Nghị quyết Đại hội VII đã biểu quyết thông qua 52 chỉ tiêu cơ bản; kết quả thực hiện có 40/52 chỉ tiêu đạt và vượt; 12 chỉ tiêu đạt trên 90% NQ đề ra. Cụ thể: Kinh tế: 13/18 chỉ tiêu đạt và vượt; Văn hóa - Xã hội: 19/21 chỉ tiêu đạt và vượt;
tiêu đạt và kinh tế có bước phát triển khá:Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các mục tiêu, giải pháp, đồng thời tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển. Chú trọng công tác xây dựng, quản lý quy hoạch; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã định hướng chung cho Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị Đắk Mâm và một số quy hoạch ngành, lĩnh vực. Đến nay, hầu hết các chỉ tiêu về kinh tế đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra. Tổng giá trị sản xuất đạt 9.510 tỷ đồng (theo giá hiện hành), tăng 1,8 lần so với đầu nhiệm kỳ. Thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng, tăng 18 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ. Kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân, hạ tầng đô thị dần hoàn thiện; thương mại, dịch vụ, du lịch có bước phát triển hơn so với trước.
Sản xuất nông nghiệp có sự phát triển về nhiều mặt:Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”; Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 07/4/2011 của Tỉnh ủy, về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020; Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Chỉ đạo ngành nông nghiệp cơ cấu lại các loại cây trồng, triển khai xây dựng các vùng sản xuất tập trung, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), từng bước được nhân rộng và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong sản xuất, tập trung vào các loại cây trồng như: Lúa, Ngô giống F1, cây ăn trái (Bơ, cây có múi) và cà phê; ngoài ra, còn bảo tồn một số cây dược liệu như sâm cau.v.v. Đồng thời, triển khai rộng rãi việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất từ khâu làm đất đến thu hoạch, đẩy mạnh xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; theo đó, đưa giá trị sản xuất/01 ha đất canh tác/năm từ 62 triệu đồng năm 2015 lên 79 triệu đồng năm 2020. Tổ chức xây dựng thành công nhãn hiệu hàng hóa tập thể lúa gạo Krông Nô và đang triển khai xây dựng nhãn hiệu Bơ núi lửa Krông Nô; xây dựng chỉ dẫn địa lý, tem truy suất nguồn gốc cho một số sản phẩm, nhằm từng bước tạo ra thương hiệu sản phẩm đặc trưng của huyện, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường; triển khai Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn, đến nay đã chấm điểm công nhận 04 sản phẩm đạt 3 sao, tiếp tục triển khai hoàn tất hồ sơ chấm điểm cấp huyện đối với một số sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như: Bơ, Gạo Buôn Choah, Nấm Linh chi, mật ong. Ngành chăn nuôi có bước phát triển theo hướng gia trại, trang trại; công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm thực hiện hiệu quả; giá trị ngành chăn nuôi đạt 497 tỷ đồng, chiếm 10% giá trị ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm và triển khai thực hiện quyết liệt, số vụ phá rừng và diện tích rừng bị phá ngày càng giảm, đạt chỉ tiêu giảm 50% về số vụ và diện tích rừng bị phá. Phát triển rừng hằng năm đều đạt và vượt kế hoạch giao, trong 05 năm phát triển 2.501 ha, đạt 100% NQ đề ra.
Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường có chuyển biến tích cực. Tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện tốt việc cấp, rà soát chỉnh lý sai sót trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong nhiệm kỳ cấp 5.118 ha/5.000 ha, đạt 102% NQ. Công tác thu gom, xử lý rác thải đã triển khai trên hầu hết các xã, thị trấn, góp phần cải thiện môi trường sống và sinh hoạt của người dân.
Công nghiệp - xây dựng; thương mại và dịch vụ có sự tăng trưởng ở mức khá.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng 2.000 tỷ đồng, tăng bình quân 19%/năm, tăng 2 lần so với đầu nhiệm kỳ, chiếm 21% trong cơ cấu kinh tế, tập trung trong lĩnh vực khai thác cát, đá, thủy điện, cơ khí... Đầu tư lưới điện ngày càng hoàn thiện, an toàn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt NQ đề ra (99%). Quan tâm đầu tư hệ thống hạ tầng thương mại - dịch vụ; thu hút nhiều cá nhân, doanh nghiệp vào đầu tư, kinh doanh trên địa bàn, tạo sự đa dạng về hàng hóa, hình thức phân phối, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân; toàn huyện có 2.300 cơ sở thương mại, dịch vụ đang hoạt động, giá trị 2.600 tỷ đồng/2.496 tỷ đồng, đạt 104% NQ, tăng 53,8% so với đầu nhiệm kỳ, chiếm
27% trong cơ cấu kinh tế. Đầu tư xây dựng một số chợ nông thôn đưa vào hoạt động, bước đầu phát huy hiệu quả.
Quan tâm công tác tài chính - ngân sách Nhà nước và tín dụng ngân hàng đạt
nhiều kết quả tốt. Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác thu ngân sách, triển khai tích
cực các biện pháp chống thất thu thuế, nguồn thu sử dụng đất tăng cao, do đó thu ngân sách hằng năm đều vượt kế hoạch đề ra; lũy kế thực hiện hết nhiệm kỳ đạt 553 tỷ đồng/354 tỷ đồng, đạt 156% NQ. Chi ngân sách được quản lý chặt chẽ, đúng mục đích, ưu tiên chi đầu tư phát triển. Tổng chi ngân sách là 2.160 tỷ đồng/2.607 tỷ đồng, đạt 83% NQ. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại mở chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; doanh số cho vay tại các ngân hàng ước đạt 1.533 tỷ đồng.
Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng nhu cầu của quá trình
phát triển. Một số dự án hạ tầng trọng điểm chuyển tiếp từ nhiệm kỳ trước và trong
nhiệm kỳ đã hoàn thành đưa vào sử dụng, các dự án trọng điểm giai đoạn 2016 -2020 được triển khai đầu tư xây dựng; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 1.168 tỷ đồng/1.140 tỷ đồng, đạt 102% NQ, tăng 612 tỷ đồng so với giai đoạn trước; phong trào nhựa hóa đường huyện và bê tông hoá đường giao thông nông thôn thu hút được sự tham gia tích cực của người dân, tổng nguồn vốn đầu tư hơn 130 tỷ đồng (người dân đóng góp trên 30 tỷ đồng) xây dựng 494km/845km (tổng các tuyến đường cần làm), đạt tỷ lệ 59%. Quá trình phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn mang lại nhiều kết quả tích cực, hầu hết các xã hình thành khu dân cư tập trung, với kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của người dân, ở một số xã đã tiến dần đến các tiêu chuẩn phân loại đô thị.
Quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thị trấn Đắk Mâm đồng bộ, tạo nên
một bộ mặt mới cho đô thị trung tâm của huyện. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị
quyết số 06-NQ/HU ngày 10/8/2011 của Huyện ủy, về phát triển thị trấn Đắk Mâm đến năm 2020, trong đó công tác quy hoạch chi tiết được thực hiện đồng bộ, hiệu quả,
tạo ra sự đột phá lớn về cảnh quan đô thị; hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đầy đủ các hạng mục như: giao thông, công trình văn hóa, thể thao, khuôn viên cây xanh, cấp thoát nước, điện, viễn thông, quảng trường...; cảnh quan, không gian đô thị thông thoáng, xanh, sạch, đẹp hơn so với trước, nâng cao chất lượng sống của cư dân đô thị; khai thác tốt quỹ đất, thu hút đầu tư, từng bước mở rộng không gian đô thị theo quy hoạch, từ đó là động lực thúc đẩy các xã xung quanh phát triển.
Các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh ngày càng cải thiện và hiệu quả hơn. Công tác thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được chú trọng, ngày càng thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện sản xuất kinh doanh. Thủ tục về đất đai, cấp giấy phép xây dựng, kê khai thuế,...thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Toàn huyện có 190 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký khoảng 890 tỷ đồng; tổng số hộ kinh doanh 1.500 hộ, tổng vốn đăng ký khoảng 332 tỷ đồng. Hàng năm, đã tổ chức các Hội nghị gặp mặt, đối thoại doanh nghiệp, Hội nghị xúc tiến đầu tư để kêu gọi, quảng bá hình ảnh và thu hút đầu tư vào huyện.
Quan tâm phát triển kinh tế hợp tác, thủ tục đăng ký và hoạt động được đơn giản hóa. Thành lập mới 14 Hợp tác xã, nâng tổng số HTX toàn huyện lên 24 HTX, với tổng vốn điều lệ 45 tỷ đồng; có 03 Tổ hợp tác trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thành lập theo Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 02/2/2014 của Tỉnh uỷ, đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, liên kết sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Du lịch của huyện có bước phát triển hơn so với trước. Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Lượng khách du lịch đến huyện ngày càng tăng, các cơ sở lưu trú, các khu, điểm vui chơi và hạ tầng khác về du lịch được quan tâm đầu tư cơ bản đồng bộ hơn, đáp ứng một phần nhu cầu của khách du lịch đến huyện; bình quân đạt 80.000 lượt khách/năm. Bước đầu khai thác hiệu quả tiềm năng về du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư hạ tầng du lịch. Đang triển khai xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng gắn với Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông.
2.2.Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông