Tình hình cơ bản của HTX miến Việt Cường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã miến việt cường trên địa bàn xã hóa thượng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 34)

HTX miến Việt Cường nằm ở Xóm Việt Cường, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên có nghề làm miến dong truyền thống đã được gần 50 năm nay. Tại vùng đất này, sản phẩm miến dong đã từng bước được khẳng định thương hiệu bởi có đặc điểm rất riêng so với những loại miến của vùng khác.

Năm 2007, HTX Miến Việt Cường ra đời, lúc đầu chỉ có 7 xã viên và vốn góp được hơn 10 triệu đồng. Có HTX, sản lượng miến làm ra đã tăng lên, song mức tiêu thụ vẫn rất chậm. Qua tìm hiểu thị trường, anh thấy miến bán trên thị trường có màu trắng tinh sẽ tiêu thụ được nhiều hơn. “Làm ra miến trắng không khó, chỉ cần thêm vào chất tẩy trắng là được, nhưng như vậy sẽ không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm”, anh Nguyễn Văn Ba cho biết.

Sản phẩm miến dong sạch Việt Cường được sản xuất từ bột dong riềng tía là chủ yếu, nguyên liệu thường được thu mua tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang… Trước kia được sản xuất 100% thủ công, nhỏ lẻ của các hộ dân nên hiệu quả sản xuất không cao vì sản xuất thủ công phần lớn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, sản phẩm làm ra chủ yếu chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu của bà con địa phương. Từ năm 2007, Hợp tác xã miến Việt Cường được thành lập, ban đầu với 7 xã viên,vốn điều lệ có 10 triệu đồng. Mục tiêu hướng đến của Hợp tác xã là phát triển, mở rộng thị trường và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, vì vậy anh Nguyễn Văn Ba, Giám đốc Hợp tác xã đã tích cực tìm hiểu các mô hình hoạt động của Hợp tác xã, kêu gọi nguồn vốn đầu tư để mua thiết bị máy hỗ trợ sản xuất, nâng cao năng suất và huy động mọi nguồn lực từ các

hộ xã viên để tăng cường hợp tác trong sản xuất làm gia tăng giá trị sản lượng cung ứng ra thị trường.

Thông qua việc liên kết đầu tư, Hợp tác xã đã mua thiết bị máy chuyên dụng như máy đánh bột, máy xén mài củ giúp cho việc sản xuất được thuận lợi. Thay vì phương thức xay bột thủ công bằng tay mất nhiều thời gian, công sức, nay sử dụng máy xay đánh bột hiệu quả cho năng suất gấp 4 - 5 lần. Tiếp đó, xây dựng nhà xưởng để mở rộng diện tích sân phơi miến và làm mái che di động để có thể phơi và làm quanh năm nên không bị phụ thuộc thời tiết mưa gió làm ảnh hưởng tới công tác sản xuất.

Sau 13 năm gây dựng và phát triển, đến nay Hợp tác xã đã có 15 thành viên góp vốn trên 6 tỷ đồng và trên 20 lao động thường xuyên. Đến nay, sản phẩm miến sạch Việt Cường đã có mặt ở khắp các tỉnh thành phố trên cả nước, được nhiều người biết đến và tin dùng. Tại cuộc thi sản phẩm nông nghiệp sạch thuộc Chương trình OCOP tỉnh Thái Nguyên năm 2019, sản phẩm miến dong Việt Cường đã được đánh giá đạt tiêu chuẩn 4 sao. Đây là động lực để bà con tiếp tục sản xuất ra các sản phẩm miến có chất lượng cao, đem lại giá trị phát triển kinh tế cho địa phương và góp phần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng miền.

* Thị trường tiêu thụ

Sản phẩm miến sạch Việt Cường ban đầu chỉ được phân phối tại địa phương và các xã lân cận do sản lượng sản xuất thấp. Từ khi có Hợp tác xã miến Việt Cường ra đời đã tổ chức sản xuất và nâng cao được giá trị sản lượng cung ứng ra thị trường. Sản phẩm miến của HTX làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Không dừng lại ở công tác phân phối ở các đại lý nhỏ lẻ, Hợp tác xã còn liên kết với các nhà phân phối để giới thiệu và bán sản phẩm tại các siêu thị trong cả nước như Saigon Coop, hệ thống siêu thị Intimex tại các tỉnh thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Bắc Ninh, Fivimax và Harpro…

Để có được chỗ đứng trên thị trường lớn, Hợp tác xã đã đầu tư thiết bị máy móc, đảm bảo các quy trình sản xuất sạch và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, thiết kế mẫu mã bao bì bắt mắt để đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh việc hoàn thiện mẫu mã sản phẩm, hợp tác xã còn tích cực tham gia vào các Hội chợ xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, hiện nay miến dong Việt Cường đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nước và được người tiêu dùng ưa chuộng.

* Hoạt động sản xuất

Để có được sản phẩm miến đạt chất lượng, trong quá trình sản xuất miến sạch cần phải thực hiện nghiêm ngặt các quy trình trong sản xuất, từ khâu lựa chọn nguyên liệu tới các công đoạn khác. Nguyên liệu chủ yếu là bột củ dong riềng tía được thu mua từ một số vùng núi phía Bắc. Dong được thu mua về gọt bỏ những phần hỏng, rửa sạch và cho vào máy mài nát, đem bột lọc kỹ bằng nước sạch qua tấm vải màn thưa để đảm bảo không bị tạp khuẩn, sau đó pha chế thêm với một phần bột gạo và chất phụ gia trộn đều. Trong quá trình đánh bột phải đảm bảo bột sánh đều, không bị vón và sống. Sau khi đánh bột đạt yêu cầu người làm miến cho bột vào máy ép thành sợi, xong dàn miến ra phên phơi. Miến đem phơi được thực hiện theo bí quyết riêng để đảm bảo màu sắc cũng như hương vị của sản phẩm. Thông thường vào những thời tiết nắng đẹp, đều không gắt thì sẽ phơi trong 2 nắng là đạt yêu cầu, miến được cất nơi khô ráo, sạch sẽ và thoáng để đóng gói sản phẩm và cung ứng ra thị trường.

Để đạt được sản lượng hàng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, Hợp tác xã đã phải xây dựng kế hoạch gia tăng sản xuất, từng bước hoàn thiện các quy trình, công đoạn sản xuất, đầu tư thêm nhà xưởng từ 700m2 lên 1.000m2, mua thêm dàn máy phơi miến tự động bằng băng tải inox sạch sẽ, vệ, sinh, nâng công xuất sản xuất miến từ 300 kg/ngày lên 1 tấn/ngày.

Nhờ có sự đồng tâm, nhất trí của các hộ xã viên và sự hỗ trợ về vốn của Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, Liên minh HTX Việt Nam, công tác sản xuất của Hợp tác xã miến Việt Cường thuận lợi hơn rất nhiều. Năm 2018, Hợp tác xã đã sản xuất và bán ra thị trường trên 200 tấn miến với giá ổn định là 60.000 đồng/kg, lợi nhuận thu được đạt tầm 8 tỷ đồng. Năm 2019, lượng miến cung ứng ra thị trường đạt 300 tấn, vào những dịp gần Tết, nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên 60% so với ngày thường, tạo được nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Mỗi năm đã tiêu thụ hàng nghìn tấn bột củ dong để phục vụ sản xuất, tạo công ăn việc làm cho cả người dân trồng dong của các tỉnh vùng núi Bắc Cạn.

4.1.1.Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của HTX miến Việt Cường

Kho Đội trưởng sản

xuất

Phòng KD

Phó giám đốc Phó giám đốc

Tổ đóng gói Tổ sản xuất Kt bán hàng Kt công nợ Kt kho

Đại hội xã viên

Giám đốc

Cơ cấu tổ chức gồm có:

+ Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc HTX. + 1 phó giám đốc phụ chách sản xuất.

+ 1 phó giám đốc phụ trách kho, bán hàng, tổng hợp. + Thủ quỹ

+ Các tổ trưởng, phục trách các tổ ở 2 khu vực: sản xuất và đóng gói

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã miến việt cường trên địa bàn xã hóa thượng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 34)