Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến tốc độ ra lá của giống sắn KM

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển của giống sắn km 21 12 tại thái nguyên (Trang 37)

PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.3 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến tốc độ ra lá của giống sắn KM

4.1.3 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến tốc độ ra lá của giống sắn KM 21-12 KM 21-12

Lá là bộ phận quan trọng của cây trồng, vừa có chức năng quang hợp, vừa có chức năng hô hấp, tích lũy và vận chuyển các chất đi nuôi các bộ phận của cây. Tốc độ ra lá ảnh hưởng đến quang hợp, tổng hợp vật chất khô của cây. Tốc độ ra lá của cây chậm thì chỉ số diện tích lá thấp, khả năng quang hợp kém dẫn đến việc tổng hợp các chất cho cây cũng kém, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, phẩm chất củ. Tốc độ ra lá phản ánh tình hình sinh trưởng của cây, đặc tính giống, khả năng thích nghi của giống đối với điều kiện thổ nhưỡng, điều kiện thời tiết và điều kiện canh tác của từng vùng. Nếu tốc độ ra lá của cây cao thì cây chỉ tập trung dinh dưỡng để phát triển thân, lá và giảm lượng dinh dưỡng tập trung cho củ dẫn đến năng suất củ thấp, phẩm chất củ kém, củ bé và nhiều xơ.

Kết quả theo dõi tốc độ ra lá của giống sắn KM 21-12 ở các công thức phân bón được thể hiện ở bảng 4.3 :

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của tổ hợp phân khoáng đến tốc độ ra lá của giống sắn KM21-12 (Đơn vị tính : lá/ngày) TT 1 Không bón (đ/c) 2 0N + 40P2O5 + 80K2O 3 40N + 40P2O5 + 80K 4 80N + 40P2O5 + 80K 5 160N + 40P2O5 + 80K2O 6 80N + 0P2O5 + 80K

Số liệu bảng 4.3 cho thấy tốc độ ra lá của giống sắn KM 21-12 đạt cao nhất sau trồng 4 tháng sau đó giảm dần ở các tháng tiếp theo

+ Sau trồng 4 tháng tốc độ ra lá của giống sắn KM 21-12 ở các công thức dao động từ 0,64 – 0,84 lá/ngày. Trong đó công thức 6 có tốc độ ra lá tương đương công thức đối chứng. Các công thức còn lại có tốc độ ra lá nhanh hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.

+ Giai đoạn sau trồng 5 tháng tốc độ ra lá bắt đầu giảm, dao động từ 0,57

– 0,77 lá/ngày. Trong thí nghiệm công thức 4 và 5 (0,77 lá/ngày) có tốc độ ra lá nhanh hơn đối chứng. Các công thức còn lại có tốc độ ra lá tương đương đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

+ Sau trồng 6 tháng sau trồng tốc độ ra lá tiếp tục giảm, dao động từ 0,5

– 0,78 lá/ngày. Giai đoạn này tốc độ ra lá của công thức 3 và 5 nhanh hơn đối chứng. Các công thức còn lại tốc độ ra lá tương đương với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

+ Sau trồng 7 của giống sắn KM21-12 ở các công thức giảm mạnh, dao

động từ 0,13 – 0,29 lá/ngày. Trong thí nghiệm, công thức 6 có tốc độ ra lá tương đối chứng. Các công thức còn lại tốc độ ra lá nhanh hơn đối chứng. Trong đó công thức 4 và 5 có tốc độ ra lá nhanh nhất (0,28 – 0,29 lá/ngày) ở mức tin cậy 99%.

+ Sau trồng 8 tháng, tốc độ ra của giống sắn KM21-12 ở các công thức rất chậm, dao động từ 0,14 – 0,21 lá/cây. Trong đó công thức 4 có tốc độ ra lá nhanh hơn đối chứng. Các công thức còn lại tốc độ ra lá tương đương đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Như vậy các công thức phân bón trong thí nghiệm đã ảnh hưởng tới tốc độ ra lá của giống sắn KM21-12.

4.1.4 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến diện tích lá/cây của giống sắn KM21-12

Chức năng của lá cây là hấp thụ năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất dinh dưỡng cho cây. Diện tích lá càng rộng thì càng hấp thu được nhiều ánh sáng làm tăng khả năng quang hợp, tích lũy được nhiều vật chất khô cho cây và là tiềm năng cho năng suất.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến diện tích được thể hiện ở bảng 4.4

Số liệu bảng 4.4 cho thấy, diện tích lá của giống sắn KM 21-12 ở các công thức phân bón đạt cao nhất sau trồng 4 tháng và giảm dần ở các tháng tiếp theo.

29

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các tổ hợp phân đến diện tích lá của giống sắn KM21-12 (Đơn vị tính: cm2 lá/cây) TT 1 2 0N+40P2O5+80K2O 3 40N+ 40P2O5 + 80K2O 4 80N +40P2O5 + 80K2O 5 160N+40P2O5 +80K2O 6 80N + 0P2O5 + 80K2O

+ Sau trồng 4 tháng, diện tích lá/cây của các công thức dao động từ

189,44 – 247,85 cm2 lá/cây. Trong thí nghiệm công thức 4 và 5 có diện tích lá (247,85 – 245,60 cm2 lá/cây), lớn hớn đối chứng (194,52 cm2 lá/cây). Các công thức còn lại có diện tích lá tương đương đối chứng.

+ Sau trồng 5 tháng diện tích lá bắt đầu giảm, có ý nghĩa ở mức độ tin cậy là 99%, diện tích lá cây dao động từ 115,85 – 154,37 cm2 lá/cây. Trong thí nghiệm công thức 5 (154,37 cm2 lá/cây) có diện tích lá lớn hơn công thức đối chứng. Các công thức còn lại có diện tích lá tương đương với công thức đối chứng.

30

nhất (150,46 cm2 lá/cây), các công thức còn lại có diện tích lá tương đương với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

+ Sau trồng 7 tháng diện tích lá của các công thức thí nghiệm giảm

mạnh, dao động từ 86,3 – 108,56 cm2 lá/cây. Giai đoạn này các công thức 3 (90,54 cm2 lá/cây) và công thức 4 (98,71 cm2 lá/cây) có diện tích lá tương đương với công thức đối chứng. Công thức 2 và 5 có diện tích lá cao nhất (106,6 – 108,56 cm2 lá/cây) ở mức tin cậy 95%.

+ Sau trồng 8 tháng diện tích lá của các công thức dao động từ 40,22 – 52,91 cm2 lá/cây. Trong thí nghiệm công thức 2 và 6 có diện tích lá tương đương đối chứng. Các công thức còn lại có diện tích lá cao hơn đối chứng.

Như vậy, các tổ hợp phân bón trong thí nghiệm đã ảnh hưởng đến diện tích lá của giống KM 21-12.

4.1.5. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến đặc điểm hình thái của giống sắn KM 21-12 ở các công thức thí nghiệm giống sắn KM 21-12 ở các công thức thí nghiệm

Các chỉ tiêu chiều cao thân cây, khả năng phân cành, đường kính gốc của cây trồng… là những tính trạng số lượng nên rất dễ bị thay đổi dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh. Do vậy khi thay đổi liều lượng phân bón sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng thân lá và các đặc điểm hình thái khác của cây. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.5

- Chiều cao thân chính

Chiều cao thân chính được tính từ mặt đất đến điểm phân cành, chiều cao thân chính cao hay thấp tùy thuộc vào giống. Nếu chiều cao thân chính thấp thì cây phân cành nhiều, và ngược lại chiều cao thân chính cao, mập thì cây ít phân cành. Chiều cao thân chính có ảnh hưởng đến tổng số lá trên cây. Chiều cao thân chính thấp có ý nghĩa lớn trong việc cơ giới hóa nghề trồng sắn và tăng khả năng chống đổ cho cây sắn.

Số liệu bảng 4.5 cho thấy chiều cao thân chính của giống sắn KM 21-12 với các công thức dao động từ 101,37 - 140,96 cm. Trong thí nghiệm công thức 3 và công thức 6 có chiều cao thân chính tương đương với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Trong đó công thức 5 có chiều cao thân chính cao nhất (140,96 cm).

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến đặc điểm hình thái của giống sắn KM 21-12 TT 1 Không bón (đ/c) 2 0N + 40P2O5 + 80K2O 3 40N + 40P2O5+80K2O 4 5 6 80N + 0P2O5 + 80K2O - Chiều dài cành cấp 1

Sự phân cành là cơ sở để xác định hàm lượng phân bón sao cho thích hợp nhằm đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt và là một trong những cơ sở để chọn tạo giống và xác định mật độ thích hợp.

12 dao động từ 38,61 – 58,45 cm. Trong thí nghiệm các công thức có bón phân chiều dài cành cấp 1 đều cao hơn công thức đối chứng. Trong đó công thức 5 có chiều dài cành cấp 1 dài nhất (58,45 cm) ở mức tin cậy 99%.

- Chiều cao cây cuối cùng

Chiều cao cây cuối cùng được tính từ mặt đất đến ngọn, đặc tính này phản ánh khả năng chống đổ. Ngoài ra, chiều cao cây còn phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển của cây.

Kết quả nghiên cứu cho thấy giống sắn KM 21-12 ở các công thức thí nghiệm có chiều cao cây cuối cùng dao động từ 183,61 – 220,47 cm. Trong đó công thức 2 (192,73 cm) và công thức 3 (199,66 cm) có chiều cao cây tương đương với đối chứng, các công thức còn lại có chiều cao cây cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

- Đường kính gốc

Chiều cao cây và đường kính gốc có liên quan mật thiết với nhau. Đường

kính gốc phản ánh độ mập của cây, đường kính gốc càng to thì khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng, chống đổ càng tốt và tạo tiền đề cho năng suất cao.

Số liệu bảng 4.5 cho thấy giống sắn KM 21-12 ở các công thức thí nghiệm có đường kính gốc dao động từ 1,83 – 2,76 cm ở mức tin cậy là 99%. Trong đó công thức 2 (1,88 cm) có đường kính gốc tương đương công thức đối chứng. Các công thức còn lại đều có đường kính gốc lớn hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

- Tổng số lá

Tổng số lá trên cây có liên quan trực tiếp tới năng suất, vì lá làm nhiệm vụ quang hợp và hấp thụ các chất dinh dưỡng, tạo ra các chất hữu cơ từ các chất vô cơ để chuyển về tích lũy ở thân cành, củ. Tổng số lá trên cây phụ thuộc vào giống, lượng phân bón và điều kiện ngoại cảnh.

Kết quả thí nghiệm cho thấy tổng số lá của giống sắn KM 21-12 ở các công thức thí nghiệm dao động từ 119,60 – 133,20 lá/cây. Trong đó công thức 5(133,20 lá) là công thức có số lá nhiều nhất, nhiều hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.

33

Như vậy các công thức phân bón đã làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hình thái của giống sắn KM21-12.

4.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năngsuất và năng suất của giống sắn KM21-12 suất và năng suất của giống sắn KM21-12

4.2.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năngsuất của giống sắn KM21-12 suất của giống sắn KM21-12

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Do đó cần xác định được công thức phân bón thích hợp để cây sinh trưởng tốt đạt năng suất và phẩm chất cao.

Năng suất được thể hiện qua sự hình thành củ/gốc, sự tăng trưởng về chiều dài củ, đường kính củ, khối lượng củ/gốc. Tất cả các yếu tố này thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố nội tại bên trong và các yếu tố môi trường, để có năng suất cao và ổn định phải có sự kết hợp đồng thời giữa các yếu tố. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.6

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn KM 21-12

TT 1 Không bón (đ/c) 2 0N + 40P2O5 + 80K2O 3 40N 4 80N 5 160N + 40P2O5 + 80K2O 6 80N

- Số củ trên gốc

Số củ trên gốc là yếu tố quan trọng đối với năng suất của sắn, số củ trên gốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện đất đai, điều kiện khí hậu và kỹ thuật chăm sóc.

Kết quả thí nghiệm cho thấy giống sắn KM 21 – 12 ở các công thức thí nghiệm có số củ/ gốc dao động từ 8,45 – 10,4 củ. Trong đó công thức 2 và 5 có số củ/gốc tương đương đối chứng, Các công thức còn lại có số củ/gốc nhiều hơn đối chứng ở mức độ tin cậy là 95%.

Như vậy các công thức phân bón trong thí nghiệm đã ảnh hưởng tới số củ/gốc của giống sắn KM21-12.

- Đường kính củ

Đường kính củ là một yếu tố cấu thành nên năng suất, là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá năng suất sắn. Chỉ tiêu này phụ thuộc rất lớn vào khả năng đồng hóa, vận chuyển chất dinh dưỡng vào củ của từng giống.

Số liệu bảng 4.6 cho thấy đường kính củ của giống sắn KM 21-12 ở các công thức thí nghiệm biến động từ 2,66 – 4,18 cm. Trong đó công thức 2 và 5 có đường kính củ tương đương đối chứng. Các công thức còn lại có đường kính củ lớn hơn đối chứng.

- Chiều dài củ

Củ sắn có hình dạng thon dài, cũng có loại củ sắn ngắn. Đặc tính này phụ thuộc vào giống và điều kiện canh tác. Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến một số đặc tính sinh vật học của cây sắn, chiều dài củ càng lớn thì khả năng chống đổ của cây càng tốt nhưng lại gây khó khăn trong việc canh tác, thu hoạch và trồng xen. Ngược lại chiều dài củ ngắn khả năng chống đổ kém hơn nhưng lại thuận tiện cho việc trồng xen, canh tác.

35

Kết quả thí nghiệm cho thấy chiều dài củ của giống sắn KM21-12 ở các công thức thí nghiệm dao động từ 24,25 – 30,45 cm. Trong đó công thức 2 và công thức 3 có chiều dài củ tương đương với đối chứng. Các công thức còn lại có đường kính củ lớn hơn đối chứng.

- Khối lượng củ trên gốc

Khối lượng củ/gốc là một chỉ tiêu quan trọng trong việc nâng cao năng suất sắn, số củ nhiều và khối lượng củ trên gốc lớn dẫn đến năng suất cao. Khối lượng củ/gốc phụ thuộc vào độ dài củ, đường kính củ và số củ/gốc. Tất cả các chỉ tiêu đó đều phụ thuộc vào giống, phân bón, điều kiện ngoại cảnh (ẩm độ, đất) và kỹ thuật trồng, chăm sóc.

Số liệu bảng 4.6 cho thấy khối lượng củ/gốc của giống sắn KM21-12 ở các công thức phân bón dao động từ 1,81 – 2,96 kg. Trong thí nghiệm công thức 2 và 6 có khối lượng củ/gốc tương đương với đối chứng. Các công thức còn lại có khối lượng củ/gốc cao hơn đối chứng. Trong đó công thức 4 có khối lượng củ/gốc cao nhất (2,96 kg) ở mức độ tin cậy 95%.

Như vậy, các công thức phân bón trong thí nghiệm đã ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn KM21-12.

4.2.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất và chất lượng của giống sắn KM21-12 của giống sắn KM21-12

4.2.2.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất giống sắn KM21- 12 Ảnh hưởng của tổ hợp phân khoáng đến một số chỉ tiêu về năng suất giống sắn KM 21-12 như: năng suất củ tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học, hệ số thu hoạch được thể hiện ở bảng 4.6 và hình 4.1.

- Năng suất củ tươi

Năng suất củ tươi là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quả kinh tế của cây sắn. Trong quá trình phát triển thân lá, các chất dinh dưỡng và các sản phẩm quang hợp được tích lũy vào cơ quan kinh tế là củ, làm cho trọng lượng củ

tăng dần lên. Trọng lượng củ/gốc nhiều hay ít biểu thị khả năng vận chuyển và tích lũy sản phẩm của quá trình đồng hóa. Do đó, trọng lượng củ/gốc cao thì năng suất củ tươi cao và ngược lại.

Số liệu bảng 4.7 và biểu đồ 4.1 cho ta thấy giống sắn KM 21-12 ở các công thức phân bón có năng suất củ tươi dao động từ 25,12 – 41,03 tấn/ha. Trong thí nghiệm, công thức 3 và 4 có năng suất củ tươi cao hơn công thức đối chứng. Các công thức còn lại có năng suất củ tươi tương đương với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất của giống sắn KM21-12 TT 1 Không bón (đ/c) 2 0N + 40P2O5 + 80K2O 3 40N 4 80N 5 160N + 40P2O5 + 80K2O 6 80N

Năng suất thân lá thể hiện sự sinh trưởng, phát triển của cây sắn trong suốt quá trình sinh trưởng. Năng suất thân lá lớn, cây sẽ phát triển mạnh và có

tiềm năng cho năng suất cao. Tuy nhiên nếu năng suất thân lá quá cao dẫn đến

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển của giống sắn km 21 12 tại thái nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w