi hoàn tất môn sinh viên viên sẽ:
- Hiểu được nguyên lý của các mạch điện và các dạng máy điện. - Sử dụng các thiết bị điện.
- Ứng dụng các thiết bị điện vào trong thực tế