0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Xây dựng mô hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NÔ, TỈNH ĐẮK NÔNG (Trang 66 -71 )

- Mô hình gửi tiền tiết kiệm - chung tay vì người nghèo

Ngoài nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng chính sách chủ yếu được bố trí từ ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương, hiện nay NHCSXH huyện Krông Nô còn đẩy mạnh chương trình gửi tiền tiết kiệm, với ý nghĩa tạo lập thêm nguồn vốn đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau”. Để triển khai chương trình có hiệu quả, vừa qua Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Nô đã phát động “Ngày gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”. Chương trình đã thu hút sự tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện, qua đó nhằm tạo nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Ngày gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo” được huyện Krông Nô phát động nhằm huy động sự chung sức, đồng lòng của các tổ chức, cá nhận tạo lập nguồn vốn đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; Đồng thời, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc tạo nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội. Ngay trong ngày phát động đã có 80 tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện tham gia gửi tiết kiệm, với số tiền gửi hơn

500 triệu đồng. Tính đến hết tháng 9/2021, tổng số tiền huy động tiết kiệm tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Nô là hơn 42 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm từ các tổ chức, cá nhân là 20,5 tỷ đồng; còn lại hơn 21,5 tỷ đồng là tiền gửi tiết kiệm thông qua hệ thống Tổ Tiết kiệm và vay vốn. Sau chương trình, Phòng giao dịch NHCSXH huyện mong muốn các cơ quan, đơn vị, các ban ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong cán bộ, hội viên và nhân dân gửi vào NHCSXH để tăng cường nguồn lực cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội, góp phần giảm cấp bù cho ngân sách nhà nước, cũng như góp phần hạn chế nạn tín dụng đen trên địa bàn huyện.

-Mô hình gương người cao tuổi làm kinh tế giỏi vươn lên thoát nghèo

Thực hiện phong trào thi đua tuổi cao gương sáng gắn với phong trào làm kinh tế giỏi do các cấp hội người cao tuổi phát động thời gian qua đã thu hút đông đảo hội viên người cao tuổi trên địa bàn huyện Krông Nô hưởng ứng. Từ đó, xuất hiện nhiều hội viên người cao tuổi năng động, nhạy bén, dám nghĩ dám làm trong phát triển kinh tế. Không dừng lại ở làm giàu cho gia đình mình, mà họ còn ra sức giúp đỡ những gia đình còn khó khăn về tiền của, cây con giống cũng như hướng dẫn khoa học kỹ thuật, định hướng làm ăn. Ông Trịnh Đức Đình thôn ExaNô, xã Đăk Drô là một điển hình như thế. “Tuổi già nhưng chí không già, còn sức khỏe còn lao động”, đó là phương châm của ông Trịnh Đức Đình thôn ExaNô, xã Đắk Drô. Ông Đình sinh ra và lớn lên trên một vùng quê nghèo tỉnh Lào Cai. Cuộc sống nơi quê nhà quanh năm thiếu trước hụt sau, càng khó khăn hơn khi ông lập gia đình và những người con lần lượt chào đời, đến tuổi đi học. Khoảng đầu năm 1997 gia đình ông rời quê hương vào xã Đắk Drô lập nghiệp. Những ngày đầu trên vùng đất mới cuộc sống vô vàn khó khăn thiếu thốn nhưng nhận thấy nơi đây đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà gia đình ông quyết tâm bám trụ. Lúc này, được anh em bè bạn cưu mang cho vay được một khoản tiền để mua đất canh tác. Ban đầu gia đình ông mua được vài sào đất để trồng cây cà phê xen canh cây hoa màu, sau hơn 2 năm nhờ chịu khó làm ăn, tích góp kinh tế nên diện tích của gia đình ông đã lên tới trên 4 hecta. Với diện tích trên, ông Đình

trồng 3 hecta cây hồ tiêu, hơn 1 hecta cây vải thiều và xen một ít loại cây ăn trái khác, tất cả đều được chăm sóc theo hướng hữu cơ sinh học, tận dụng phân chuồng, phân xanh bón cho cây trồng, ủ tỏi lên men bón cho cây nhằm hạn chế con trùng gây hại và giảm sâu bệnh; song song đó, để gia đình có nguồn thực phẩm sạch, dồi dào vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tiết kiệm được chi phí sinh hoạt, gia đình ông còn chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm, trồng rau, nuôi cá. Với sự đầu tư bài bản, linh hoạt trong sản xuất nên đến nay mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 300 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư. Cũng có thể với những hộ gia đình khác đây là khoản thu nhập bình thường nhưng với gia đình ông Đình thì đó là cả những tháng ngày nỗ lực, cố gắng. Như vậy, thực hiện phong trào thi đua tuổi cao gương sáng gắn với phong trào làm kinh tế giỏi do các cấp hội người cao tuổi phát động thời gian qua trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều hội viên người cao tuổi khắc phục mọi khó khăn, không ngại khó, không ngại khổ, không ỷ lại mà luôn chủ động trong lao động sản xuất, làm những công việc phù hợp với sức khỏe để nâng cao đời sống cho bản thân, gia đình. Họ là những người cao tuổi sản xuất, kinh doanh giỏi cũng chính là những tấm gương kiên cường trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Mô hình người phụ nữ trong thời đại mới tiên phong công tác giảm nghèo bền vững. Nhằm từng bước đưa tổ chức hội phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thời gian qua, hội liên hiệp phụ nữ huyện xác định công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động hội viên phải đi trước một bước nhằm nâng cao nhận thức, trình độ về mọi mặt cho chị em phụ nữ. Theo đó, nhiệm kỳ qua, hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: mở các lớp tập huấn, truyền thông trực tiếp, toạ đàm; mít tinh, sân khấu hoá nội dung tuyên truyền tập trung vềvấn đề bình đẳng giới, vì sự an toàn của phụ nữ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tuyên truyền pháp luật và những chính sách liên quan đến quyền lợi phụ nữ và trẻ em, cũng như hướng dẫn chị em kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái. Song song đó, hội phụ nữ các cấp trên địa bàn huyện còn tuyên truyền, vận động chị em siêng năng tập các loại hình thể dục để nâng cao sức khoẻ, giữ

gìn vóc dáng và hội phụ nữ huyện đã tổ chức các hội thi sắc đẹp, biểu diễn trang phục truyền thống cho các chị em phụ nữ có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, qua đó, nhằm tôn vinh vẻ đẹp bên ngoài lẫn hình thể giúp các chị em tự tin hơn, yêu đời hơn và hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Bên cạnh các cấp hội đã thành lập được 11 câu lạc bộ phụ nữ quản lý, giáo dục con em không vi phạm pháp luật; 3 câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3; vận động được trên 700 hội viên tham gia 11 lớp học xoá mù chữ do ngành giáo dục tổ chức; tổ chức được 110 buổi tuyên truyền chủ đề “an toàn cho phụ nữ và trẻ em” với gần 12 ngàn người tham gia. Xác định học theo bác là học ở những điều bình dị, học mọi lúc mọi nơi, lời nói phải đi đôi với việc làm bằng những hành động thiết thực, cụ thể và mang lại ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ đã cụ thể hoá bằng các chương trình, hành động thiết thực. Kết quả trong 5 năm qua các cấp hội đã xây dựng 9 ngôi nhà dột nát với tổng số tiền 330 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh hàng chục triệu đồng; trong trận lũ lịch sử năm 2020 của bà con nhân dân các tỉnh miền trung, hội phụ nữ các cấp trong huyện đã đứng ra kêu gọi, quyên góp được số tiền gần 120 triệu đồng, hàng chục tấn nhu yếu phẩm và hàng ngàn cái bánh chưng, bánh tét gửi ra trao tặng bà con đồng bào nhằm giúp họ vượt qua khó khăn trước mắt; trong công tác phòng chống dịch covid 19, hội đã lồng ghép cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch" gắn với công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19; phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan tổ chức được hàng chục đợt tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, kể từ khi dịch covid 19 xuất hiện trên cả nước đến nay, các cấp hội phụ nữ trong huyện đã làm được 1.770 cái tai giả, trao tặng 146 chai nước sát khuẩn, 12.520 khẩu trang các loại, và quyên góp được gần 27 triệu đồng trao tặng lực lượng tuyến đầu chống dịch. Đồng thời, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động như: Hỗ trợ về ngày công nấu ăn phục vụ cho tuyến đầu chống dịch và người dân trong thời gian cách ly tập trung; tham gia tích cực gian hàng không đồng do UBMTTQVN huyện tổ chức, tiếp nhận và kịp thời trao tặng nhu yếu phẩm do các cơ quan, tổ chức, các nhân nhà hảo tâmủng hộ công tác phòng chống dịch của huyện; Hưởng ứng

Phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM, những năm qua, các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn huyện cũng để lại dấu ấn tốt đẹp, có sức lan toả sâu rộng, chị em phụ nữ đã phát huy được vai trò nòng cốt trong xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch, 3 an toàn”; chủ động thực hiện phong trào nói không với túi nilong và sản phẩm nhựa dùng 1 lần gắn với các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh; phối kết hợp với với đoàn thanh niên, hội nông dân trồng được hàng chục km con đường hoa, qua đó, tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp, cũng như tạo điểm nhấn cho diện mạo vùng nông thôn. Song song đó, các cấp hội đã vận động hội viên tham gia đóng góp được trên 3 tỷ đồng, gần 1.500 ngày công lao động, hiến 1.640m2 đất để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. Nhờ nhạy bén trong làm ăn, phát triển kinh tế, nắm bắt thị trường, thời gian qua có nhiều chị em đã mạnh dạn đổi mới tư duy, nhanh nhẹn tiếp cận các khoa học kỹ thuật tiên tiến để khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh kết nối thành công, Trong 5 năm qua, huy ện hội phối hợp thành lập được 4 hợp tác xã; đồng thời, phát triển được nhiều mô hình kinh tế có quy mô vừa và nhỏ, điển hình như: mô hình sản xuất trồng dâu nuôi tằm của chị em phụ nữ xã đăk sôr và hội phụ nữ xã quảng phú; mô hình vườn ao chuồng của chị Lưu Thị Loan xã nâm nung; mô hình trồng trên 10 hecta gấc trên đất đá của chị Đàm Thị Chi xã Buôn Choah; mô hình sản xuất tinh bột nghệ tại xã Tân Thành, hay sản xuất hoa hoè của hội phụ nữ đăk nang… vv. các mô hình kinh tế này, không những mang lại thu nhập cao cho chủ hộ mà còn giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục lao động thường xuyên và lao động thời vụ trong vùng, qua đó, tạo điểm nhấn về phụ nữ tham gia phát triển kinh tế cho mỗi tổ chức hội ở cơ sở.

-Đoàn thanh niên dấn thân lập nghiệp, vươn lên thoát nghèo

Xã Nâm nung là mảnh đất anh hùng giàu truyền thống cách mạng, phát huy tinh thần bất khuất của cha ông, những năm qua nhiều đoàn viên thanh niên trên địa bàn đã chủ động lập thân lập nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương mình. Những mô hình, ý tưởng khởi nghiệp đang dần được hiện thực hóa và bước đầu mang lại tín hiệu vui về hiệu quả kinh tế.

Rời ghế giảng đường đại học loay hoay với bài toán khởi nghiệp nơi thị thành, cuối cùng anh Nguyễn Đình Luy thôn Tân lập, xã Nâm Nung quyết chí trở về quê hương lập nghiệp với nghề nông trước sự ngăn cản của gia đình. Để thuyết phục bố mẹ, anh Luy đã dành hầu như toàn bộ thời gian của bản thân để tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, đi tham quan học hỏi các mô hình của các anh chị đi trước về trồng quýt theo hướng hữu cơ sinh học. Dù không muốn con phải dãi nắng dầm mưa vất vả với nghề nông nhưng trước ý chí, sự quyết tâm của con trai thì cuối cùng bố mẹ Luy cũng đồng ý. Lúc bấy giờ Luy được bố mẹ cho chuyển đổi 4 sào đất đang trồng cây cà phê sang trồng quýt. Xác định từ đầu là sản xuất quýt hữu cơ sinh học nên anh Luy để cho cỏ mọc tự nhiên trong vườn, khi cỏ lên cao mới cắt bỏ để ủ làm phân bón; đồng thời bón phân chuồng, phân vi sinh, thường xuyên cắt tỉa những cành sâu, cành cụt ngọn và dùng vôi xịt lên cây để hạn chế côn trùng gây hại. Sau gần hai năm trồng thì năm ngoái vườn quýt đã cho thu bói với sản lượng khoảng 4 tạ thu về khoảng 10 triệu đồng. Vụ thu chính năm nay vườn quýt sai trĩu quả dạng chùm, vỏ mỏng trơn, chất lượng quýt thơm ngọt. Theo dự tính của anh Luy với giá bán tại vườn từ 20-25 ngàn đồng thì năm nay anh thu về được khoảng 50 triệu đồng. Với bước đầu thành công với mô hình quýt sạch, thời gian này anh Nguyễn Đình Luy đang mở rộng diện tích trồng 4 sào nhãn Hương Chi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NÔ, TỈNH ĐẮK NÔNG (Trang 66 -71 )

×