1: Người thiết kế mẫu cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc điểm hình dáng cơ thể người trong ứng dụng thiết kế quần áo, đặc biệt là thiết kế quần áo loại bó sát.
2: Theo kết quả phân tích, nghiên cứu của Viện Dệt May Việt Nam và tác giả Nguyễn Phương Linhtrường Cao đẳng nghề Long Biên về tỷ lệ dân số phục vụ cỡ số trang phục nữ độ tuổi lao động của người Việt Nam cỡ “M” chiếm tỷ lệ phục vụ cao. Vì thế em lựa chọn ma-nơ-canh bán thân và các người mẫu có kích thước phù hợp nằm trong phân nhóm cỡ “M” là đối tượng nghiên cứu của luận văn. Trong đó các người mẫu thật được lựa chọn là người mẫu nữ độ tuổi từ 19 ÷ 25, để mặc thử có các kích thước tiêu chuẩn trong phân nhóm cỡ “M” như đã nghiên cứu ở trên, đặc biệt lấy kích thước vòng ngực II làm chủ đạo.
3: Phương pháp thiết kế quần áo trực tiếp trên ma-nơ-canh (3D), có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp thiết kế theo hệ công thức (2D), phương pháp này đang được các trường đào tạo thiết kế thời trang, công ty sản xuất kinh doanh quần áo thời trang sử dụng phổ biến.
4: Tại Việt Nam phương pháp thiết kế quần áo mô phỏng 3D được sử dụng hiện này là phương pháp thiết kế mẫu trải phẳng 2D theo hệ công thức thiết kế sau đó chuyển sang mô phỏng ảo 3D để đánh giá; sự vừa vặn, mầu sắc, vị trí kết cấu bố cục trang phục. Sau đó chỉnh sửa mẫu trên mô phỏng 3D rồi chuyển về mẫu trải phẳng 2D. Các trường đại học cao đẳng và cơ sở đào tạo ngành; thiết kế thời trang, công nghệ may, kinh tế và quản trị thời trang (merchandising). Các công ty sản xuất và thương mại ngành may ứng dụng CAD/CAM ở Việt Nam chủ yếu vẫn ở công đoạn thiết kế mẫu 2D (thiết kế, hiệu chỉnh, nhảy mẫu, giác sơ đồ). Một số công ty bắt đầu chú ý đến thiết kế mô phỏng 3D do lợi ích vốn có của nó đem lại.
Tuy nhiên số lượng các đơn vị sử dụng vẫn hạn chế và tin dùng hệ thống CAD/CAM của một số nhà cung cấp lớn như; Gerber Technology, TukaTeck, Optitex, Lectra,... Phần mềm mô phỏng ảo VStitcher của Gerber Garment Technology được đề cập trong luận văn này để kiểm chứng sự vừa vặn của trang phục.
5: Mẫu mô phỏng ảo 3D trên phần mềm về VStitcher: Hình dạng, cấu trúc, kích thước, giống ma-nơ-canh và số đo của các người mẫu thật. Sau đó đánh giá sự vừa vặn của trang phục trên người mẫu ảo là nội dung cần được nghiên cứu sâu.
6: Từ các nhận xét trên trong đề tài luận văn “Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ thể người và quần áo, ứng dụng trong thiết kế trang phục 3 chiều, sử dụng phần mềm mô phỏng VStitcher GGT”. Nội dung luận văn đi sâu nghiên cứu mối quan hệ về kích thước giữa cơ thể người với quần áo tập trung vào vị trí vòng ngực II, nữ giới lứa tuổi từ 19 ÷ 25 về mô phỏng ảo sản phẩm áo sơ mi mặc sát trên phần mềm VStitcher GGT để đánh giá sự vừa vặncủa sản phẩm mayphục vụ quá trình thiết kế 3D.
G G
Chương 2:
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU