Sachi nghiên cứu
4.2.3.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón đến đặc điểm ra hoa của cây Sachi
Cụm hoa Sachi dạng chùm, chùm hoa chứa phần lớn là hoa đực, hoa đực nhỏ kết thành chùm màu trắng ngà mọc ở nách lá, trục hoa đực dài từ 10- 15cm tùy vị trí ra hoa khác nhau, trục hoa có hoặc không phân cành. Hoa đực có 4-5 cánh và 6 bao phấn nhỏ bằng hạt vừng chứa các hạt phấn hình tam giác. Tại vị trí gần gốc trục hoa đực thường mọc 1-2 hoa cái. Nhụy cái gồm bầu nhụy nằm sát đế hoa, vòi nhụy dài 1-2cm, màu xanh nhạt, đầu nhụy phân thành 4-5 thùy màu vàng chanh có lớp nhầy bám dính để hứng phấn hoa. Tiến hành theo dõi, quan sát và đo đếm 90 chùm hoa Sachi có bảng 4.7.
43
Bảng 4.7: Ảnh hưởng phân bón đến đặc điểm ra hoa của giống Sachi nghiên cứu
Chỉ tiêu công thức CT1(đ/c) CT2 CT3 CT4 P CV(%) LSD
- Số hoa cái trên trùm: Cây Sachi có hoa là hoa đơn tính cùng gốc, có hoa đực và hoa cái cùng mọc trên 1 chùm hoa. Số hoa cái cảu các công thức dao động từ 2,47 – 3,00 hoa, trong đó cao nhất là CT4 bón Phân hữu cơ khoáng
NTR1 (3,00 hoa) và CT3 bón phân hữu cơ sinh học NTT (2,90 hoa) tương đương nhau cao hơn so với công thức đối chứng, CT2 bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh (2,60 hoa) tương đương so với công thức đối chứng (2,47 hoa) ở độ tin cậy 95%.
- Số hoa đực trên chùm: Trong 1 chùm hoa Sachi số hoa đực luôn nhiều hơn số hoa cái, ở các công thức thí nghiệm số hoa đực dao động trong khoảng 71,97 – 78,67 hoa, trong đó số hoa đực cao nhất là CT3 bón phân hữu cơ sinh học NTT đạt 78,67 hoa và CT4 bón Phân hữu cơ khoáng NTR1 (76,57 hoa) tương đương nhau cao hơn đối chứng, CT2 bón phân hữu cơ vi sinh Sông
Gianh (74,57 hoa có số hoa đực tương đương đối chứng (71,97 hoa) ở mức tin cậy 95%.
44
- Tổng số chùm hoa ở các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng
155,33 – 221,00 chùm hoa, trong đó cao nhất là CT4 bón Phân hữu cơ khoáng NTR1 đạt 221,00 chùm hoa cao hơn đối chứng 20,33 chùm hoa. Tỷ lệ hoa cái trên tổng số chùm hoa cao nhất là CT4 bón Phân hữu cơ khoáng NTR1 đạt 2,0% so với tỉ lệ trung bình hoa đực trên tổng số hoa trên một chùm hoa là 33,58 %.
- Chiều dài chùm hoa trung bình giữa các công thức dao động từ 8,09 –
9,27cm, trong đó cao nhất là CT4 bón Phân hữu cơ khoáng NTR1 đạt 9,27cm tương đương so với CT3 bón phân hữu cơ sinh học NTT đạt 9,01 cm cao hơn đối chứng và các công thức còn lại. CT2 bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh đạt 8,36 cm tương đương so với đối chứng (8,09 cm) ở mức độ tin cậy 95%.
4.2.3.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến khả năng ra hoa của cây Sachi
Cây Sachi là cây ra hoa quanh năm, một năm cây Sachi ra nhiều lứa hoa khác nhau. Qua tiến hành theo dõi 30 cành Sachi với 1 lứa hoa ta thu được bảng số liệu 4.8.
Bảng 4.8: Ảnh hưởng phân bón đến khả năng ra hoa của giống cây Sachi nghiên cứu
Chỉ tiêu Công thức CT1(đ/c) CT2 CT3 CT4 P
CV(%) LSD
45
Bảng 4.8 và kết quả quan sát hình thái ta thấy:
Trong một lứa hoa, trên một cành, các chùm hoa xuất hiện không cùng một lúc, mà xuất hiện dần từng chùm theo hướng tiến dần ra ngọn cho đến khi các chùm hoa của lứa đó xuất hiện hết, sự xuất hiện các chùm hoa dàn đều trong cả thời gian của lứa hoa.
- Số chùm hoa trên lứa trên 1 cành cây Sachi dao động từ 15,53 – 22,80
chùm hoa, trong đó cao nhất là CT4bón Phân hữu cơ khoáng NTR1đạt 22,80 chùm hoa không sai khác so với CT3 bón phân hữu cơ sinh học NTT có số chùm hoa đạt 21,13 chùm hoa cao hơn công thức đối chứng (15,53 chùm hoa) và CT2 bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh (18,47 chùm hoa) ở mức độ tin cậy 95%.
Cây Sachi là cây ra hoa quanh năm, một năm cây Sachi ra nhiều lứa hoa khác nhau. Thời gian ra 1 lứa hoa từ 24 – 26 ngày, thời gian kết thúc lứa hoa cũ đến bắt đầu lứa hoa mới là 9-11 ngày. Thời gian bắt đầu lứa hoa cũ đến bắt đầu lứa hoa mới dao động trong khoảng 34 – 36 ngày.