Các yếu tố tác động tới hoạt động áp dụngquy định pháp luật dân

Một phần của tài liệu Áp dụng quy định pháp luật dân sự trong giao kết và thực hiện hợp đồng thuê nhà của sinh viên trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.5. Các yếu tố tác động tới hoạt động áp dụngquy định pháp luật dân

không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối các chủ thể trong quan hệ thuê nhà mà còn có ý nghĩa to lớn đối với công tác quản lý của Nhà nước và duy trì ổn định xã hội.

1.2.5. Các yếu tố tác động tới hoạt động áp dụng quy định pháp luật dân sự trong giao kết và thực hiện hợp đồng thuê nhà dân sự trong giao kết và thực hiện hợp đồng thuê nhà

Để áp dụng quy định pháp luật một cách thống nhất, chính xác, đảm bảo cho các giao dịch thuê nhà ở diễn ra thuận lợi thì điều kiện tiên quyết là pháp luật điều chỉnh quan hệ về hợp đồng thuê nhà ở phải có sự hoàn thiện nhất định. Cũng bởi pháp luật mang những đặc trưng cơ bản mà các biện pháp quản lý khác không thể có được, đó là tính quy phạm, tính bắt buộc chung và tính cưỡng chế. Chính những đặc trưng cơ bản này đã làm cho pháp luật trở

thành công cụ quản lý xã hội hữu hiệu nhất được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự mà cụ thể ở đây là quan hệ pháp luật trong hoạt động thuê nhà. Do vậy, hệ thống quy định pháp luật dân sự về hợp đồng thuê nhà, về hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng thuê nhà có vai trò ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hệ thống pháp luật dân sự, pháp luật về nhà ở càng chặt chẽ, đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì quan hệ thuê nhà sẽ được kiểm soát, qua đó đảm bảo được trật tự xã hội, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Để đạt được điều đó thì hệ thống pháp luật dân sự về hợp đồng thuê nhà cần phải có sự hoàn thiện đồng bộ nhằm tạo ra một môi trường pháp lý ổn định trong lĩnh vực thuê nhà, qua đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng quy định pháp luật dân sự trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng thuê nhà.

Sự hoàn thiện của pháp luật sẽ chỉ phát huy được tác dụng khi pháp luật đi vào thực tế cuộc sống qua sự vận dụng của các chủ thể vào đời sống. Các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực nào cũng cần có sự hiểu biết các quy định trong lĩnh vực đó. Tương tự như vậy, sự hiểu biết về pháp luật dân sự của các chủ thể trong hoạt động thuê nhà có ảnh hưởng rất lớn tới việc áp dụng các quy định đó vào trong thực tiễn. Chỉ khi có đủ kiến thức cần thiết thì việc giao kết hợp đồng và việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên mới được đảm bảo đúng trình tự, nội dung, hình thức. Từ đó, hợp đồng mới có giá trị pháp lý, việc áp dụng các quy định của pháp luật mới được thực hiện hiệu quả.

Khi đã có kiến thức pháp luật cần thiết, việc vận dụng các quy định đó như thế nào lại phụ thuộc vào ý thức pháp luật của các chủ thể. Ý thức pháp luật của các chủ thể có vai trò quyết đinh đến việc áp dụng các quy định pháp luật dân sự vào trong giao kết và thực hiện hợp đồng. Phần lớn các tranh chấp hợp đồng thuê nhà thường liên quan đến các hành vi vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết được các bên thỏa thuận ghi nhận trong hợp đồng. Các bên khi thỏa thuận xác lập hợp đồng thường ghi nhận theo ý hiểu mà không tuân thủ các

quy định của pháp luật về hợp đồng thuê nhà. Kết quả là các điều khoản thỏa thuận thường vi phạm pháp luật dẫn đến vô hiệu hoặc nếu xảy ra tranh chấp không thể thực hiện được. Trong thực tế còn có những trường hợp tranh chấp không có căn cứ để giải quyết do không có hợp đồng thuê nhà do giao dịch thuê nhà chỉ thỏa thuận bằng miếng hoặc đã được lập bằng văn bản nhưng đã thất lạc. Vì vậy các chủ thể muốn bảo đảm lợi ích của chính mình thì trước tiên cần tự giác tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện hình thức, nội dung của hợp đồng.

Hiệu quả của việc áp dụng các quy định của pháp luật trong giao kết và thực hiện hợp đồng thuê nhà không chỉ phụ thuộc vào các chủ thể mà còn tính đến hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động thuê nhà, đặc biệt là công tác quản lý về hộ tịch, cư trú. Mặc dù nền tảng của pháp luật dân sự là sự tự do thỏa thuận của các chủ thể nhưng sự tự do đó cũng phải được đặt trong khuôn khổ của pháp luật và đạo đức xã hội. Do vậy, nhà nước quản lý tốt đối với hoạt động cho thuê nhà sẽ góp phần làm cho các chủ thể có ý thức thực hiện hợp đồng thuê nhà đúng pháp luật, ngăn chặn tình trạng lừa dối, cưỡng ép trong giao kết và thực hiện hợp đồng thuê nhà hay việc sử dụng hợp đồng thuê nhà làm công cụ bóc lột.

Tiểu kết chƣơng 1

Hợp đồng thuê nhà là một dạng giao dịch dân sự mà cụ thể là một loại hợp đồng thuê tài sản được hình thành từ sự thỏa thuận đến thống nhất ý chí của các bên nhằm làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Việc giao kết hợp đồng thuê nhà phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định, không những thực hiện được mục đích chuyển giao quyền sử dụng nhà để đổi lại một lợi ích vật chất khác giữa các bên mà quan hệ về hợp đồng thuê nhà còn mang tính chất chính trị xã hội, thể hiện ý chí của Nhà nước thông qua việc ban hành các quy phạm pháp luật về hợp đồng thuê nhà. Các quy định của pháp luật về hợp đồng thuê nhà hiện nay được quy định trong nhiều văn bản như Bộ luật Dân sự 2015, Luật nhà ở 2014, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các quy định này đã thiết lập hành lang pháp lý giúp ổn định và phát triển quan hệ pháp luật về hợp đồng thuê nhà.

Như vậy, trong chương 1, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số nội dung cơ bản khái quát về pháp luật hợp đồng thuê nhà và hoạt động áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng thuê nhà vào trong thực tiễn giao dịch thuê nhà của các chủ thể. Đây là tiền đề giúp nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát về vấn thuê nhà của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội, đánh giá các thực trạng, nguyên nhân, hậu quả pháp lý trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng thuê nhà của sinh viên.

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT DÂN SỰ TRONG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ CỦA SINH

VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Áp dụng quy định pháp luật dân sự trong giao kết và thực hiện hợp đồng thuê nhà của sinh viên trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)