Xây dựng môi trường du lịch của tỉnh Hòa Bình an ninh, an toàn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh hòa bình (Trang 157 - 158)

5. Kết cấu của luận án

4.2.9. Xây dựng môi trường du lịch của tỉnh Hòa Bình an ninh, an toàn

Vấn đề an ninh, an toàn của điểm đến du lịch có vai trò rất quan trọng đối với du khách khi đưa ra quyết định, lựa chọn điểm đến du lịch. Một môi trường du lịch an ninh, an toàn, thân thiện sẽ giúp du khách dễ dàng đưa ra quyết định lựa chọn hơn cho các chuyến đi của mình. Các công việc cần triển khai để xây dựng môi trường du lịch an ninh, an toàn như sau:

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục, vận động các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tích cực tham gia xây dựng môi trường du lịch an toàn, vệ sinh, văn minh, thân thiện.

Thực hiện giải pháp lắp camera ghi hình cố định tại một số khu, điểm du lịch có đông khách; lập các đường dây nóng để hỗ trợ du khách phản hồi các thông tin; hình thành hệ thống kiểm soát an ninh, an toàn các khu, điểm du lịch kết nối với ban quản lý của các khu, điểm du lịch.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và tăng cường quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và tuyên truyền, phổ biến thực hiện quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên địa bàn tỉnh; thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch.

Công an tỉnh chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh triển khai hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật tự trong lĩnh vực du lịch. Tăng cường triển khai các phương án, kế hoạch, huy động lực lượng, biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Nâng cao hiệu quả QLNN về an ninh trật tự trong lĩnh vực du lịch,

phối hợp với các sở, ban, ngành kiểm tra xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, tạo môi trường thuận lợi để PTDL ở địa phương.

4.2.10. Tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm trong phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình

Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh và thực tiễn tình hình sai phạm trong PTDL đang diễn ra trên địa bàn tỉnh cho thấy rằng rất cần thiết phải tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong PTDL. Các nội dung của thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm bao gồm:

Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng.

Tăng cường quản lý, kiểm tra công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành chức năng thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về môi trường, đất đai, tài nguyên nước tại các khu, điểm du lịch theo kế hoạch hoặc thanh tra đột xuất.

Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị chức năng của ngành thực hiện quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu, điểm du lịch, trong các khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn cho khách du lịch đến Hòa Bình. Chủ trì và phối hợp trong kiểm tra xử lý các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

UBND các huyện, thành phố tăng cường chỉ đạo, kiểm tra giám sát đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh, bảo vệ tài nguyên môi trường để du lịch phát triển.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh hòa bình (Trang 157 - 158)