Tổ chức thựchiện các chương trình, chính sách, kếhoạch về giảm nghèo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 31 - 32)

Xây dựng bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác giảm nghèo từ trung ương đếnđịa phương, đảm bảo hoạt động thông suốt, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các chính sách giảm nghèo một cách tập trung nhất. Thực hiện đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, đồng thời quy hoạch, sử dụng, bố trí hợp lý, ổn định đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; chú trọng củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên ở cơ sở; nâng cao năng lực làm việc, đạo đức nghề nghiệp và hiệu suất công tác; cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng nhằm đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả và minh bạch trong giải quyết các thủ tục hành chính, giảm phiền hà trong thực hiện chính sách giảm nghèo.

1.2.3. Tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, kế hoạch về giảm nghèo nghèo

Hoạch định và ban hành các chương trình, chính sách là một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nhà nước, là toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây dựng ban hành các chính sách. Công tác giảm nghèo bền vững được nhà nước hoạch định bằng các chiến lược, chính sách thực hiện chương trình theo từng giai đoạn, thời kỳ hoặc phân kỳ giai đoạn 5 năm dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư, đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết. Để đạt được các mục tiêu trên, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chủ trương, định hướng về công tác giảm nghèo bền vững đã tạo thành khung pháp lý cần thiết trong lĩnh vực giảm nghèo, cụ thể như: Nghị quyết số 80/NQ-CP, ngày 19/5/2011 của Chính phủ về

định hướng giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốcgia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020. Trên cơ sở đó các chính sách giảm nghèo bền vững được cụ thể hóa theo từng ngành, lĩnh vực như:

Chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất.

Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo Chính sách hỗ trợ về giáo dục – đào tạo

Chính sách trợ giúp về pháp lý cho người nghèo Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất

Chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Chính sách giảm nghèo đặc thù, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn.

Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Trung ương, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện cụ thể hóa bằng các văn bản Nghị quyết, chương trình hành động cụ thể, thiết thực cho công cuộc giảm nghèo bền vững phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 31 - 32)