PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến tỷ lệ mọc mầm, thời gian mọc
Điều kiện ngoại cảnh như: ẩm độ, nhiệt độ, lượng mưa…. là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mọc mầm và thời gian mọc mầm của hầu hết các loại cây trồng nói chung và cây sắn nói riêng. Nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi thì thường sau trồng từ 5-17 ngày hom sắn bắt đầu mọc mầm.
Kết quả theo dõi về tỷ lệ mọc mầm, thời gian từ trồng đến khi bắt đầu mọc và kết thúc mọc mầm của giống sắn KM21-12 được thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến tỷ lệ mọc mầm, thời gian mọc mầm và thời gian phân cành của giống sắn KM 21-12.
TT Công thức 1 Không bón (đ/c) 2 0N + 40P2O5 + 80K2O 3 40N + 40P2O5 + 80K 4 80N + 40P2O5 + 80K 5 160N + 40P2O5 + 80K2O 6 80N + 0P2O5 + 80K
Số liệu bảng 4.1 cho thấy thời gian từ khi trồng đến khi mọc mầm của giống sắn KM 21-12 ở các công thức thí nghiệm dao động từ 14 - 17 ngày. Trong đó các công thức 1, 2 và 5 mọc mầm sớm hơn (14 ngày) 2 công thức còn lại từ 2 đến 3 ngày.
Thời gian kết thúc quá trình mọc mầm dao động từ 20 - 24, trong đó công thức 4 kết thúc mọc mầm sớm nhất (20 ngày).
Tỷ lệ mọc mầm của giống sắn ở các công thức thí nghiệm biến động từ 90,07 – 92,67%. Nhìn chung qúa trình nảy mầm đến kết thúc mọc mầm và tỷ lệ nảy mầm của giống sắn KM21-12 ở các công thức thí nghiệm tương đối đồng đều, do giai đoạn này các tổ hợp phân khoáng chưa ảnh hưởng đến thời gian và tỷ lệ mọc mầm.
Giống sắn KM 21-12 ít phân cành, trong thí nghiệm có một số cây ở các công thức phân cành. Thời gian từ khi trồng đến phân cành dao động từ 86 –
101 ngày, trong đó công thức 3 phân cành muộn nhất (101 ngày sau trồng).
4.1.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn KM 21-12