ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: làm rõ được những khó khăn và thực tế tại Công Ty cổ phần cao su Mường Nhé Điện Biên
- Phạm vi nghiên cứu là : là khoảng thời gian thực tập và quá trình nghiên cứu đề tài.
- Về không gian: Tại công ty cổ phần cao su Mường Nhé Điện Biên,
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
- Về thời gian: Thu thập các số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp, bảng hỏi, từ thực tế.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Nội dung
-Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Mường Nhé.
- Đánh giá được những khó khăn và nguyên nhân làm ảnh hưởng tới quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cao su Mường Nhé Điện Biên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh cho công ty cổ phần cao su Mường Nhé Điện Biên .
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
+ Số liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập từ chính quyền và các ban ngành địa phương, các báo cáo và nghiên cứu của nhiều tác giả được công bố trên sách báo, tạp chí chuyên ngành.
- Tham khảo các tài liệu sách, báo, internet, các chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất cao su.
-Chọn lọc, kế thừa các báo cáo, tài liệu, tư liệu của các cơ quan chuyên môn thuộc xã Mường Nhé như: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của
xã qua 2 năm 2019- 2020. Báo cáo tình hình phát triển sản xuất Nông nghiệp, trên địa bàn xã Mường Nhé.
+ Số liệu sơ cấp được thu thập từ;
1) Phương pháp phỏng vấn hộ: phỏng vấn những người trực tiếp trồng cây cao su và tiêu thụ cao su với bộ câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn.
2) Phỏng vấn lãnh đạo UBND xã, hợp tác xã, hội nông dân, cán bộ khuyến nông xã tại địa bàn nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn là những vấn đề có liên quan đến sản xuất cao su và những nội dung nghiên cứu của khóa luận
+ Phương pháp xử lý số liệu
- Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và được phân nhóm sau đó xử lý bằng bảng tính Excel. Các thông tin được xử lý qua phần mềm Excel sẽ được tiến hành phân tích bằng các phương pháp sau:
- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và phân tích, thống kê mô tả và thống kế so sánh.
- Thống kê mô tả: Mô tả quá trình sản xuất và tiêu thụ của các tác nhân trong ngành sản xuất cao su trên địa bàn Xã Mường Nhé, Huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất để rút ra những nhận xét, kết luận, làm cơ sở để đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm phát triển hiệu quả sản xuất cao su.
- Thống kê so sánh: phương pháp này được dùng để so sánh số liệu qua các năm của các chỉ tiêu phát triển cây cao su như năng suất, sản lượng, chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế với các loại cây ăn quả khác trên địa bàn nghiên
cứu.
- Phương pháp thống kê: là phương pháp tổng hợp các số liệu liên quan đến nội dung của đề tài thu được và tiến hành phân tích so sánh nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. Qua các số liệu thống kê ta có thể thấy được tính quy luật của tượng nghiên cứu và rút ra được những nhận xét, kết luận chính xác để từ đó đưa ra giải pháp cụ thể.
20
-phương pháp PRA
- phương pháp điều tra khảo sát: cty cổ phần cao su, UBND xã và các chuyên gia, chính quyền địa phương
- phương pháp phân tích thống kê: các số liệu sơ cấp và thứ cấp về phát triển trồng cao su trên địa bàn xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
- Phương pháp phân tích ma trận SWOT.
Phương pháp phân tích SWOT được sử dụng để phân tích các điểm mạnh (S, điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) trong sản xuất và tiêu thụ cao su tại địa phương, trên cơ sở đó tìm ra định hướng đúng đắn và giải pháp hợp lý nhằm phát triển cây cao su.
3.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
Một số công thức tính:
+ Công thức tính: GO = ∑ Qi * Pi
Trong đó: Qi: Là khối lượng của sản phẩm thứ i Pi: Là giá cả của sản phẩm thứ i + Công thức tính: IC= ∑Ci
Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i trong vụ sản xuất.
- Lợi nhuận: là chất lượng sản phẩm, quá trình hoạt động củ công ty
và kết quả thu được từ sản phẩm làm ra.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi chí
- Chi phí SXKD: Là khoảng chi phí mà công ty phải bỏ ra để
đầu tư,
sửa chữa,...những phát sinh mới mà doanh nghiệp tự gánh chịu, từ đầu vào cho đến đầu ra.
- Thu nhập bình quân của lao động:
21