Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ THỂ NGƯỜI VÀ QUẦN ÁO, ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ TRANG PHỤC 3 CHIỀU, SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG VSTITCHER GGT (Trang 50 - 51)

Trên cơ sở quả nghiên cứu tổng quan và các yếu tố đã được phân tích thấy rằng mối quan hệ cơ bản nhất giữa cơ thể người và quần áo là mối quan hệ giữa kích thước và hình dáng bề mặt, cơ thể người và ma-nơ-canh được sử dụng để thiết kế quần áo. Trong phạm vi luận văn này em tập trung nghiên cứu kích thước giữa cơ thể người và quần áo và giới hạn là sản phẩm áo sơ mi mặc sát trong đó kích thước vòng ngực II là chủ đạo vì kích thước này được coi là một trong những kích thước phức tạp nhất và hình dáng bề mặt cơ thể tại đây cũng phức tạp nhấtđặc biệt là của nữ giới:

Trang phục:

- Mẫu trang phục nghiên cứu là áo sơ mi nữ loại bó sát, che phủphần trên cơ thể đến ngang mông.

- Số đo kích thước ma-nơ-canh, người mẫu thật được sử dụng để thiết kế kiểm tra sự vừa vặn sản phẩm may áo sơ mi là thuộc phân nhóm cỡ “M” là nhóm cỡ có tỷ lệ phục vụ cao. Phù hợp với số đo trong hệ thống cỡ số, bảng phân cấp size, áo của Viện Dệt May Việt Nam và kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyên Phương Linh, trường Cao đẳng nghề Long Biên.

- Vải may áo sơ mi là “vải lon” mầu trắng: Thành phần 100 % Polyester, vải dệt thoi và không co giãn.

Đối tượng mặcáo sơ mi:

Người mẫu được mặc thử là nữ thanh niên lứa tuổi 19 ÷ 25, với các kích thước chủ đạo: Chiều cao; 154 ÷ 162 (cm), Vòng ngực II; 76 ÷ 92 (cm), Vòng eo; 61 ÷ 77 (cm), Vòng mông; 83 ÷ 97 (cm). Đây là độ tuổi người nữ trưởng thành, tỷ lệ cơ thể tương đối ổn định, rất phù hợp để nghiên cứu kích thước vòng ngực II.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ THỂ NGƯỜI VÀ QUẦN ÁO, ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ TRANG PHỤC 3 CHIỀU, SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG VSTITCHER GGT (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)