Một số kết quả nghiên cứu về thiết kế quần áo và mô phỏng hình dáng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ THỂ NGƯỜI VÀ QUẦN ÁO, ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ TRANG PHỤC 3 CHIỀU, SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG VSTITCHER GGT (Trang 35 - 39)

Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào xây dựng và phát triển các phương pháp các phương pháp thiết kế mẫu kỹ thuật cơ sở chủ yếu ứng dụng kỹ thuật 3D.

1: Năm 2007đề tài “Thiết kế mẫu cơ bản sử dụng phương pháp thiết kế hình học” của tác giả Sungmin Kim trường Đại học quốc gia Chonnam, Hàn Quốc và Chang Kyu Park, trường đại học Konkuk, Hàn Quốc

Nhận xét 1: Kết quả của nhóm tác giả Hàn Quốc là đưa ra được mẫu cơ sở ở dạng 2D, đồng thời các mẫu trang phục có thể được thiết kế sẵn trong cơ sở dữ liệu của máy tính với các kích thước và kiểu dáng khác nhau mà người sử dụng có thể dùng nó để thiết kế một sản phẩm mới tương tự và do đó tiết kiệm được thời gian [16].

2: Năm 2007 đề tài “Đánh giá sự vừa vặn trong quá trình may đo” của tác giả Chin-Man Chen, trường Đại học Shih Chien, Đài Loan.

Nhận xét 2: Mục đích nghiên cứu để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm may mặc cơ bản được thực hiện đối với nữ sinh viên Đài Loan, với việc đưa ra các dạng cơ thể khác nhau thì tác giả Chin-Man Chen đã chứng minh rằng tuy có cùng kích thước nhưng hình dạng người khác nhau thì sự vừa vặncũng như sự cân bằng của sản phẩm là khác nhau. Các mẫu cơ sở được tạo ra từ dạng kỹ thuật số 3D đã không tính đến yếu tố này khi thiết kế. Đồng thời việc đánh giá mẫu trên ma-nơ-canh sẽ không chính xác nếu ma-nơ-canh không được thiết kế đúng hình dáng và kích thước [11].

3: Năm 2008 đề tài “Phương pháp thiết kế mẫu kỹ thuật tự động từ mẫu thiết kế 3D” của các tác giả Jing-Jing Fang, Yu Ding và Su-Chin Huang, trường Đại học Quốc gia Cheng Kung, Đài Loan

Nhận xét 3: Nghiên cứu của nhóm tác giả Đài Loan cũng là làm phẳng

các bề mặt cong 3D để tạo ra mẫu kỹ thuật cơ sở. Từ dữ liệu quét cơ thể, xây dựng lại cấu trúc cơ thể bằng kỹ thuật số rồi chuyển thành cấu trúc lưới sau đó làm phẳng có sử dụng các điều kiện biên. Phương pháp này khắc phục được điểm thiếu sót của nhóm tác giả Hàn Quốc về độ vừa thể hiện ở kết quả so sánh diện tích lưới và diện tích mẫu khi làm phẳng. Tuy nhiên về độ chính xác sẽ không đảm bảo do phải tuân thủ các điều kiện biên và mẫu ở dạng phẳng cũng chưa thể hiện rõ sự hình thành chiết. Các tác giả có đề cập đến việc nghiên cứu về chiết tạo phom cho mẫu trang phục ở hướng nghiên cứu tiếp theo [14].

4: Năm 2008 với đề tài “phân tích dữ liệu quét cơ thể 3 chiều: Sự phụ thuộc vào kích cỡ và hình dáng cơ thể vào sự vừa vặn của trang phục” của các tác giả Adriana Petrova và Susan P. Ashdown, trường Đại học cornell, Mỹ

Nhận xét 4: đã đề cập đến ý nghĩa của của hình dáng cơ thể trong ngành công nghiệp may mặc. Theo tác giả việc phân loại hình dáng cơ thể nữ trong

ngành công nghiệp may mặc hiện nay chủ yếu dựa trên 1 trong 2 phương pháp chính: đó là tỉ lệ tương quan giữa chiều rộng của cạnh bên so với mặt trước cơ thể hoặc là tỉ lệ giữa các vòng cơ thể. Chính việc phân loại cơ thể theo cách đó gây nhầm lẫn cho khách hàng trong sự lựa chọn của họ về kích thước sản phẩm bởi 2 người có cùng số đo cơ bản (chiều cao, vòng ngực, vòng mông, …) cũng chưa chắc phù hợp trong cùng một mẫu may. Đề tài cũng trình bầy phương pháp thí nghiệm sự vừa vặncủa quần trên 1 vài nhóm người có cùng kích thước vòng mông, vòng bụng nhưng chiều dài từ mông đến bụng khác nhau. Với hệ thống máy quét cơ thể 3D và chiếc quần có thể thay đổi kích thước dài đũng, Nhóm tác giả đã đo được diện tích và tỉ lệ phần trăm các kích thước vòng của quần với cơ thể, từ đó xác định được mức độ thoải mái của người mặc. Tuy vậy, do phạm vi, số lượng và kích thước mẫu hạn chế nên đề tài chưa đưa ra được số liệu chính xác cũng như đặc điểm hình dáng cơ thể điển hình [15].

5: Năm 2009 với đề tài “nghiên cứu đặc điểm hình dáng cơ thể người Việt Nam và ứng dụng thiết kế quần áo”, tác giả Phạm Thị Thắm, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nhận xét 5: Tác giả đã sử dụng máy quét 3D cơ thể người với tiêu cần đạt được: Xây dựng sơ đồ đo các thông số kích thước xác định hình dáng cơ thể nữ giới.Xác định được một số chỉ số hình dáng phần trên cơ thể phụ nữ Việt Nam lứa tuổi 18 đến 55 cho 2 dạng người X-Mông và X-Chuẩn. Đánh giá về đặc điểm hình dáng của từng phần trên cơ thể phụ nữ Việt Nam để từ đó vận dụng trong thiêt kế trang phục phù hợp [6].

6: Năm 2011 với đề tài “Xây dựng mô hình 3D mô phỏng hình dạng, cấu trúc và kích thước cơ thể trẻ em nam lứa tuổi tiểu học địa bàn thành phố Hà Nội”, tác giả Nguyễn Quốc Toản, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Nhận xét 6: Tác giả đã nghiên cứu đặc điểm hình dáng và xây dựng mô hình 3D mô phỏng hình dạng, cấu trúc và kích thước cơ thể trẻ em nam lứa tuổi tiểu học địa bàn thành phố Hà Nội, qua đó tác giả đã xây dựng cấu trúc sản phẩm trên mô hình 3D và ứng dụng phương pháp trải phẳng để trải phẳng bề mặt sản phẩm, ứng dụng thiết kế mẫu cơ bản sản phẩm áo Jilê trẻ em nam [8]

7: Năm 2012 với đề tài “Xây dựng mô hình 3D mô phỏng hình dạng, cấu trúc, kích thước cơ thể và hình trải bề mặt cơ thể từ 3D sang 2D đối tượng học sinh nữ tiểu học địa bàn thành phố Hà Nội sử dụng trong thiết kế công nghiệp may”, tác giả Đinh Mai Hương, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Nhận xét 7: Tác giả đã xây dựng mô hình 3D mô phỏng hình dạng, cấu

trúc, kích thước cơ thể học sinh nữ tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tác giả đã lựa chọn các đối tượng phù hợp với cỡ số chuẩn. Sau đó thực nghiệm quét 3D cơ thể và xây dựng bộ dữ liệu số hóa 3D tái tạo mô hình nữ học sinh. Khi đã xây dựng được bộ dữ liệu số hóa 3D tác giả đã xây dựng hình trải phẳng 2D từ mô hình 3D cho sản phẩm áo bó sát trẻ em nữ. Kết quả là tác giả đã xây dựng được bộ mẫu 2D, đánh giá được độ cân bằng, sự vừa vặn bằng phần mềm VStitcher. Tuy nhiên cũng theo tác giả thì phương pháp thiết kế phát triển dựa trên mô hình 3D chỉ tiện ích trong phát triển sản phẩm bó sát chưa tiện ích trong thiết kế sản phẩm có kết cấu phức tạp như sản phẩm có nếp gấp, sóng vải, bèo, … [2].

8: TS. Trần ThịMinh Kiều và Soonjee Park: “AO DAI” pattern development for Vietnamese women from 3D body scan data, School of Textiles, Yeungnam University S. Korea

Nhận xét 7: Các tác giả TS. Trần Thị Minh Kiều và Soonjee Park đã nghiên cứu đặc điểm hình dáng và xây dựng mô hình 3D mô phỏng hình dạng, cấu trúc và kích thước cơ thể phụ nữ Việt Nam lứa tuổi 30, với kết quả nghiên cứu 927 phụ nữ Việt Nam, tác giả đã tiến hành phân loại dạng cơ thể

nữ Việt Nam thành 4 dạng (dạng chữ A với tỉ lệ 37,86%; dạng chữ X với tỉ lệ 24,70%; dạng chữ H với tỉ lệ 17,91% và dạng X mông với tỉ lệ 19,52%). Từ đó tác giả xây dựng mô hình ma-nơ-canh ảo phụ nữ Việt Nam ứng dụng để thiết kế Áo Dài Việt Nam [3]

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ THỂ NGƯỜI VÀ QUẦN ÁO, ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ TRANG PHỤC 3 CHIỀU, SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG VSTITCHER GGT (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)