Tình hình sản xuất và kinh doanh cao su ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển sản xuất cao su tại công ty cổ phần cao su mường nhé điện biên (Trang 29)

Hiện nay, ở Việt Nam bao gồm các giống nhập nội, các giống nhập lai tạo trong nước, và các giống trao đổi với các nước trong Hiệp hội cao su Thế Giới. Các giống nhập nội phổ biến có thể kể đến như PB260, PB 235, RRIM

600 từ Malaysia, RRIC 121, RRIC 100 của Sri Lanka, các giống đầu RRII từ

Ấn Độ. Các giống lai tạo ở Việt Nam có tên bắt đầu RRIV như RRIV 209, RRIV106, RRIV 103 [2].

Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới với diện tích cây cao su là 969.700 ha (diện tích thu hoạch 653.200 ha). Sản lượng mủ cao su 1.094.500 tấn với năng suất trung bình đạt 1.676 kg/ha/năm [2].

Theo Bộ NN&PTNT, Đông Nam Bộ được coi là vùng truyền thống trồng cao su từ thời Pháp đến nay. Với diện tích chiếm 56.6%, sản lượng chiếm 71% đứng đầu cả nước. Cụ thể diện tích đạt 548.864 ha với năng suất trung bình đạt 1.863 kg/ha/năm. Diện tích cây cao su ở Đông Nam Bộ chủ yếu tập trung tại một số tỉnh thành như Bình Dương 133.998 ha, Bình Phước 237.568 ha, Tây Ninh 100.437 ha, Đồng Nai 51.272 ha…. [2]

Tây Nguyên đứng sau Đông Nam Bộ với diện tích 249.014 ha chiếm 26% sản lượng 215.374 tấn chiếm 19.7% với năng suất trung bình đạt 1.412 kg/ha/năm. Diện tích cao su vùng Tây Nguyên tập trung ở các tỉnh Kon Tum 74.756 ha, Gia Lai 100.356 ha, Đắk Lắk 38.381 ha, Đắk Nông 26.348 hà, Lâm Đồng 9.173 ha.

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có diện tích trồng cao su là 141.461 ha chiếm 14.6% với năng suất trung bình đạt 1.237 kg/ha/năm. Tập

16

trung ở các tỉnh Thanh Hóa 14.889 ha, Nghệ An 11.698 ha, Hà Tĩnh 9.479 ha, Quảng Bình 14.152 ha, Quảng Trị 19.511 ha, Thừa Thiên Huế 8.907 ha, Quảng Nam 12.890 ha, Bình Định 54 ha, Phú Yên 4.775 ha, Khánh Hòa 428 ha, Ninh Thuận 338 ha, Bình Thuận 42.700 ha

Cao su được trồng ở Miền Núi Phía Bắc từ năm 2007 đến nay có diện tích 30.347 ha chiếm 3.1% sản lượng đạt 1.917 tấn với năng suất trung bình đạt

732 kg/ha/năm. Ở miền núi phía Bắc cao su được trồng ở các tỉnh Hà Giang 1.514, Lào Cai 2.858 ha, Yên Bái 2.280 ha, Phú Thọ 17 ha, Điện Biên 4.959 ha, Lai Châu 12.679 ha, Sơn La 6.039 ha.

Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su Việt Nam giai đoạn 2010-2019 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

(Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam 1/2020)

Việt Nam là nước có điều kiện thời tiết khá phù hợp để trồng cây cao su chiếm 7% diện tích thế giới, đứng sau Thái Lan và Indonesia.

Tỉnh Điện Biên là tỉnh có diện tích cao su khá lớn của khu vực vùng núi Phía Bắc Trong những năm qua với diện tích quản lý 4.959 ha. Công Ty cổ phần cao su Mường Nhé, Công Ty cổ phần cao su Mường Chà và Công Ty cổ

17

phần cao su Tuần giáo. Trong đó Công Ty cổ phần cao su Điện Biên là nơi tiêu thụ và chế biến sản phẩm, Công Ty luôn cố gắng thực hiện tốt vai trò và sứ mệnh của mình. Hoạt động SXKD cao su ngày càng được mở rộng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu cao su tự nhiên cho xuất khẩu.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: làm rõ được những khó khăn và thực tế tại Công Ty cổ phần cao su Mường Nhé Điện Biên

- Phạm vi nghiên cứu là : là khoảng thời gian thực tập và quá trình nghiên cứu đề tài.

- Về không gian: Tại công ty cổ phần cao su Mường Nhé Điện Biên,

huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

- Về thời gian: Thu thập các số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp, bảng hỏi, từ thực tế.

3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Nội dung

-Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Mường Nhé.

- Đánh giá được những khó khăn và nguyên nhân làm ảnh hưởng tới quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cao su Mường Nhé Điện Biên.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh cho công ty cổ phần cao su Mường Nhé Điện Biên .

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Số liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập từ chính quyền và các ban ngành địa phương, các báo cáo và nghiên cứu của nhiều tác giả được công bố trên sách báo, tạp chí chuyên ngành.

- Tham khảo các tài liệu sách, báo, internet, các chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất cao su.

-Chọn lọc, kế thừa các báo cáo, tài liệu, tư liệu của các cơ quan chuyên môn thuộc xã Mường Nhé như: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của

xã qua 2 năm 2019- 2020. Báo cáo tình hình phát triển sản xuất Nông nghiệp, trên địa bàn xã Mường Nhé.

+ Số liệu sơ cấp được thu thập từ;

1) Phương pháp phỏng vấn hộ: phỏng vấn những người trực tiếp trồng cây cao su và tiêu thụ cao su với bộ câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn.

2) Phỏng vấn lãnh đạo UBND xã, hợp tác xã, hội nông dân, cán bộ khuyến nông xã tại địa bàn nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn là những vấn đề có liên quan đến sản xuất cao su và những nội dung nghiên cứu của khóa luận

+ Phương pháp xử lý số liệu

- Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và được phân nhóm sau đó xử lý bằng bảng tính Excel. Các thông tin được xử lý qua phần mềm Excel sẽ được tiến hành phân tích bằng các phương pháp sau:

- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và phân tích, thống kê mô tả và thống kế so sánh.

- Thống kê mô tả: Mô tả quá trình sản xuất và tiêu thụ của các tác nhân trong ngành sản xuất cao su trên địa bàn Xã Mường Nhé, Huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất để rút ra những nhận xét, kết luận, làm cơ sở để đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm phát triển hiệu quả sản xuất cao su.

- Thống kê so sánh: phương pháp này được dùng để so sánh số liệu qua các năm của các chỉ tiêu phát triển cây cao su như năng suất, sản lượng, chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế với các loại cây ăn quả khác trên địa bàn nghiên

cứu.

- Phương pháp thống kê: là phương pháp tổng hợp các số liệu liên quan đến nội dung của đề tài thu được và tiến hành phân tích so sánh nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. Qua các số liệu thống kê ta có thể thấy được tính quy luật của tượng nghiên cứu và rút ra được những nhận xét, kết luận chính xác để từ đó đưa ra giải pháp cụ thể.

20

-phương pháp PRA

- phương pháp điều tra khảo sát: cty cổ phần cao su, UBND xã và các chuyên gia, chính quyền địa phương

- phương pháp phân tích thống kê: các số liệu sơ cấp và thứ cấp về phát triển trồng cao su trên địa bàn xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

- Phương pháp phân tích ma trận SWOT.

Phương pháp phân tích SWOT được sử dụng để phân tích các điểm mạnh (S, điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) trong sản xuất và tiêu thụ cao su tại địa phương, trên cơ sở đó tìm ra định hướng đúng đắn và giải pháp hợp lý nhằm phát triển cây cao su.

3.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

Một số công thức tính:

+ Công thức tính: GO = ∑ Qi * Pi

Trong đó: Qi: Là khối lượng của sản phẩm thứ i Pi: Là giá cả của sản phẩm thứ i + Công thức tính: IC= ∑Ci

Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i trong vụ sản xuất.

- Lợi nhuận: là chất lượng sản phẩm, quá trình hoạt động củ công ty

và kết quả thu được từ sản phẩm làm ra.

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi chí

- Chi phí SXKD: Là khoảng chi phí mà công ty phải bỏ ra để

đầu tư, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sửa chữa,...những phát sinh mới mà doanh nghiệp tự gánh chịu, từ đầu vào cho đến đầu ra.

- Thu nhập bình quân của lao động:

21

Phần 4

KẾT QUẢ THỰC TẬP 4.1. Khái quát về xã mường nhé

4.1.1. Khái quát về địa bàn thực tập

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý:

- Xã Mường Nhé nằm ở phía tây Bắc của tỉnh Điện Biên có vị trí địa lý:

- Phía đông giáp với xã nậm vì - Phía tây giáp với Lào

- Phía nam giáp với xã Mường Toong - Phía bắc giáp với xã Chung Chải

- Diện tích tự nhiên là 250.000 và chiếm 7.121 người, mật độ dân số đạt 32 người/km².

- Khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa (mưa nhiều) từ tháng 5-7 nhiệt độ

trung bình khoảng từ 20-25°C. Mùa Đông lạnh khô và ít mưa từ tháng 10-1 năm sau.

4.1.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng

*Về sản xuất Nông, lâm nghiệp và thủy sản: a. Cây lương thực:

- Lúa chiêm xuân: Chỉ tiêu kế hoạch giao 45 ha; Diện tích gieo trồng 49,3 ha, tăng 4,3 ha so với năm trước đạt 109,5% kế hoạch giao; Diện tích thu hoạch 42,55 ha, năng suất 58,55 tạ/ha, sản lượng 249,1 tấn. Diện tích không được thu hoạch do hạn hán nắng nóng 6.75 ha;

- Lúa mùa: Chỉ tiêu kế hoạch giao 138 ha. Tổng diện tích gieo cấy là 155,5 ha, tăng 17,5 ha; so với năm trước đạt 112,6 % Kế hoạch giao; Tổng diện tích thu hoạch 154,4 năng suất 69,32 tạ/ha, sản lượng 1.070,3 tấn. Diện tích không được thu hoạch do lũ lụt là 1,1 ha;

22

- Lúa nương: Diện tích gieo trồng ước 180 ha, đạt 45% Kế hoạch giao, Do ảnh hưởng của đợt nắng nóng khô hạn nên tiến độ gieo trồng lúa nương chậm hơn so với kế hoạch. Năng suất đạt 17 tạ/ha, sản lượng đạt 306 tấn. - Cây ngô: Diện tích gieo trồng được 200 ha, đạt 95,2 %, hiện nhân dân đang thu hoạch, năng suất đạt 19,2 tạ/ha, sản lượng đạt 384 tấn. Tổng diện tích thu hoạch cây lương thực là 584,8 ha, Tổng sản lượng lương thực có hạt 2.009,4 tấn, lương thực bình quân đầu người 255,7 kg /người / năm.

b. Cây công nghiệp:

- Cây công nghiệp ngắn ngày: Cây lạc diện tích giao 20 ha, trồng được 6 ha, đạt 30% kế hoạch giao; cây đậu tương Diện tích giao 20 ha, gieo trồng được 8 ha, đạt 40% Kế hoạch giao;

- Cây công nghiệp dài ngày: Tập trung chỉ đạo chăm sóc và khai thác mủ diện tích cây cao su hiện có là 486,42 ha.

c. Cây rau đậu các loại:

-Cây rau đậu các loại: tổng diện tích gieo trồng ước thực hiện được 17 ha. d. Chăn nuôi:

Thực hiện tốt các biện pháp tiêM phòng trên địa bàn gia súc, gia cầm. Tuyên truyền thường xuyên về phòng chống dịch bệnh trên các địa bàn nhất là dịch tả châu phi cần phải có các giải pháp phù hợp.

Đồng thời triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng dại cho chó mèo,Tiêm vắc xin 30a năm 2020 theo kế hoạch của UBND huyện. Tuy nhiên trong năm 2020 ở một số bản như Tổ dân cư số 2, bản Mường Nhé mới phát hiện dịch tả lợn Châu Phi. Tổng số lợn tiêu hủy là 82 con, trọng lượng 3,832 kg.

Tổng đàn gia súc trong năm là: 6453 con. Trong đó: Đàn trâu 2.084 con đạt 138,9% kế hoạch giao; Đàn bò 1.129 con đạt 76,4% kế hoạch giao; Đàn lợn 1171 con đạt 33,4% kế hoạch giao; Đàn dê 401 con đạt 24,5% kế hoạch giao, so với cùng kỳ năm trước đàn trâu tăng, đàn bò, dê, lợn giảm; Gia cầm các loại 28.978 con đạt 77,4% kế hoạch giao, so với cùng kỳ năm trước giảm

e. Thủy sản:

Diện tích nuôi trồng đang có xu hướng tăng và được hỗ trợ phát triển, khoảng 62ha diện tích đang nuôi trồng. Đạt 100% kế hoạch giao. so với cùng kỳ năm trước không tăng, không giảm. UBND xã tiếp tục vận động nhân dân mở rộng diện tích, tận dụng những khu vực thuận lợi về nguồn nước để phát triển nuôi trồng thủy sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

f. Lâm nghiệp:

Triển khai công tác giao rừng và kiểm tra thực địa được 8/11 bản có diện tích rừng tăng thêm, tổng diện tích kiểm tra sơ bộ là: 481,55 ha Triển khai cắm biểm quy hoạch 3 loại rừng được 4 bản bằng 07 biển gồm Nậm San 1,2, Huổi Cọ, Co Lót.

- Công tác tuyên truyền: UBND xã chỉ đạo cán bộ Trạm QLBVR Mường Nhé, Kiểm lâm địa bàn cắm xã, các ban ngành, đoàn thể của xã tổ chức họp dân tuyên truyền, học tập công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR và quản lý lâm sản được: 21 lượt = 962 lượt người tham gia.

- Công tác tuần tra, kiểm tra: UBND xã chỉ đạo tổ công tác, kiểm lâm

địa bàn phối hợp trạm QLBVR tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng được: 139 lượt = 4.527 người tham gia tuần tra bảo vệ rừng. Thường xuyên kiểm tra và phát quang mốc giới KBTTN Mường Nhé, chi trả dịch vụ môi trường rừng, bảng nội quy, biển cấm lửa, bảng tuyên truyền, Cắm mới mới biển báo tam giác 50 biển tam giác, biển hình chữ nhật 02 biên cấm chặt phá rừng.

`* Về Thương mại, dịch vụ

Số lượng hàng hóa luôn đáp ứng được nhu cầu thị trường và luôn mở rộng phát triển nhất nhất là khu chợ. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch tả Châu Phi và dịch bệnh Covid-19 nên một số mặt hàng tăng cao.

* Về hoạt động tài chính Thu - chi ngân sách:

Luôn được quản lý chặt chẽ, đúng mục đích tránh chi tiêu nám phí. Tổng thu ngân sách xã 12.429.752.717 đồng. Trong đó: Thu trên địa bàn: đợt 1 là

513.000.000 đồng, Đợt 2 là 9.847.000.000 đồng. Thu từ chuyển khoảng 2.069.671.717 đồng. Tổng chi năm 2020 là 12.429.752.717 đồng.

- Về giáo dục: quánh trình giảm dạy được quản lý chặt chẽ hơn.

Tỷ lệ

học sinh đến trường đạt 100%, tỷ lệ trường học luôn đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, có đầy đủ các khu vui chơi giải trí, tổ chức thể dục thể thao. Trong năm học 2020 - 2021 toàn xã có 5 trường với 132 lớp bằng 3.788 học sinh trong đó:

+ Cấp học mầm non: 02 trường, 47 lớp học = 1.251 cháu. + Cấp tiểu học: 02 trường, 58 lớp học = 1.608 học sinh. + Cấp trung học cơ sở: 01 trường, 27 lớp học = 929 học sinh. Toàn xã có 05 trường học: Trong đó có 04 trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ I và 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II.

- Về Y tế : Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân

luôn

được quan tâm, các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai, tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em dưới 6 tuổi được 175 trẻ. Chủ động tổ chức tốt chiến dịch truyền thông dịch vụ dân số KHHGĐ đến các bản trên địa bàn xã, tuyên truyền các cặp trong độ tuổi sinh đẻ có kế hoạch áp dụng các biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình.

- Chính sách xã hội: Chính sách đối với người có công và người hưởng chính sách xã hội được triển khai đúng quy định, kịp thời có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo năm sau giảm hơn năm trước, hiện nay còn 928 hộ nghèo; hộ cận nghèo 80 hộ.

- An ninh: Thường xuyên duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, sẵn sàng chiến đấu, tuần tra canh gác đảm bảo an toàn tuyệt đối trên tuyến biên giới. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng đứng chân trên địa bàn nắm chắc tình hình an

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển sản xuất cao su tại công ty cổ phần cao su mường nhé điện biên (Trang 29)