2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá ngày nay, tiền thân là các trường: Trường Công nhân Kỹ thuật, Trường Cơ khí Nông cụ, Cơ điện Nông nghiệp, Trung cấp Công nghiệp, Trường Máy kéo, Trường Công nhân Kỹ thuật Cơ khí hợp thành. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, sau nhiều lần tách, nhập đáp ứng yêu cầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sự nghiệp phát triển công - nông nghiệp, năm 1997 trường đổi tên thành Trường Kỹ thuật Công nghiệp. Đến tháng 12/2006 trường được nâng cấp, thành lập Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá. Quá trình xây dựng, trưởng thành, vượt lên nhiều khó khăn, thời kỳ nào nhà trường cũng duy trì ổn định nhiệm vụ đào tạo, cung cấp cho xã hội hàng chục vạn công nhân lành nghề và hàng nghìn công nhân bán lành nghề, từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước.
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá được xây dựng trên diện tích 8,8 ha bao gồm 2 khu: khu vực đang sử dụng hoạt động 1,8 ha, khu vực mở rộng đang xây dựng 7 ha bằng vốn vay của ngân hàng ADB 4,2 triệu USD và vốn ngân sách của tỉnh 75 tỷ VND.
- Tổng số cán bộ viên chức hiện có 200. Trong đó 174 giáo viên, trình độ trên đại học 64 người, đại học 132 người, trung cấp và CNKT bậc cao 04 người; cơ cấu bộ máy: Ban giám hiệu gồm Hiệu trưởng và 02 phó Hiệu trưởng, 05 phòng chức năng: Khoa học & Hợp tác quốc tế, Đào tạo, Công tác HSSV, Tài chính-Kế hoạch, Tổ chức-Hành chính; 09 khoa chuyên môn: Công nghệ thông tin, Điện, Điện tử, Cơ khí, Công nghệ ô tô, Lý thuyết Cơ sở, Khoa học cơ bản, Sư phạm dạy nghề; May và Thiết kế thời trang và Trung tâm Tư vấn lao động.
35
2.1.2 Thực trạng về Giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất của nhà trường
2.1.2.1. Thực trạng về đội ngũ cán bộ, giáo viên
Bảng 2.1: Thống kê số lượng giáo viên tại các Khoa
Stt Khoa Số lượng
GV Stt Khoa
Số lượng GV
1 Công nghệ ô tô 17 6 May và TK thời trang 6 2 Điện tử - Điện lạnh 16 7 Cơ khí 18
3 Điện 22 8 Kinh tế 7
4 Công nghệ thông tin 8 9 Khoa học cơ bản 17 5 Khoa Sư phạm dạy
nghể
7
Tổng 118
(Nguồn số liệu phòng Công tác HS-SV Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa năm 2015)
a, Thực trạng (Tính đến 12/2015)
- Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 200 người; - Trong đó:
- Giáo viên giảng dạy: 175; cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ: 25; - Kỹ sư, cử nhân: 131; Thạc sỹ: 64; Công nhân bậc cao: 5;
- Số giáo viên, cán bộ quản lý có chứng chỉ quốc gia A, B, C trở lên về ngoại ngữ đạt 92% và tin học đạt 80%.
- Số cán bộ giáo viên có trình độ sau đại học đạt: 32%. - Tỷ lệ giáo viên /học sinh, sinh viên học sinh là 24:1.
36
b, Đánh giá về Đánh giá về thực trạng đội ngũ
+ Tích cực:
- Ban Giám Hiệu, cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc có năng lực, thể hiện tính sáng tạo, gương mẫu. Đội ngũ giáo viên có trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác;
- Đội ngũ cán bộ giáo viên đã chú trọng cập nhật các phương pháp giảng dạy mới qua các hội thảo chuyên đề do trường tổ chức, qua tập huấn các giáo viên được cử tham gia lớp đào tạo giáo viên hạt nhân về phổ biến lại cho đồng nghiệp;
- Nhà trường khuyến khích và tạo điều kiện cho số cán bộ giáo viên trẻ đi học sau đại học theo các chuyên ngành phục vụ cho các mục tiêu đào tạo của trường;
+ Hạn chế:
- Một số cán bộ giáo viên lớn tuổi ngại thay đổi, chưa tích cực theo học các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để nâng cao chất lượng đội ngũ.
- Cán bộ quản lý phần lớn là giáo viên kiêm nhiệm, chưa được đào tạo cơ bản về khoa học quản lý. Số lượng giáo viên chưa đủ đáp ứng quy mô đào tạo, so với quy định về tỷ lệ học sinh, sinh viên/ giáo viên của Bộ Lao động Thương binh và xã hội;
2.1.2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất
a, Thực trạng
- Tổng diện tích xây dựng: 5.713m2; Trong đó: + Diện tích phòng học: 2.129 m2
+ Diện tích thư viện: 330 m2
+ Diện tích xưởng thực hành: 1.782 m2
37
+ Diện tích nhà ở học sinh, sinh viên: 504 m2 + Sân thể thao: 760 m2
- Số lượng xưởng thực hành : 30 - Thư viện:
+ Tổng số đầu sách có trong thư viện: 1.335 đầu sách; + Tổng số lượng sách (không kể giáo trình): 5.676 bản;
+ 1.255 chương trình, giáo trình, sách và các tài liệu trong thư viện điện tử; + Số loại sách báo, tạp chí đặt mua hàng năm: 5 loại;
b, Đánh giá về thực trạng cơ sở vật chất của Trường
+ Tích cực: Trong những năm gần đây, cơ sở vật chất của Trường đã được đầu tư đáng kể, cơ bản đã được kiên cố hoá, đặc biệt là hệ thống giảng đường, nhà xưởng, nhà làm việc và ký túc xá.
+ Hạn chế: Hệ thống phòng học, xưởng thực hành cần được hiện đại hoá, nhiều trang thiết bị dùng cho việc thực hành, thực tập đã lạc hậu. Hệ thống phòng học chưa phù hợp đáp ứng đầy đủ nhu cầu đào tạo. Thư viện của Trường chưa tương xứng và chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học của cán bộ giáo viên và học sinh sinh viên. Kinh phí đầu tư đổi mới trang thiết bị hàng năm còn hạn chế.
2.1.2.3 Thực trạng về học sinh - sinh viên
Bảng 2.2: Thống kê số lượng học sinh tại các Khoa theo các năm học
Stt Khoa
Số lượng HS các năm học
2012-2013 2013-2014 2014-2015
1. Công nghệ ô tô 399 372 310 2. Điện tử - Điện lạnh 80 216 379
38
3. Điện 667 421 395
4. Công nghệ thông tin 76 72 65 5. May và TK thời trang 32 52 46
6. Cơ khí 269 305 204
7. Kinh tế 176 72 57
8. Khoa học cơ bản 522 499 412
Tổng 2221 2009 1868
(Nguồn số liệu phòng Công tác HS-SV Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa năm 2015)
a, Thực trạng
Qua số liệu trên có thể nhận thấy, trong lĩnh vực Dạy nghề, các nghề Điện – Điện Tử, Công nghệ ô tô là nghề thu hút đông người học và số lượng sinh viên nhiều nhất trường, đặc biệt đối tượng tốt nghiệp THCS vừa học văn hóa vừa học nghề. Số lượng HSSV theo học các ngành này luôn chiếm tỷ lệ cao. Trong hai năm lại đây nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí được người học lựa chọn tăng một cách đột biến. Riêng nghề Kế toán có sự giảm rõ rệt và còn có sự giảm xuống trong những năm tiếp theo, hai nghề Cơ khí và Công nghệ thông tin không có nhiều thay đổi trong các năm.
Xuất phát từ yêu cầu về chất lượng của người học, đối tượng học sinh, sinh viên chủ yếu là con em nông thôn, con em vùng sâu, vùng xa của các huyện, thị trong tỉnh Thanh Hóa. Một bộ phận học sinh, sinh viên là đối tượng hộ nghèo, con thương binh, bệnh binh…nên học sinh, sinh viên của Trường chăm chỉ, chịu khó, ít bị ảnh hưởng tệ nạn xã hội.
Công tác quản lý sinh hoạt nội, ngoại trú có nền nếp, có phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Trường có hệ thống nhà ký túc xá khá khang
39
trang, sạch sẽ, song vẫn chưa đáp ứng chỗ ăn, nghỉ, học tập cho học sinh theo yêu cầu của người học.
b, Đánh giá về thực trạng Công tác học sinh - sinh viên
* Tích cực: Nền nếp, tác phong SV có bước chuyển tốt, kỷ cương học đường được giữ vững. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong HSSV nhân các ngày lễ lớn được tổ chức thường xuyên. Chế độ chính sách cho HSSV được thực hiện đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Công tác hỗ trợ HSSV vay vốn để học tập; Quỹ học bổng của nhà trường thu hút sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan, doanh nghiệp giúp nhiều HSSV vượt khó vươn lên học tốt.
Chất lượng đào tạo ngày càng tăng
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên khá - giỏi hàng năm: 25 - 30% - Tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp: 98%
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp khá - giỏi: 70%
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường có việc làm đúng ngành, nghề: 85%.
* Hạn chế: Hiện nay, chỗ ở cho học sinh, sinh viên nội trú còn thiếu nhiều (Hiện nay ký túc xá phục vụ được 25 - 30% số học sinh, sinh viên có nhu cầu ở). Hơn nữa, điều kiện cơ sở vật chất của khu ký túc xá, nơi tập luyện thể chất, vui chơi của học sinh, sinh viên … chưa đáp ứng được yêu cầu về diện tích, hệ thống ánh sáng, quạt, trang thiết bị....
2.1.3. Đánh giá chung 2.1.3.1. Thuận lợi 2.1.3.1. Thuận lợi
- Đội ngũ giảng viên, giáo viên được đào tạo cơ bản, có trình độ kiến thức chuyên môn và tay nghề vững, khát khao được cống hiến.
- Cơ sở vật chất, các công trình kiến trúc và trang thiết bị đào tạo bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp công nghệ đương đại được đầu tư từ các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án vốn ODA, ADB và tài trợ không hoàn lại.
40
- Cơ cấu nghề đào tạo phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu lao động các ngành kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Vì vậy, thuận lợi trong việc tổ chức các chương trình đào tạo, nghiên cứu có tính liên nghề.
- Chủ động tiếp cận nền kinh tế thị trường, phát triển dịch vụ giới thiệu việc làm thông qua Trung tâm tư vấn lao động giải quyết đầu ra sau tốt nghiệp cho HSSV.
- Nhà trường có bề dày lịch sử xây dựng, phát triển và truyền thống kinh nghiệm dạy nghề 50 năm.
2.1.3.2. Hạn chế và khó khăn
- Một bộ phận giáo viên tuổi cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ yếu.
- Giáo viên mới kinh nghiệm, phương pháp sư phạm vẫn còn hạn chế.
- Cơ chế chính sách về chế độ giáo viên nhiều bất cập dẫn đến khó tuyển dụng giáo viên có trình độ theo yêu cầu.
- Ngân sách cấp chi thường xuyên hạn hẹp và không tăng trong khi thiết bị đào tạo được đầu tư nhiều, khó khăn cho việc khai thác đào tạo do tiêu hao lớn vật tư, nhiên liệu, điện,..
2.2 Đánh giá tổng quát về tình hình bỏ học tại trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa. nghiệp Thanh Hóa.
2.2.1 Thực trạng về nghề đào tạo và hệ đào tạo
• Các nghề đào tạo và hệ đào tạo Hệ cao đẳng nghề: 11 nghề
( Thời gian đào tạo từ 2,5 năm đến 3 năm)
1 Cắt gọt kim loại 7 Công nghệ thông tin ứng dụng phần mềm
2 Nguội lắp ráp 8 Quản trị mạng máy tính
41
không khí
4 Điện tử công nghiệp 10 Kế toán doanh nghiệp 5 Điện công nghiệp 11 Công nghệ Hàn 6 Công nghệ Ô tô
- Hệ trung cấp nghề A ( Dành cho đối tượng tốt nghiệp THPT): 10 nghề ( Thời gian đào tạo từ 1,5 năm đến 2 năm)
1 Điện công nghiệp 8 Công nghệ ô tô 2 Điện tử công nghiệp
9 Công nghệ thông tin ứng dụng phần mềm
3 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí 10
Kỹ thuật sữa chữa lắp giáp máy tính
4 Kỹ thuật lắp đặt Điện - Nước 11 Quản trị mạng máy tính 5 Công nghệ Hàn 12 May và thiết kế thời trang 6 Cắt gọt kim loại 13 Kê toán doanh nghiệp 7 Nguội chế tạo, lắp ráp
- Hệ trung cấp nghề B (Dành cho đối tượng tốt nghiệp THCS) ( Thời gian đào tạo 3,5 năm vừa học văn hóa vừa học nghề)
1 Điện công nghiệp 8 Công nghệ ô tô 2 Điện tử công nghiệp
9 Công nghệ thông tin ứng dụng phần mềm
3 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí 10
Kỹ thuật sữa chữa lắp giáp máy tính
4 Kỹ thuật lắp đặt Điện - Nước 11 Quản trị mạng máy tính 5 Công nghệ Hàn 12 May và thiết kế thời trang 6 Cắt gọt kim loại 13 Kê toán doanh nghiệp 7 Nguội chế tạo, lắp ráp
42
• Riêng đối tượng tốt nghiệp THCS đi học nghề không học văn hóa thời gian đào tạo từ 1,5 đến 2 năm và không mất học phí)
- Hệ sơ cấp nghề: 24 nghề ( Thời gian đào tạo 3 tháng)
1 Hàn công nghệ cao 13 Sữa chữa vận hành động cơ 2 Kỹ thuật hàn 3G 14 Sữa chữa xe máy
3 Hàn 6G 15 Sữa chữa điện dân dụng 4 Hàn điện – Hàn hơi 16 Quản lý – Vận hành điện 5 Tiện CNC cơ bản 17 Sữa chữa điện tử
6 Phay CNC 18 Sữa chữa Điện lạnh 7 Phay – Bào 19 Sữa chữa Điện nước 8 Mài phẳng, mài tròn 20 May công nghiệp 9 Nguội 21 Tin học văn phòng 10 Gò kim loại tấm 22 Thiết kế đồ họa 11 Sữa chữa Ô tô 23 Thiết kế Website 12 Sữa chữa điện Ô tô 24 Tin học ứng dụng
2.2.2 Thực trạng học sinh – sinh viên bỏ học tại các Khoa
Trong nhiều năm qua nhà trường luôn củng cố cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo thương hiệu và uy tín cho nhà trường trong Tỉnh cũng như cả nước và vươn xa tầm quốc tế. Nhà trường rất chú trọng công tác tuyển sinh trên mọi lĩnh vực bằng nhiều hình thức: Phát hồ sơ tuyển sinh miễn phí, lập ban tuyển sinh đi các xã, huyện xung quanh và các khu công nghiệp tiềm năng nguồn nhân lực học nghề. Công tác tuyên truyền quảng bá qua đài truyền hình Tỉnh, đài truyền thanh của các Huyện, trực tiếp tuyên truyền tuyển sinh tại các trường THPT, THCS, qua báo chí và thông tin đại chúng cũng mang lại tác dụng lớn với công tác tuyển sinh...
Nhưng so với xu thế chung SV cũng như gia đình muốn con em mình theo học đại học, cao đẳng hàn lâm, rất ít SV và gia đình muốn theo học nghề trong khi đó các trường nghề mở ra ngày càng nhiều nên công tác tuyển sinh ngày càng khó
43
khăn. Tuyển sinh đã khó nhưng giữ SV ở lại trường còn khó hơn. Tình trạng SV nghỉ học, bỏ học ngày càng nhiều mặc dù nhà trường đã dùng rất nhiều biện pháp giúp đỡ, động viên khuyến khích SV và gia đình.
2.2.2.1 Thực trạng bỏ học của SV toàn trường trong những năm gần đây
Bảng 2.3: Thống kê SV bỏ học các học kì trong những năm gần đây
Đơn vị tính: sinh viên
TT Sĩ số SV Kì I (2012- 2013) Kì II (2012- 2013) Kì I (2013- 2014) Kì II (2013- 2014) Kì I (2014- 2015) Kì II (2014- 2015) 1 SV đi học 2221 2049 2009 1832 1868 1720 2 SV bỏ học 172 137 177 106 148 94
Biểu đồ 2.1: Tình trạng bỏ học của SV trong các học kỳ những năm gần đây
- Vào đầu năm học, học sinh khóa mới bắt đầu nhập học, vì vậy tổng số học sinh trong toàn trường lớn hơn so với học kỳ II của năm trước đó. Tuy nhiên khi kết thúc học kỳ I, rất nhiều học sinh bỏ học nên số học sinh đi học ở học kỳ II đã giảm đi nhiều. S ố lư ợn g Sv Học kỳ
44
- Nhiều HS-SV có động cơ học tập chưa đúng nên cũng nhanh chóng bỏ học. Mục đích của việc nhập học là do sự ép buộc của gia đình, do thấy bạn bè đi học nên cũng đi học, hoặc do để trốn trách việc thực hiện nghĩa vụ quân sự …. Hậu quả là những SV này không tập trung học, tỏ ra chán nản và dần nghỉ học dẫn đến bỏ học. Một số khác sau 1 kì học thường đi tìm việc làm thêm để tích lũy kinh nghiệm,