Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh hòa bình (Trang 158 - 160)

5. Kết cấu của luận án

4.2.11. Các giải pháp khác

Một là, tiếp tục duy trì và mở rộng mối liên kết, hợp tác trong PTDL. Trong thời điểm du lịch quốc tế chưa thể khôi phục lại do dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, du lịch trong nước trở thành trọng điểm khai thác. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để người dân trong nước được hưởng những dịch vụ mà trước đây chủ yếu dành cho người nước ngoài. Bên cạnh việc khai thác tập khách truyền thống, Hòa Bình cần tăng cường hợp tác với các địa phương khác trong cả nước. Thời gian qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong liên kết hợp tác giữa 8 tỉnh Tây Bắc (bao gồm tỉnh Hòa Bình) với thành phố Hồ Chí Minh trong PTDL nhưng mối quan hệ hợp tác này cần đi vào thực chất và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, trên cơ sở tập trung đầu tư kết nối hạ tầng trong vùng; xây dựng các sản phẩm đặc trưng, các dịch vụ, kết nối các tour,

tuyến trong vùng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan các di tích lịch sử, danh thắng trên địa bàn tỉnh. Để làm được điều này, CQĐP tỉnh Hòa Bình cần phối hợp với CQĐP các tỉnh thực hiện tăng cường công tác QLNN, trao đổi thông tin về quy hoạch, kế hoạch, tình hình HĐDL; tập trung phát triển các sản phẩm du lịch, trọng tâm là phát triển sản phẩm du lịch liên kết, phát triển sản vật du lịch địa phương; tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch và xúc tiến kêu gọi đầu tư du lịch. Không chỉ liên kết PTDL giữa các tỉnh, mà còn cần chú trọng liên kết giữa các địa phương trong tỉnh, giữa các sở, ngành và các lĩnh vực dịch vụ tại địa phương.

Hai là, phát huy vai trò của Hiệp hội du lịch và các tổ chức nghề nghiệp liên quan đến du lịch; phát triển các chi hội, câu lạc bộ doanh nghiệp du lịch thu hút các đối tượng kinh doanh du lịch hoạt động theo nhóm ngành dịch vụ, theo thị trường, theo quy mô để tăng cường liên doanh, liên kết nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị, doanh nghiệp trong kinh doanh dịch vụ du lịch.

Ba là, cần có chính sách ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh đầu tư phát triển sản phẩm du lịch cao cấp, có chất lượng vào các khu vực trọng điểm du lịch của tỉnh; thu hút các công ty lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch hoạt động trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh và người dân tiếp cận vay vốn khởi nghiệp; hỗ trợ các hộ dân làm du lịch cộng đồng tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

Bốn là, tiếp tục nghiên cứu cải tiến, đơn giản hóa, ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 trong việc cấp phép kinh doanh và quản lý hoạt động kinh doanh, nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp hoạt động.

Năm là, hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về du lịch của tỉnh Hòa Bình. Trong đó, cần nghiên cứu bổ sung thêm nhân lực có chuyên môn cho Phòng Quản lý Du lịch của Sở VH,TT&DL tỉnh, đồng thời phân tách thành các nhóm chuyên trách để quản lý có hiệu quả (quản lý hoạt động lữ hành, quản lý cơ sở lưu trú, quản lý quy hoạch, phát triển TNDL).

Sáu là, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp tỉnh để tăng cường các hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong việc bảo tồn văn hóa, bảo tồn TNDL để PTDL cộng đồng, xây dựng CSHT du lịch,... Đặc biệt, tỉnh cần tăng ngân sách cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển để tạo dựng thương

hiệu du lịch tỉnh và đồng thời cũng là một giải pháp hiệu quả nhằm kích cầu du lịch trong thời kỳ hậu covid.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh hòa bình (Trang 158 - 160)