3.3.5.1. Mục đích của giải pháp
Một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS-SV bỏ học là do điều kiện hoàn cảnh gia đình quá khó khăn không thể theo học, hoặc có những em phải tham gia làm thêm kiểm tiền mới có thể nuôi mình đi học. Sau một thời gian vừa học vừa làm các em không đủ điều kiện sức khỏe cũng dẫn đến tình trạng bỏ học. Vì vậy việc tạo các ngân sách hỗ trợ HS-SV như: quỹ khuyến học cho SV có hoàn cảnh khó khăn, SV nghèo vượt khó; Miễn giảm học phí cho SV thuộc diện chính sách; Liên kết ngân hàng cho vay vốn cho SV vay vốn là những việc làm đầy ý nghĩa. Giúp những HS-SV có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập, không phải đi làm kiếm tiền trang trải cuộc sống hay nghỉ học, bỏ học giữa chừng.
Các nhà trường cần khai thác các nguồn lực về vốn, cơ sở vật chất, công nghệ, phương tiện, cách thức quản lý của các tổ chức đơn vị thông qua các dự án,
64
chương trình hợp tác, tài trợ để mọi người đóng góp giúp đỡ, khuyến khích động viên HS-SV học tập tốt hơn, hạn chế bỏ học trong HS-SV.
3.3.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
- Thực hiện chế độ miễn giảm học phí cho HS-SV thuộc diện chính sách theo quy định của nhà nước: Con thương binh, bệnh binh; HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa; HSSV bị tàn tật khó khăn về kinh tế; HSSV thuộc dân tộc thuộc hộ nghèo, cận nghèo hoặc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hộ khó khăn... Đặc biệt là miễn giảm học phí cho đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề.
- Tạo quỹ khuyến học cho HS - SV nghèo vượt khó từ chính sự quyên góp ủng hộ của cán bộ, giáo viên của nhà trường, các HS-SV có điều kiện gia đình khá , sự ủng hộ của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức từ thiện trong và ngoài nước... nhà trường cần phải xây dựng được cơ chế thống nhất, lâu dài và cụ thể để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tin tưởng, yên tâm đầu tư cho SV nhà trường. Tạo điều kiện để họ tham gia quản lý và giám sát trong quá trình triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị dạy nghề, quỹ khuyến học cho SV học nghề.
- Nhà trường, địa phương liên kết ngân hàng tạo quỹ tín dụng cho SV vay vốn. Số tiền vay vốn phải đủ để SV đóng học phí và tiền ăn ở, trang trải cuộc sống trong suốt quá trình học. Thời gian trả vốn vay kéo dài 3-5 năm sau khi HSSV ra trường. Để tạo thuận lợi cho HS - SV yên tâm tập trung vào học tập, không phải nghỉ học, bỏ học.
- Xây dựng cơ chế về vốn, nguồn nhân lực để các nhà quản lý, các doanh nghiệp thấy rõ lợi ích lâu dài trong việc đầu tư vào giáo dục.
- Phân công cho cán bộ, giáo viên phụ trách quản lý và tìm hiểu hoàn cảnh SV phối kết hợp với ban giám hiệu, các bộ phận chức năng trực tiếp và thực hiện chương trình hợp tác, liên kết với các tổ chức, các sở, ban, ngành có liên quan tạo
điều kiện HS-SV học nghề tốt nhất. - Thường xuyên đánh giá, theo dõi diễn biến kết quả các chương trình hỗ trợ,
các dự án đầu tư cho HS-SV nhà trường để các tổ chức xã hội thấy được hiệu quả của việc đầu tư của mình vào giáo dục.
65
- Chương trình xã hội hoá đầu tư vào giáo dục tại nhà trường phải được công khai minh bạch và dân chủ bàn bạc vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng và tổ chức, cá nhân người đầu tư tham gia các nguồn lực phát triển nhà trường.