Thiết kế mẫu kỹ thuật theo phương pháp tính toán

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ THỂ NGƯỜI VÀ QUẦN ÁO, ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ TRANG PHỤC 3 CHIỀU, SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG VSTITCHER GGT (Trang 32 - 34)

Thiết kế mẫu kỹ thuật theo phương pháp tính toán, áp dụng hệ công thức thiết kế (CTTK) hay còn gọi là phương pháp dựng hình phẳng 2D

Phương pháp này chỉ cho phép xác định gần đúng vị trí các điểm thiết kế quan trọng của các chi tiết. Tuy nhiên phương pháp này thực hiện đơn giản và tạo điều kiện dễ dàng thay đổi kiểu dáng sản phẩm.

Trong một hệ thống thiết kế, tập hợp các công thức thiết kế sử dụng để thiết kế các chủng loại quần áo cùng với một nguyên tắc thiết kế được gọi là hệ công thức thiết kế. Hiện nay trong ngành may ở nước ta tồn tại cùng một lúc nhiều hệ công thức thiết kế khác nhau để thiết kếmẫu kỹ thuật các chi tiết của quần áo tuy nhiên có thể chia làm 2 nhóm chính:

- Hệ công thức thiết kế công nghiệp: Hệ CTTK của khối SEV, hệ CTTK của Italia, Đức, …

- Hệ công thức thiết kế may đo: trường Trung cấp nghề May & Thời trang Hà Nội (56 phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội), của trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt mayThời trang Hà Nội (xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thủ đô Hà Nội), của Khoa Công nghệ May & Thời trang trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, của tác giả Triệu Thị Chơi và của rất nhiều tác giả, nhà may khác nhau,...

Hình dáng cơ thể người là khối cong phức tạp vì vậy việc thiết kế mẫu kỹ thuật tất cả các loại trang phục phải được thực hiện trên các nguyên tắc tạo mẫu phẳng dựa trên hình khối và các mốc đo nhân trắc trên cơ thể, theo phương pháp này người ta xác định kích thước, hình dạng các chi tiết quần áo theo các kích thước cơ thể, phù hợp với kiểu dáng sản phẩm và lượng dư cần thiết. Hiện nay có 3 phương pháp đang thực hiện [5]:

- Thiết kế dựng hình chi tiết mẫu kỹ thuật theo số đo kích thước cơ thể người người: Theo phương pháp này phải xác định kích thước, hình dạng các chi tiết quần áo dựa trên kích thước cơ thể, dựa trên lượng dư cho phép đối với sản phẩm (lượng cử động) và những thông tin về kiểu dáng của sản phẩm từ đó áp dụng công thức tính toán dựng hình phẳng 2D. Phương pháp này chủ yếu dùng cho thiết kế may đo, thiết kế hàng thương hiệu (Ivy, Nem, Nefertiti, Valleysa,...), thiết kế cho hàng FOB (tự tìm thị trường mua nguyên liệu, bán thành phẩm). Theo phương pháp này kết quả và chất lượng mẫu kỹ thuật phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm của người thiết kế.

- Thiết kế dựng hình chi tiết mẫu kỹ thuật theo bảng thông số thành phẩm từ mẫu cơ sở (mẫu cơ bản - basic pattern) là mẫu có sự vừa vặnôm sát cơ thể người mặc): Theo phương pháp này phải xác định kích thước, hình dạng các chi tiết quần áo dựa trên kích thước bảng thông số thành phẩm, dựa trên lượng dư công nghệ (kết quả độ co do thí nghiệm trước khi thiết kế và chế thử sản phẩm) cho phép trong quá trình sản xuất sản phẩm và những thông tin yêu cầu kỹ thuật của tài liệu đơn hàng từ đó áp dụng công thức tính toán dựng hình phẳng 2D. Phương pháp này chủ yếu dùng cho thiết kế trong công nghiệp sản xuất hành loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng chỉ định

- Thiết kế dựng hình chi tiết mẫu kỹ thuật theo hình ảnh hoặc sản phẩm may đã có: Phương pháp này là tổng hợp của hai phương pháp trên. Phương pháp này chủ yếu dùng cho thiết kế trong công nghiệp sản xuất hành loạt theo đơn đặt hàng hoặc tự tìm thị trường mua nguyên liệu, bán thành phẩm (các công ty, xưởng, cơ sở, tổ hợp, sản xuất vừa và nhỏ, các tiểu thương ở các chợ đầu mối; chợ Đồng Xuân Hà Nội, chợ Hôm Hà Nội, chợ Ninh Hiệp Hà Nội,...)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ THỂ NGƯỜI VÀ QUẦN ÁO, ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ TRANG PHỤC 3 CHIỀU, SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG VSTITCHER GGT (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)