Vận dụng linh hoạt, sáng tạo hình thức giáo dục.

Một phần của tài liệu LUẬN văn những biện pháp giáo dục đạo đức CÁCH MẠNG cho học viên đạo tạo giáo viên cấp phân đội ở học viện chính trị quân sư (Trang 45 - 46)

Hình thức giáo dục là cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục, để truyền tải nội dung giáo dục đến đối tượng giáo dục. Nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ giáo dục đã xác định. Có hai hình thức giáo dục cơ bản: Hình thức giáo dục chung - hình thức giáo dục riêng.

Hình thức giáo dục chung: Là hình thức giáo dục tập trung theo một chủ

đề xác định, cho một tập thể với nhiều đối tượng cụ thể khác nhau. Đây là hình thức phổ biến trong hoạt động giáo dục chính trị - tư tưởng nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng.

Với lượng thông tin phong phú mang tính cập nhật trong một khoảng thời gian có thể truyền thụ được nhiều kiến thức đến lượng lớn các học viên. Giáo dục chung thường sử dụng chủ yếu cho học tập, nghiên cứu quán triệt các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, học tập chuyên đề, diễn đàn, hội thảo, tọa đàm, thi tìm hiểu, tổ chức các buổi giao lưu văn hoá, văn nghệ... Do đó phải tổ chức tốt các hoạt động giáo dục chung nhằm bồi dưỡng tư duy lý luận, phát triển nhận thức, nâng cao ĐĐCM cho các học viên.

Giáo dục riêng :Là hình thức giáo dục thực hiện tiếp cận đối tượng theo đặc

điểm của từng nhân cách. Mỗi học viên có một hoàn cảnh xuất thân khác nhau, quá trình phấn đấu rèn luyện khác nhau, tố chất khác nhau, kết quả giáo dục của từng gia

đình cũng khác nhau. Do vậy họ có đặc điểm riêng về tính cách. Thực hiện giáo dục riêng trên cơ sở nắm chắc các đặc điểm tâm lý, trình độ, phẩm chất năng lực của đối tượng thường đem lại hiệu quả cao trong ĐĐCM.

Giáo dục riêng thường được sử dụng trong nhận xét, đánh giá, trong sinh hoạt phê bình và tự phê bình, trong giáo dục các đối tượng cá biệt... Để giáo dục riêng có hiệu quả đòi hỏi nhà giáo dục phải nghiên cứu đặc điểm tính cách của từng học viên. Phải chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm, động viên họ, khuyến khích học viên phát huy điểm mạnh, đồng thời nghiêm khắc phê phán, đấu tranh với những điểm yếu kém, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, những hành vi sai trái. Tuy nhiên, giáo dục riêng phải khéo léo, tế nhị, tăng cường đối thoại, cởi mở, khơi dậy ý thức tự giác trong phấn đấu rèn luyện của đối tượng bảo đảm cho học viên tiếp nhận và chuyển hoá những giá trị đạo đức một cách tự nguyện, tự giác có hiệu quả cao.

Đi đôi với giáo dục lý luận cần tổ chức các phong trào hành động cách

Một phần của tài liệu LUẬN văn những biện pháp giáo dục đạo đức CÁCH MẠNG cho học viên đạo tạo giáo viên cấp phân đội ở học viện chính trị quân sư (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w