ĐẶC ĐIỂM TỔN THƢƠNG TRONG QUÁ TRÌNH PHẪU THUẬT 1 Vị trí khối u

Một phần của tài liệu nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng (Trang 73 - 76)

- Kết quả CLVT phát hiện phù hợp phẫu thuật 9 bệnh nhân di căn gan và

4.4. ĐẶC ĐIỂM TỔN THƢƠNG TRONG QUÁ TRÌNH PHẪU THUẬT 1 Vị trí khối u

4.4.1. Vị trí khối u

Vị trí của u nằm trên khung đại trực tràng trong nghiên cứu theo thứ tự là trực tràng 38,7%, đại tràng sigma 14,5%, đại tràng góc gan 12,9%, đại tràng lên 9,7%, còn các vị trí khác chiếm tỉ lệ thấp. Kết quả nghiên cứu của Lê

Quang Minh cũng cho thấy vị trí gặp theo thứ tự là trực tràng 48,7%, đại tràng sigma 16,7% [23] và nghiên cứu của D. Hayne ở trực tràng là 38%, đại tràng sigma là 29%, manh tràng là 15% [57].

So sánh vị trí phân bố u trên khung đại tràng sau phẫu thuật có tỷ lệ khác nhau theo từng tác giả, nhưng nhận xét chung là đều xuất hiện cao nhất ở trực tràng rồi đến đại tràng sigma. Theo y văn ghi nhận tỷ lệ cao nhất ở trực tràng khoảng 43% rồi đến đại tràng sigma 25%, đại tràng lên 18% [47].

Bảng 4.2. Phân bố vị trí u trực tràng của một số nghiên cứu ( %)

Vị trí Võ Tấn Long [20] Nguyễn Tải [30] Chúng tôi

Trực tràng thấp 47,4 48,3 58,4

Trực tràng trung gian 46,3 34,5 20,8

Trực tràng cao 6,3 17,2 20,8

Trong UTTT ở bảng 3.18 phẫu thuật 24 bệnh nhân có 25 khối u được xác định trong đó vị trí TT thấp là 58,4%, TT trung gian 20,8%, TT cao 20,8%. So sánh với các tác giả ở bảng 4.2 kết quả khối u chủ yếu ở trực tràng thấp và trung gian tương ứng việc thăm khám trực tràng thấy u.

4.4.2. Kích thƣớc khối u

U có kích thước càng lớn và ít di động phẫu thuật càng khó và nếu mổ nội soi thì nguy cơ chuyển qua mổ mở cao [39]. Kết quả ở bảng 3.19 khối u <5 cm UTĐT chiếm 50,0%, UTT chiếm 58,3% chung 52,2%, khối u từ 5 - 10 cm UTĐT là 39,3%, UTTT 33,3% chung 37,1%. Trong khi đó khối u lớn hơn 10 cm UTĐT chỉ 10,5%, UTTT 8,4%, chung 9,7%. Phan Văn Hạnh kích thước khối u UTĐT sau mổ < 5 cm là 36,8%, 5 - 10 cm là 52,0% và có 29,9% u lớn hơn 10 cm [5], Võ Tấn Long trong UTTT kích thước theo thứ tự là 57,7%, 30,5% và cũng chỉ 12,1% u >10cm [20]. Nguyễn Tải cũng có kết quả tương tự

chúng tôi trong UTĐTT kích thước < 5 cm (57,7%) 5 - 10 cm (40,3%) và chỉ 2,9% u > 10 cm vì tác giả mổ nội soi nên có sự chọn lọc sơ bộ trước [30].

4.4.3. Đặc điểm xâm lấn của khối u

Trong số 54 bệnh nhân phát hiện có u thì giai đoạn T4 chiếm tỷ lệ cao UTĐT (42,1%), UTTT (45,1%) và tính chung UTĐTT (43,6%) và tiếp theo là T3 với UTĐT (28,9%), UTTT(33,3%), chung (30,6%). So với khối u ở giai đoạn T2 phát hiện rất ít UTĐT (13,8%), UTTT (12,2) và chung UTĐTT (13,2%). Điều này chứng tỏ bệnh nhân đến điều trị ở giai đoạn muộn đã có sự xâm lấn xung quanh.

Giai đoạn xâm lấn của khối càng thấp thì tỷ lệ sống sót trung bình sau 5 năm điều trị càng cao. Nguyễn Quang Thái nghiên cứu trên 197 bệnh nhân thấy T1 (1,0%), T2 (7,1%), T3 (40,6%), T4 (51,2%) tương ứng tỷ lệ sống sót trên 5 năm là 100%, 92,9%, 63,5% và chỉ 23,4% [31].

4.4.4. Đặc điểm tổn thƣơng hạch

Đánh giá hạch ở bảng 3.21: tỷ lệ hạch vùng phát hiện trong mổ chiếm tỷ lệ cao 54,4% trong đó giai đoạn N1 (29,8%) và N2 (24,6%). Số lượng bệnh nhân UTĐT có ≤ 3 hạch 32,4% nhiều hơn bệnh nhân có hơn 3 hạch 17,6%. Ngược lại trong UTTT bệnh nhân hơn 3 hạch 34,8% nhiều hơn bệnh nhân ≤ 3 hạch 26,1%. Nguyễn Quang Thái ở bệnh nhân UTĐT có N1 31,3%, N2 16,8% và nghiên cứu thấy rằng các hạch biến đổi màu sắc, mật độ cứng, kích thước > 1 cm tỷ lệ đúng hạch di căn hơn hạch màu hồng, mềm và < 1 cm (p < 0,001) [31].

4.4.5. Đặc điểm di căn

Bảng 3.22 cho thấy ở UTĐT có 10 tạng bị di căn tương ứng 10 bệnh nhân, trong UTTT trên 7 bệnh nhân thì di căn 15 tạng, có 2 bệnh nhân vừa di căn gan kèm di căn 2 tạng khác phối hợp và 4 trường hợp di căn 2 tạng. Gan là bị di căn nhiều nhất 9/25 tạng bị di căn, đến mạc nối lớn 5/25. Sở dĩ vậy là do gan là cơ quan được nuôi dưỡng chủ yếu là hệ tĩnh mạch cửa và các tổn thương u thường kèm theo viêm phù nề tạo nên phản ứng mạc nối đến bao bọc. Nghiên cứu của Nguyễn Thuần di căn gan 25% [32], nghiên cứu phẫu

thuật UTTT của Võ Tấn Long có 22,6% bệnh nhân di căn gan và 10% di căn mạc nối, phúc mạc. Tác giả nhận xét đúng ra tỷ lệ di căn gan sẽ cao hơn nếu tất cả bệnh nhân được siêu âm và chụp CLVT [20], Kashif Ashraf chụp CLVT trên 52 bệnh nhân UTĐTT, phát hiện trên phẫu thuật 18 di căn ở gan, 9 di căn phúc mạc và 1 ở tuyến thượng thận [38].

Hiện nay cắt bỏ gan bị di căn cũng như một số phương pháp thuyên tắc mạch cửa, phá huỷ ổ di căn bằng liệu pháp làm lạnh hoặc nhiệt cao tần và hoá trị liệu phối hợp nhằm kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân nên việc chẩn đoán trước mổ càng quan trọng [69].

Một phần của tài liệu nghiên cứu hình ảnh cắt lớp vi tính và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)