Sự vừa vặn của trang phục với cơ thể trong thiết kế 3 chiều

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ THỂ NGƯỜI VÀ QUẦN ÁO, ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ TRANG PHỤC 3 CHIỀU, SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG VSTITCHER GGT (Trang 39 - 42)

Sự vừa vặn của trang phục là sự phù hợp của trang phục với người thật trực tiếp mặc trang phục, khi mặc trang phục đó trên cơ thể phải phù hợp về kích thước và không có vị trí nào nhăn dúm, co kéo hay bùng rộng hơn. Cơ thể khi hoạt động nhẹ cảm giác thoải mái, cử động dễ dàng.

Trang phục đảm bảo sự vừa vặn với cơ thể con người (ma-nơ-canh) là một trong các tiêu chí đánh giá chất lượng của sản phẩm may. Trong sự vừa vặn có hai tiêu chí cần phải phân tích; sự vừa vặn về kích thước và sự vừa vặnvề ngoại quan (tạo dáng).

Sự vừa vặn về kích thước là: Vùng sự vừa vặn của trang phục tiếp xúc trực tiếp với bề mặt cơ thể và đáp ứng độ thoải mái của trang phục [11]

- Được thiết kế sao cho phản ánh được độ chính xác kích thước của cơ thể, vùng sự vừa vặn được thiết kế bằng cách chụp hoặc xây dựng cấu trúc lưới.

- Định dạng sự vừa vặnđược thực hiện bằng cách thay đổi chiều cao, chiều rộng và chu vi của mỗi mặt cắt ngang chính của vùng sự vừa vặn.

Hình 1.17: Định hình sự vừa vặnbằng cách thay đổi kích thước

Sự vừa vặn được đánh giá bằng cảm nhận của người thật mặc mẫu và bằng quan sát ngoại quan:

- Trên cơ sở mẫu được mặc êm phẳng, không bị nhăn rúm, co kéo tại các vị trí: Đối với áonhư; vùng nách trước-sau, cổ áo, vòng ngực, vùng bả vai,... Đối với váy; vùng bụng, vùng mông,... Đối với quần: vùng cửa quần, mông, đùi,...

- Khi đánh giá sự vừa vặntức là cho người thật mặc và chuyển động ở mọi tư thế vẫn thấy thoải mái, mà không sảy ra hiện tượng chật, kích gây khó chịu cho người mặc. Đồng thời vẫn dữ được kiểu dáng của trang phục không nhăn dúm.

Hình 1.18: Đánh giá sự vừa vặn bằng cảm nhận người mặc và quan sát ngoại quan

- Sự vừa vặn chính là khi hình dáng kích thước sản phẩm phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng. Kích thước trang phục phải kể đến sóng vải, trong quá trình cử động của cơ thể tại những vị trí cử động mạnh hoặc do tính thời trang của sản phẩm có thể tạo các sóng vải. Khi thiết kế 2D để tạo sóng vải là điều rất khó nhưng thiết kế 3D có thể tạo được các sóng vải yêu cầu của nhà thiết kế.

- Để đánh giá sự vừa vặn của trang phục phải kể đến yếu tố sức căng của vải với bề mặt cơ thể:

+ Trên cơ thể người có rất nhiều khu vực lồi lõm khác nhau vì những khu vực lồi như; ngực (qua 2 đầu ngực), mông, bả vải,... hay những khu vực lõm như; họng cổ, chân ngực dưới,... Tại những vị trí này sức căng của vải là khác nhau. Khi thiết kế 3D máy tính sẽ thể hiện rất rõ các mốc đo tạo vị trí này. để giúp tính toán sức căng vải tại các vị trí đó chính xác. + Sức căng vải hay còn gọi là độ bền kéo vải, được sử dụng để mô tả vải

được kéo căng trên bề mặt cơ thể. Sức căng vải thể hiện dưới 3 hình thức đó là; dạng hình nón, cung tròn, hyperbol.

+ Đối với áo bó sát của nữ giới sức căng thể hiện dưới dạng hình cung tròn, tại vị trí đầu ngực vải có sức căng lớn hơn các vùng khác, ... [18]

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ THỂ NGƯỜI VÀ QUẦN ÁO, ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ TRANG PHỤC 3 CHIỀU, SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG VSTITCHER GGT (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)