Xây dựng các mô hình giảm nghèo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 33 - 34)

Một là, tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách dân tộc đang còn hiệu lực

thi hành như: Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 và các chính sách khác đang còn hiệu lực; đồng thời, đặc biệt quan tâm tới việc giải quyết các khó khăn trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số rất ít người; bảo đảm mức sống của các dân tộc này tương đương với các dân tộc khác trong vùng theo mục tiêu Đề án đề ra đến năm 2025 .

Hai là, chủ động phối hợp cùng với các phòng, ban nghành, địa phương tham

mưu Huyện ủy, Ủy ban nhân dân Huyện triển khai có hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo nguyên tắc: “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Đổi mới tư duy tổ chức thực hiện triển khai chính sách dân tộc theo hướng phân cấp cho huyện, xã trực tiếp quản lý nguồn lực, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các dự án cụ thể; tăng vay giảm “cho không”, chuyển hướng đầu tư phát triển- tăng cho vay tín dụng ưu đãi, hỗ trợ có điều kiện, đầu tư cơ sở hạ tầng cho cộng đồng để phát triển kinh tế hộ gia đình; gắn giảm nghèo với các chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình, văn hóa, giáo dục, y tế... tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn lực, trực tiếp tham gia, giám sát , công khai, dân chủ, phát huy tinh thần tự lực, tự cường và quyền làm chủ của đồng bào dân tộc thiểu số; khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại; chủ động

tích cực vượt khó đi lên…; tổ chức phát động, triển khai cuộc vận động "Làm thay

đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững".

Ba là, tập trung giải quyết những vấn đề bức thiết về đời sống của đồng bào

dân tộc thiểu số, như: tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế như: Hỗ trợ trồng rừng, bảo vệ rừng; hỗ trợ phát triển sản xuất, xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ lực để sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao; kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa vùng dân tộc thiểu số với thị trường trong nước và quốc tế để đồng bào ổn định cuộc sống; đồng thời, chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Bốn là, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ,

đảng viên, lãnh đạo các cấp, các ngành và đồng bào dân tộc thiểu số về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đổi mới hơn nữa nội dung thông tin, tuyên truyền, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, để đồng bào hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và tin tưởng thực hiện chính sách giảm nghèo; nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến, đồng thời khơi dậy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng. Phát huy vai trò tích cực của già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng.

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các

Chương trình Mục tiêu Quốc gia ở các cấp. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để cùng theo dõi, giám sát quá trình triển khai thực hiện để đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu của các Chương trình đề ra.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 33 - 34)