0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Một số biện pháp áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 47 -47 )

dụng của mạch, tạo cho các em niềm đam mê với môn học.

2.4.2. Một số biện pháp áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong việc dạy học môn kỹ thuật điện môn kỹ thuật điện

Biện pháp 1: Sử dụng một số kĩ thuật dạy học hợp tác để tăng cường tổ chức các hoạt động học tập nhằm gây hứng thú cho sinh viên.

39

Sự hợp tác và tương tác xã hội giữa các nhóm sinh viên động viên sinh viên hỗ trợ việc học của nhau. Trong môi trường hợp tác được thiết kế tốt, sinh viên có điều kiện để nói và trao đổi những ý tưởng với nhau, kiểm tra lại việc hiểu, trợ giúp nhau để tiếp tục giải quyết bài kỹ toán.

Học hợp tác là việc dùng các nhóm nhỏ sinh viên trong dạy học, sao cho các thành viên trong nhóm cùng nhau làm việc, học tập để đạt được các nội dung và các kỹ năng xã hội. Các em sinh viên cùng nhau làm việc hướng đến một mục đích chung. Sinh viên cần phải học cách để điều hành có hiệu quả môi trường học tập này. Mỗi thành viên của nhóm có trách nhiệm của cá nhân mình cũng như là một phần tử của nhóm.

b. Mục đích của biện pháp

Việc áp dụng các kĩ thuật mang tính hợp tác sẽ kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả học tập, tăng cường trách nhiệm cá nhân, tăng cường sự hợp tác giao tiếp, chia sẽ kinh nghiệm, giúp SV nhận ra được sức mạnh đoàn kết trong giải quyết các vấn đề.

Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học tự nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi sinh viên và của cả lớp chứ không phải chỉ dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của giảng viên. Học hợp tác tạo nên sự tương tác có ý thức giữa các sinh viên với nhau cũng như với giảng viên. Học hợp tác đã thực sự làm tăng tính hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung.

Một số kĩ thuật dạy học hợp tác như: KT giao nhiệm vụ, KT chia nhóm, KT hỏi chuyên gia, KT động não, KT nói cách khác, KT khăn trải bàn, KTcác mảnh ghép, sơ đồ KWL và sơ đồ tư duy…

40

c. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Bảng 2.1. Trình tự các hoạt động khi sử dụng KTDH mang tính hợp tác

Một số phần trong môn Kỹ thuật điện có thể sử dụng các KTDH mang tính hợp tác : Các thông số của mạch điện, các mạch thuần, máy biến áp (khái niêm, cấu tạo, nguyên lý), máy điện không đồng bộ( khái niệm, cấu tạo, nguyên lý)…

d. Những lưu ý khi thực hiện biện pháp

Trong các bước trên cần áp dụng linh hoạt, chẳng hạn ở giai đoạn đầu dạy học hợp tác có thể cần thực hiện công phu việc chia nhóm và hướng dẫn làm việc trong nhóm. Còn sau khi các nhóm đó được điều chỉnh và ổn định theo từng nội dung học tập thì sẽ rút ngắn việc tổ chức và hướng dẫn làm việc ở các nhóm. Khi trình bày kết quả, các nhóm có cùng kết quả giống nhau có thể gọi một nhóm đại diện trình bày, các nhóm còn lại bổ sung, làm rõ ý tưởng dẫn tới kết quả chung đó.

Nội dung

Hoạt động dạy học

Kĩ thuật dạy học

Hoạt động của giảng viên Hoạt động của sinh

viên Hoạt động 1: Làm việc chung cả lớp - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ. - Phân chia các nhóm. - Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm, trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm.

- Ổn định nhóm. - Xác định nhiệm vụ được giao. - Kĩ thuật giao nhiệm vụ - Kĩ thuật chia nhóm - Kĩ thuật động não Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - Quan sát - Hướng dẫn - Cá nhân làm việc độc lập.

- Trao đổi ý kiến, thảo luận nhóm. - Thống nhất các kết luận, trình bày các kết quả của nhóm. - Kĩ thuật các mảnh ghép - Kĩ thuật công đoạn - Kĩ thuật XYZ - Kĩ thuật hỏi chuyên gia Hoạt động 3: Thảo luận chung cả lớp.

- Bình luận, đánh giá kết quả của các nhóm.

- Tổng kết

- Các nhóm báo cáo kết quả.

- Thảo luận chung.

- Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”

- Kĩ thuật “Trình bày một phút”

41

Thông qua quá trình học tập hợp tác, SV được rèn luyện các kĩ năng làm việc độc lập trên tinh thần hợp tác để tự hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng của mình (KT động não). Việc thảo luận nhóm, trình bày các giải pháp trước tập thể-nhóm- lớp là cơ hội rèn luyện cách diễn đạt (KT nói cách khác), cách giao tiếp, ứng xử và thể hiện bản lĩnh cá nhân.

Tuy nhiên dạy học hợp tác nếu không có sự kiểm soát của giảng viên có thể dẫn tới một số SV ỷ lại, lười biếng, dồn việc cho một số cá nhân có năng lực. Dạy học hợp tác cũng bị hạn chế bởi không gian và thời gian của tiết học. Để tận dụng có hiệu quả dạy học hợp tác, giảng viên cần khéo léo trong việc chia nhóm, tinh tế khi giao nhiệm vụ và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của mỗi nhóm.

a. Ví dụ minh họa

Dạy bài “Các mạch thuần” [9]

Đây là tiết học chủ yếu là ôn lại kiến thức. Vì vậy, về phương pháp dạy bài này không nên thuyết trình, mà nên dùng phương pháp giải quyết vấn đề kết hợp với học hợp tác theo nhóm nhỏ. Giảng viên là người tổ chức hướng dẫn để sinh viên hoạt động tự tìm ra kết quả theo mục tiêu bài học.

Cụ thể trong ví dụ này chúng tôi sử dụng KT mảnh ghép, GV chia lớp thành những nhóm nhỏ gồm 5 SV. Các nhóm lần lượt nhận các phiếu HT từ 1 đến 3 cho đến hết để làm việc theo nhóm của mình. VD: Nhóm 1- Phiếu 1, nhóm 2 - Phiếu 2, nhóm 3 - Phiếu 3

- SV thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công.

- Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề về phiếu 1, 2, 3 và mỗi “ chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ. Khi hoàn thành các phiếu HT, sinh viên sẽ làm một bài kiểm tra các kiến thức đã học được ( KT trình bày 5 phút).

42

Phiếu học tập 1: Mạch xoay chiều thuần trở

a) Sơ đồ mạch điện b) Quan hệ dòng và áp

c) Đồ thị vectơ d) Định luận Om e) Công suất

Phiếu học tập 2: Mạch xoay chiều thuần cảm

a) Sơ đồ mạch điện b) Quan hệ dòng và áp

c) Đồ thị vectơ d) Định luận Om e) Công suất

Phiếu học tập 3: Mạch xoay chiều thuần dung

a) Sơ đồ mạch điện b) Quan hệ dòng và áp

c) Đồ thị vectơ d) Định luận Om e) Công suất

Phiếu kiểm tra: Đánh giá sự khác nhau cơ bản nhất của mạch thuần trở, thuần cảm và thuần dung?

Biện pháp 2: Sử dụng KT lược đồ tư duy nhằm giúp sinh viên hiểu và nhớ lâu hơn.

a. Cơ sở khoa học của biện pháp

Bản đồ Tư duy chính là công cụ tư duy, là phương pháp khai thác tối đa năng lực của não bộ, đặc biệt là năng lực sáng tạo, từ đó xóa bỏ dần lối học gạo, học vẹt.

b. Mục đích của biện pháp

Sử dụng Bản đồ Tư duy góp phần rèn luyện phương pháp học tập hiệu quả cho sinh viên.

Bản đồ Tư duy giúp sinh viên học tập tích cực, chủ động. Trong quá trình thành lập thành lập Bản đồ Tư duy, sinh viên phải độc lập suy nghĩ, rà soát kiến thức, liên tưởng, phân tích, khái quát hóa để phát hiện mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện tượng và phản ánh mối liên hệ đó lên bản đồ thông qua hệ thống ký tự, hình ảnh, màu sắc của cá nhân mà không chịu sự gò ép theo khuôn mẫu của giáo viên.

Phương pháp này còn phát huy tối đa tính sáng tạo và phản ánh đậm nét cá tính của sinh viên thông qua trí tưởng tượng, óc thẩm mỹ, năng khiếu hội họa cũng như góp phần cá thể hóa quá trình đào tạo.

43

Bản đồ Tư duy giúp sinh viên ghi chép và ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn. Bản đồ Tư duy với hình ảnh, màu sắc sinh động đã xóa đi sự nhàm chán, đơn điệu và buồn tẻ của phương pháp ghi bài truyền thống theo dòng kẻ như những hình chữ nhật làm đóng khung tư duy và sự sáng tạo của bạn.

Với những hiệu quả trên, phương pháp Bản đồ Tư duy đã và sẽ góp phần quan trọng trong việc Đổi mới phương pháp dạy học, hướng tới dạy học lấy sinh viên làm trung tâm và quá trình cá thể hóa người học. Đồng thời, Bản đồ Tư duy còn là phương pháp giúp sinh viên tăng cường khả năng tự học, nhằm thực hiện mục tiêu biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo và học tập suốt đời của con người.

c. Nội dung và cách tiến hành biện pháp KT Sơ đồ tư duy

Khi sử dụng kĩ thuật lược đồ tư duy, nên tổ chức theo các hoạt động sau:

Bảng 2.2. Trình tự các hoạt động khi sử dụng KTDH lược đồ tư duy

Nội dung

Hoạt động dạy học

Kĩ thuật dạy học Hoạt động của giảng

viên

Hoạt động của sinh viên

Hoạt động 1

- Nêu vấn đề

- Xác định nhiệm vụ

- SV lập lược đồ tư duy theo cá nhân hoặc theo nhóm. - Kĩ thuật giao nhiệm vụ - Kĩ thuật “lược đồ tư duy” Hoạt động 2 - Lắng nghe. - Đặt câu hỏi

- SV hoặc đại diện của nhóm SV lên trình bày về lược đồ tư duy mà mình hoặc nhóm mình đã thiết lập. - Kĩ thuật “Trình bày một phút” - Kĩ thuật “Hỏi và trả lời” Hoạt động 3 - GV sẽ là người tư vấn giúp SV hoàn chỉnh lược đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.

- Thảo luận bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện lược đồ tư duy về kiến thức của bài học . - Kĩ thuật thông tin phản hồi trong quá trình dạy học Hoạt động 4 - Củng cố kiến thức bằng một lược đồ tư duy hoàn thiện.

- Yêu cầu SV trình bày lược đồ tư duy đã hoàn thiện.

- Đại diện SV thuyết trình.

- Kĩ thuật “Trình bày một phút”

44

Một số phần trong môn Kỹ thuật điện có thể sử dụng kĩ thuật lược đồ tư duy: Mạch xoay chiều RLC nối tiếp, mạch xoay chiều RLC song song, công suất mạch xoay chiều, công suất mạch ba pha…

d. Những lưu ý khi thực hiện biện pháp

- BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm SV có chung một kiểu BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho SV về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần).

- Sử dụng BĐTD sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, tìm tòi xây dựng kiến thức mới. Nhờ sự liên kết các nét vẽ cùng với màu sắc thích hợp và cách diễn đạt riêng của mỗi người, BĐTD giúp bộ não liên tưởng, liên kết các kiến thức đã học trong sách vở, đã biết trong cuộc sống. để phát triển, mở rộng ý tưởng. Sau khi SV tự thiết lập BĐTD kết hợp việc thảo luận nhóm dưới sự gợi ý, dẫn dắt của GV dẫn đến kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.

e. Ví dụ minh họa

Khi học bài mạch RLC nối tiếp, cho SV thảo luận nhóm nhỏ với nhiệm vụ tổng hợp kiến thức về mạch RLC nối tiếp. [9]

45

Hình 2.2. Biểu đồ tư duy - Kết quả sinh viên 2

Biện pháp 3: Sử dụng hình thức dạy học phân hóa, lựa chọn một số kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với nội dung học tập và đối tượng .

a. Cơ sở khoa học của biện pháp

Trong các phương pháp giảng dạy kỹ thuật điện thì PPDH phân hóa (hay dạy học bám sát đối tượng) là một phương pháp khá hiệu quả. Trong giờ học kỹ thuật điện ở trường đại học, việc bảo đảm thực hiện tốt các mục đích dạy học đối với tất cả các đối tượng SV, khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của cá nhân là yêu cầu vô cùng quan trọng mà dạy học phân hóa đã đạt được.

- Dạy học phân hóa phát huy tốt khả năng cá thể hóa hoạt động của người học, đưa người học trở thành chủ thể của quá trình nhận thức, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo phù hợp với năng lực nhận thức của bản thân. Bên cạnh đó người GV có cơ hội hiểu và nắm được mức độ nhận thức của từng cá thể người học

46

để đề ra những biện pháp tác động, uốn nắn kịp thời và có đánh giá một cách chính xác, khách quan.

- Dạy học phân hóa gây được hứng thú học tập cho mọi đối tượng SV, xóa bỏ mặc cảm tự ti của đối tượng SV có nhịp độ nhận thức thấp cùng tham gia tìm hiểu nội dung, yêu cầu của bài. Kích thích, gây hứng thú học tập cho các đối tượng SV khá giỏi phát huy hết khả năng, trí tuệ của mình. Không gây cảm giác nhàm chán cho SV khá giỏi.

- Dạy học phân hóa trong giờ dạy kỹ thuật điện dễ dàng thực hiện, không gây khó khăn, trở ngại cho GV trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành giảng dạy. Không nhất thiết đòi hỏi cần có các phương tiện thiết bị hiện đại kèm theo, phù hợp với thực trạng điều kiện vật chất còn thiếu thốn ở nước ta hiện nay.

- Dạy học hợp tác nhóm xóa bỏ mặc cảm, khoảng cách giữa SVYK với SV khá giỏi, đưa các em sát lại gần nhau hơn. Tạo điều kiện cho đối tượng SVYK học hỏi, thảo luận với SV khá giỏi. Các em có cơ hội giúp đỡ nhau cùng phát triển, tiếp thu một cách nhanh chóng tri thức của nhân loại.

b. Mục đích của dạy học sát đối tượng

Trong bất cứ lĩnh vực cũng như ngành nghề nào cũng đều phải quan tâm đến đối tượng hoạt động của mình. Nghiên cứu khoa học cũng phải bám sát đối tượng nghiên cứu và đặc biệt trong dạy học - giáo dục, người giảng viên càng phải hiểu đối tượng của mình để tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục sao cho phù hợp và có hiệu quả. Không hiểu và không bám sát được sinh viên thì mọi công tác giảng dạy và giáo dục sẽ chỉ là những lý thuyết kinh điển xa rời thực tiễn, không tác động trực tiếp đến từng đối tượng cần được quan tâm.

Từ trước tới nay, lý luận dạy học đã từng chỉ ra rằng, nội dung quyết định phương pháp dạy học. Trên cơ sở nội dung bài học, giảng viên lựa chọn phương pháp. Điều đó hoàn toàn đúng, song thực tiễn lại cho thấy rằng, đối tượng SV mới là cơ sở quan trọng và quyết định tới phương pháp dạy học. Đối tượng SV như thế nào sẽ phải có phương pháp dạy học cho thích ứng. Từ Khổng Tử cách đây hàng

47

ngàn năm cho đến các nhà giáo dục lừng danh trên thế giới cũng đều bắt đầu từ đối tượng để dạy cho sát trình độ.

Vì vậy, trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, dạy học sát đối tượng trở thành yêu cầu bắt buộc mà mỗi GV trong các nhà trường phải thực hiện. Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương cũng như nhà

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 47 -47 )

×