Nâng cao vị trí, vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, giáo

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm tỷ lệ sinh viên bỏ học tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa 1 (Trang 56)

bộ môn và các tổ chức đoàn thể

3.3.1.1. Mục đích của giải pháp

Vai trò của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát hiện và ngăn ngừa tình trạng HS-SV bỏ học, cũng như tư vấn vận động các em tiếp tục quay trở lại học tập. Đặc biệt là vai trò của GV chủ nhiệm không thể xem nhẹ, nhất là trong việc giáo dục HS- SV. GV chủ nhiệm là những người gần gủi nhất với các em, là người trực tiếp hướng dẫn và quản lý các em trong suốt cả quá trình học tập. Vì vậy, nâng cao vị trí, vai trò của GV chủ nhiệm trong công tác quản lý HSSV sẽ có tác động một cách tích cực đến tâm lý, động cơ, hứng thú học tập của HSSV làm giảm tình trạng bỏ học của HSSV.

Ngoài vai trò của giáo viên chủ nhiệm, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của giáo viên bộ môn. Họ là những người cố vấn cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lý HS-SV. Không phải mọi lúc, mọi nơi GV chủ nhiệm đều có thể quan tâm đến tất cả học sinh của mình mà cần đến sự hỗ trợ tích cực từ các giáo viên bộ môn.

55

Bên cạnh đó các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, các câu lạc bộ.... cũng góp phần không nhỏ đến việc giảm tỷ lệ HS – SV bỏ học. Những tổ chức đoàn thể này là nơi tạo ra những sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp các em có thể tìm hiểu về nghề nghiệp của mình, giảm thời gian rãnh hạn chế những trò chơi vô bổ.

3.3.1.2. Nội dung và điều kiện thực hiện giải pháp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS-SV bỏ học. Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng HS-SV bỏ học tại Thanh Hóa. Ta thấy vai trò của GV chủ nhiệm là hết sức quan trọng. GV chủ nhiệm cần phát huy tinh thần trách nhiệm của mình nhiều hơn nữa. Mỗi GV chủ nhiệm phải là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Để đạt được điều đó trước hết GV chủ nhiệm không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Phải thường xuyên lĩnh hội và truyền đạt đầy đủ những nghị quyết và tư tưởng chỉ đạo của nhà trường tới HS-SV lớp mình chủ nhiệm. GV chủ nhiệm là nhà quản lí, nhà sư phạm thay mặt hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu đối với HS-SV bằng một phương pháp thuyết phục, thái độ nghiêm túc để mỗi HSSV và tập thể ý thức được một cách đầy đủ trách nhiệm phải tuân thủ.

GV chủ nhiệm ngay từ những ngày đầu nhận lớp cần phải nắm rõ sơ yếu lí lịch của từng học sinh. Đặc thù của HS-SV đa số là ở xa nhà vì vậy GV chủ nhiệm cần nắm được nơi tạm trú của HS-SV lớp mình chủ nhiệm. Đặc biệt chú ý đến những đội tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: Đối tượng mồ côi cả cha lẫn mẹ, đối tượng HS-SV nghèo thuộc các dân tộc thiểu số .... Các đối tượng phải sống với ông, bà, chú, bác do bố mẹ ly dị hoặc đi làm ăn xa đây là một trong số những đối tượng có nguy cơ bỏ học rất cao. Trước những đối tượng này GV chủ nhiệm luôn phải gần gủi, động viên, quan tâm chia sẽ những niềm vui, nỗi buồn giúp các em vượt qua khó khăn để các em có thể yên tâm, tin tưởng vào mình. Từ đó các em có thể tâm sự, chia sẽ những khó khăn mà các em gặp phải.

Với những HS-SV ở xa nhà GV chủ nhiệm thường xuyên liên lạc với gia đình, GV chủ nhiệm phải là cầu nối vững chắc giữa nhà trường và gia đình. Với đối tượng các em tốt nghiệp THCS vừa học văn hóa, vừa học nghề do độ tuổi của các

56

em còn nhỏ chưa nhận thức hết những khó khăn của cuộc sống, cũng như các mặt trái của xã hội, các em luôn cần sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ, khi đó GV chủ nhiệm vừa là những người thầy, người cô vừa phải đóng vai trò là người cha, người mẹ để quan tâm, nhắc nhở các em làm chỗ dựa tinh thần cho các em.

Thường xuyên, tổ chức các buổi sinh hoạt lớp, các buổi sinh hoạt ngoại khóa tạo cho các em nhiều cơ hội hiểu nhau hơn để cùng giúp đỡ nhau trong học tập. GVCN cần tổ chức cho HS học nhóm, sắp xếp các em học khá – giỏi xen kẻ với các em học yếu – kém để các em có điều kiện giúp đở nhau cùng tiến bộ. GV chủ nhiệm cần phải thu hút học sinh vào các hoạt động tập thể do trường, lớp tổ chức. Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu về nghệ thuật (vẽ, hát, múa, khả năng thuyết trình…) sẽ tăng thêm sự tự tin vào khả năng của chính bản thân mỗi học sinh.

Bên cạnh vai trò to lớn của GV chủ nhiệm, GV bộ môn cũng góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ HS-SV bỏ học. GV bộ môn kết hợp chặt chẽ với GV chủ nhiệm để phát hiện những học sinh tiền bỏ học. Bên cạnh sự nhiệt tình trong công tác giảng dạy tạo hứng thú cho HS-SV trong từng môn học, từng tiết học, GV bộ môn cần phải quan tâm đến đối tượng học sinh có học lực yếu kém, lười học, hay bỏ giờ, bỏ tiết, nắm vững những biến đổi tâm sinh lý để tìm hiểu giúp đỡ các em, đồng thời báo cáo kịp thời với GV chủ nhiệm và nhà trường để có biện pháp ngăn chặn và sử lý kịp thời.

Phân tích nguyên nhân bỏ học của HS-SV ta thấy một lượng không nhỏ HS- SV phải bỏ học do các em quá ham chơi điện tử, cần nhiều tiền để chơi dẫn đến phải cầm đồ như điện thoại, chứng minh thư, thẻ học sinh ... bất kể thứ gì có giá trị. Rồi lãi mẹ đẻ lãi con, từ vài trăm nghìn lên tới vài triệu, từ vài triệu lên vài chục triệu, khi không có tiền trả họ tìm đến phòng trọ, về đến tận nhà đe dọa, hành hung các em.... Những nguyên nhân trên xuất phát từ việc các em có nhiều thời gian rãnh rỗi, các em không biết cách sử dụng quỹ thời gian của mình cho phù hợp. Chính vì vậy, các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội sinh viên.... phải thường xuyên tổ chức những sân chơi lành mạnh cho các em. Tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong học tập, tổ chức buổi giáo dục kỹ năng sống, tìm hiểu về nghề nghiệp....Đặc biệt kết hợp cùng với GV chủ nhiệm, GV bộ môn tổ chức cho các em

57

tham gia nghiên cứu khoa học, tự làm các đồ dùng, mô hình học tập phù hợp với từng môn học.

Để tạo điều kiện cho giáo viên, các tổ chức đoàn thể làm tốt nhiệm vụ của mình đề nghị các cấp lãnh đạo cần có những hình thức để khuyến khích như sau:

-Tuyên truyền và vận động phụ huynh không coi việc giáo dục con em là việc riêng của giáo viên.

- Các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các hội thảo về công tác chủ nhiệm để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Có hình thức khen thưởng các giáo viên, các tổ chức làm tốt nhiệm vụ của mình nhằm động viên khuyến khích họ.

3.3.2. Giúp đỡ HS-SV suy nghĩ về nghề nghiệp trong tương lai, xác định sở thích nghề nghiệp và bắt đầu các bước để có công việc phù hợp

3.3.2.1. Mục đích giải pháp

Bản chất hoạt động học tập của HS-SV là hướng tới việc trở thành người lao động có trình độ sau khi tốt nghiệp, nên việc nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của nghề, tiếp cận và cập nhật kiến thức theo kịp với sự phát triển của ngành nghề có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy HS-SV tích cực, tự giác học tập. HS-SV là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về trí tuệ và hoàn thiện nhân cách. Các em đang trong giai đoạn phát triển để trở thành người lao động thực thụ và không còn phụ thuộc vào gia đình. Ở lứa tuổi này, các em đã là một công dân thực thụ của đất nước với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật. Tất cả các yếu tố đó làm cho các em có vai trò và vị trí xã hội rõ rệt. Để có được vai trò và vị trí đó, sinh viên phải khẳng định được bản thân, mà trước hết là thông qua hoạt động học tập – nghề nghiệp. Vì vậy xác định động cơ học tập đúng đắn là một điều hết sức quan trọng.

Mặt khác, HS - SV học nghề luôn hướng tới việc mình sẽ trở thành người lao động như thế nào trong tương lai nên việc nâng cao nhận thức nghề nghiệp cho HS - SV sẽ giúp các em định hướng nghề nghiệp tốt.

Khi hiểu rõ về nghề nghiệp của mình các em sẽ tự tin hơn. Từ đó giúp các em yên râm trong việc tìm tòi và nghiên cứu các sản phẩm khoa học. HS-SV hiểu rõ được tầm quan trọng của nghề nghiệp thỏa mãn động cơ nhận thức khoa học xuất

58

phát từ nhu cầu học tập, sự tò mò, ham hiểu biết nảy sinh trong quá trình học tập. Việc nhận thức được nghề nghiệp mình theo học sẽ giúp SV không chán học do không có định hướng từ đầu trước khi vào học và giảm hiện tượng bỏ học trong SV.

3.3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Ngay từ những ngày đầu tiên khi bước chân đến trường, nhà trường cần trang bị cho HS-SV những kiến thức về môn học, nghề học mà mình sẽ theo đuổi. Tăng khả năng nhận biết, tìm hiểu về nghề nghiệp mình đang học. Mỗi HSSV đều nắm được tổng quan về ngành nghề mình sẽ được đào tạo, với những thông tin cơ bản về các học phần kiến thức sẽ được học. Thông qua các môn học trên lớp, các buổi tọa đàm khoa học, các buổi tham quan thực tế, các hoạt động ngoại khóa… đạt hiệu quả cao, giúp sinh viên có cảm giác yên tâm trong học tập, thật sự tin tưởng với ngành nghề mình lựa chọn tránh tình trạng vừa học vừa tham dự thi tiếp ở các kỳ tuyển sinh đại học trong những năm học sau hoặc nghỉ học, bỏ học.

HSSV phải hiểu được ý nghĩa của nghề nghiệp mà mình đang theo học cũng như những nguyên tắc, yêu cầu về nghề nghiệp trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế.

Việc để các em có thể nắm rõ về nghề nghiệp của mình thì nó có thể được thực hiện ngay trong các tác tư vấn tuyển sinh, công tác hướng nghiệp diễn ra tại các trường THCS, THPT. Các em sẽ nhận thức được đầy đủ hơn về nghề nghiệp mình đã lựa chọn như: xác định được rõ trách nhiệm, mục đích học tập và công việc sau khi ra trường, vun đắp thêm lòng yêu nghề và niềm đam mê công việc đối với các em.

Đối với HS-SV các em cần tích cực tham gia các hoạt động phong trào, các Hội thảo, Hội nghị, các buổi thực tế của lớp, khoa và nhà trường tổ chức. Cần năng động, sáng tạo, chịu khó tìm tòi suy nghĩ tạo niềm say mê ngành nghề mình đã lựa chọn.

Lãnh đạo khoa, nhà trường cần quan tâm, đầu tư hơn nữa các hoạt động thường niên nhắm kích thích sự sáng tạo của sinh viên trong học tập. Nó sẽ giúp các sinh viên nhận thức rõ hơn với ngành nghề mình lựa chọn, tạo đà cho các em hăng say, yêu mến nghề hơn.

59

Ngoài ra, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với cơ sở tiếp nhận sinh viên về thực tập như tổ chức các Hội thảo hay tổ chức giao lưu gắn kết giữa lý luận với thực hành nghề nghiệp cho sinh viên, giao lưu giữa sinh viên với các thế hệ đi trước đã và đang hoạt động thành công trên con đường sự nghiệp để cổ vũ tinh thần hăng say học tập, vun đắp thêm chí hướng phấn đấu của thế hệ đi sau.

Nhà trường tổ chức các phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học cùng các hoạt động khác của nhà trường nhằm tăng nhận thức của sinh viên, giúp HS - SV nắm bắt thông tin, có cách nhìn nhận vấn đề nghề nghiệp tốt hơn.

3.3.3. Tạo điều kiện cho HS-SV thường xuyên tiếp xúc với các doanh nghiệp, công ty

3.3.3.1. Mục đích của giải pháp

Trong những năm qua thực hiện chủ trương của Chính phủ về “ Đào tạo theo nhu cầu xã hội” mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp được đẩy mạnh và triển khai rầm rộ. Hầu như mỗi trường đều có những doanh nghiệp hợp tác và mối quan hệ này ngày càng được phát huy hiệu quả. Các nhà trường điều chỉnh nội dung giảng dạy cho phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, giải quyết được vấn đề “đầu ra” của đào tạo nghề, Chính vì vậy cần tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và các doanh nghiệp, công ty.

Phối hợp tốt giữa nhà trường với các doanh nghiệp sẽ có được cơ sở chắc chắn để phân tích, đánh giá chất lượng lao động. Đây là việc làm cần thiết vì nhà trường có đào tạo ra hàng năm nhiều lao động tới đâu mà không nghiên cứu, điều tra tính hiệu quả thì chưa thấy được lợi ích của nó.

Đồng thời việc phối hợp giữa nhà trường với các doanh nghiệp sẽ tạo nhiều cơ hội cho HS-SV có thể tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp cũng như các cơ hội việc làm cho các HS - SV sau khi ra trường.

3.3.3.2. Nội dung giải pháp và cách thức thực hiện

Trong những năm qua thực hiện chủ trương của Chính phủ về “ Đào tạo theo nhu cầu xã hội” mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp được đẩy mạnh

60

và triển khai rầm rộ. Hầu như mỗi trường đều có những doanh nghiệp hợp tác và mối quan hệ này ngày càng được phát huy hiệu quả.

Trước hết có thể khẳng định rằng mối quan hệ này là xu hướng chung tất yếu cho quá trình phát triển doanh nghiệp và nhà trường và có lợi cho HS-SV. Có thể nhận thấy điều nay trong xu thế sử dụng và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp hiện tại. Điều đó thể hiện qua những yếu tố sau:

+ Tài trợ học bổng nhận sinh viên vào thực tập và tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp dường như là một nội dung chính của quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Hàng năm cứ đến hẹn thì những chương trình hợp tác lại được hai bên xúc tiến và triển khai thực hiện. Các doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho các công nhân đã từng là HS-SV cũ của nhà trường quay trở lại trường trao đổi những kinh nghiệm thực tiễn, các kỹ năng trong công việc cho các em HS-SV đang học tập. + Trong một chừng mực nào đó, liên kết tổ chức hệ thống đào tạo trong trường có sự hiện diện của đơn vị sử dụng lao động sẽ giải quyết được bài toán đáp ứng nhu cầu lao động cho chính doanh nghiệp.

+ Sinh viên thực tập tại doanh nghiệp trong thời gian đang học tập tại trường tạo cho các em nhiều hứng thú. Các em có cơ hội tiếp xúc với những công việc tương lai của mình.

+ Sự đóng góp “ Mạnh thường quân” của các doanh nhân hảo tâm vào ngân sách của trường.

Để thực hiện được những nội dung trên cần:

+ Nhà trường cần có hoạt động điều tra về sự hợp tác với doanh nghiệp, về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tuyển dụng từ nhà trường, tìm hiểu HS - SV của mình sau khi ra trường đã đáp ứng được những yêu cầu gì của doanh nghiệp, cái gì còn thiếu cần phải điều chỉnh, bổ xung. Từ đó xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

+ Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo cần có sự góp mặt của các doanh nghiệp.

61

+ Nhà trường tổ chức các buổi hội thảo về nghề nghiệp có sự tham gia của doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm tỷ lệ sinh viên bỏ học tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa 1 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)