Hiện nay trên địa bàn huyện dân cư tự do đến sinh sống bìa rừng và trên đất lâm nghiệp vùng khó khăn và chưa được bố trí ổn định, nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Đề nghị bố trí dân cư đang sống rải rác về ổn định tại dự án để sản xuất, phát triển kinh tế hộ vươn lên thoát nghèo.
Tiếp tục triển khai và thực hiện các chính sách dân tộc trong giai đoạn tới.Hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 43/2014/NQ-HĐND hỗ trợ lãi suất cho hộ đồng bào DTTS tại chỗ. Hỗ trợ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/11/2015 của Chính phủ.
Các chính sách dân tộc đã tác động tích cực đến nhân dân đặc biệt là vùng đồng bào DTTS. Đề nghị Tiếp tục thực hiện các chính sách dân tộc góp phần phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Hiện nay, tăng trưởng kinh tế - xã hội là hướng đi chung của sự nghiệp đổi mới, chuyển từ tăng trưởng chiều rộng sang tăng trưởng chiều sâu – lấy chất lượng làm động lực tăng trưởng kinh tế. Mô hình phát triển kinh tế dựa trên khai thác tài nguyên và thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã tiến tới giới hạn và phát sinh nhiều tiêu cực. Do vậy, vấn đề chính sách giảm nghèo phải đạt trong tiến trình chuyển sang mô hình phát triển bền vững. Với phương châm đó cần tập trung mọi nguồn lực cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo như sau:
Thứ nhất, đổi mới tư duy trong công tác giảm nghèo:
Chương trình phải bảo đảm nâng cao tính xã hội hóa, trên cơ sở tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của cộng đồng xã hội và của chính bản thân người nghèo, hộ nghèo; tạo thành một phong
trào hành động cách mạng liên tục, sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân; huy động sức mạnh của cả cộng đồng, các nguồn lực trong nước và nước ngoài để hỗ trợ có hiệu quả cho người nghèo, hộ nghèo và vùng nghèo của thành phố. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong chỉ đạo và xúc tác khơi nguồn; có sự tham gia hỗ trợ tích cực của cộng đồng xã hội và người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định trong việc nỗ lực, phấn đấu giảm nghèo, vươn lên khá giả.
Phải có lộ trình, bước đi thích hợp và đảm bảo hiệu quả thực chất trong các hoạt động giảm nghèo; không chạy theo thành tích, phô trương; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, trên tinh thần công khai, dân chủ và đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí, tiêu cực; nhất là trong quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho chương trình. Bên
cạnh đó, tập trung củng cố, nâng cao tính chuyên nghiệp của lực lượng cán bộ chuyên trách giảm nghèo các cấp và coi trọng chất lượng hoạt động các tổ, nhóm giảm nghèo, tổ hợp tác của người nghèo; chú trọng bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành của cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, các ngành đảm bảo đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Thứ hai, phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân:
Để có thể giảm nghèo nhanh và bền vững trong điều kiện chúng ta tập trung phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước cần tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng để khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân phát triển. Các thành phần kinh tế phát triển là cơ sở để chúng ta thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nó chính là tiền đề quan trọng giải quyết vấn đề giảm nghèo.
Việc thực hiện công tác giảm nghèo phải được kết hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ giữa việc thực hiện cácmục tiêu giảm nghèo với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn dân cư của từng xã, phường, thị trấn; từng huyện, thị và toàn tỉnh; đồng thời có cơ chế, chính sách giảm nghèo phù hợp đối với từng huyện, thị, xã phường, thị trấn và từng cụm dân cư của tỉnh. Trong giai đoạn hiện nay, một mặt phải tạo ra môi trường, cơ hội phát triển thuận lợi; mặt khác, phải trợ giúp hữu hiệu cho người nghèo về tri thức (trình độ học vấn, đào tạo tay nghề, trình độ quản lý công việc cụ thể, biết lập kế hoạch chi tiêu nội bộ), giúp họ tiếp cận được các nguồn lực phát triển (vốn, kỹ thuật, thông tin, thị trường); động viên người nghèo, hộ nghèo tăng cường phát huy nội lực, chủ động, nỗ lực, có niềm tin và ý chí tự vươn lên thoát nghèo.
Bên cạnh việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cần tăng cường phát triển kinh tế tập thể. Phát triển kinh tế tập thể giải quyết việc làm cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tăng thu nhập, hơn thế nữa còn tạo cho người nghèo gắn kết với cộng đồng trong hoạt động kinh tế.
Tiểu kết Chương 3
Đặc điểm của huyện miền núi Krông Nô có địa bàn phức tạp, điều kiên sinh hoạt sản xuất khó khăn, người dân có truyền thống cần cù. Thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội, công tác giảm nghèo bền vững là một trong những công tác được cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện Krông Nô hết sức quan tâm, xác định là nhiệm vụ hàng đầu nhằm từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Quan điểm “trao cần câu chứ không trao con cá” cho những hộ nghèo huyện Krông Nô đã thực hiện đồng bộ các nội dung mục tiêu các chương trình, dự án của Trung ương, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đồng thời sớm có chủ trương kế hoạch giảm nghèo một cách bền vững cho toàn huyện.
Tuy nhiên quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo đã bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập cần được khắc phục như: chính sách ban hành còn chồng chéo, dàn trải, kinh phí còn hạn chế, tổ chức bộ máy cồng kền, cán bộ chỉ đạo điều hành chưa kịp thời đồng bộ; công chức quản lý nhà nước về giảm nghèo còn yếu về năng lực chuyên môn từ những bất cập, hạn chế trên. Trong Chương 2, tác giả đã nêu rõ quan điểm giảm nghèo, từ quan điểm đó, đưa ra các phương hướng và đề xuất những giải pháp phù hợp với thực tiễn địa phương trong quản lý nhà nước về giảm nghèo cũng như xác định công tác xoá đói giảm nghèo phải được quan tâm ngay từ khi xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hàng năm, xem đó là một nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện Krông Bông đối với công tác xoá đói giảm nghèo. Trên cơ sở thực hiện chương trình giảm nghèo, huyện chú trọng đến những định hướng các giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, về khí hậu, thổ nhưỡng văn hóa- xã hội, phong tục tập quán canh tác và khâu then chốt nhất là thực hiện tổ chức bộ máy tinh gọn, khoa học, cán bộ, công chức quản lý đủ sức, đủ tài, đủ năng lực thực tiễn và phẩm chất chính trị, vững vàng trong thực hiện công tác giảm nghèo, nhằm hạn chế tỷ lệ nghèo đói và giảm dần khoảng cách phân hoá giàu, nghèo trên phạm vi toàn huyện trong năm tới và những năm tiếp.
KẾT LUẬN
Đói nghèo là một thực trạng của quá trình phát triển kinh tế, nó hiện hữu trong cuộc sống như một yếu tố lịch sử. Đói nghèo đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với mức độ khác nhau, đặc biệt ở các nước lạc hậu, chậm phát triển.
Xóa đói, giảm nghèo không còn là vấn đề của mỗi quốc gia riêng biệt mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Hội nghị cấp cao thiên niên kỷ của Liên hợp quốc đã lấy ngày 17-10 hằng năm làm “Ngày thế giới chống đói nghèo" Phát biểu trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 10-01-1946, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh "Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ". Chúng ta phải thực hiện ngay: "Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành".
Đề tài: “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông
Nô, tỉnh Đắk Nông”. Đã nghiên cứu, làm rõ được những nội dung sau:
Một là, Luận văn đã đưa ra các khái niệm chung về đói nghèo và xóa đói, giảm
nghèo, khái niệm giảm nghèo bền vững và quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Vai trò của chủ thể, đối tượng quản lý và nội dung quản lý về giảm nghèo bền vững. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp cũng như tác động chính sách giảm nghèo đến người dân, các nguồn lực thực hiện trực tiếp, gian tiếp chính sách giảm nghèo cũng như các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo, bền vững. Từ kinh nghiệm giảm nghèo của một số địa phương trong tỉnh, huyện Krông Nô rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp vào thực tiễn công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Hai là, Luận văn đã khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, đặc điểm văn hóa,
xã hội của huyện Krông Nô, từ đó đi sâu phân tích thực trạng nghèo và kết quả giảm nghèo của từng xã đạt được. Phân tích và đánh giá quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững nêu kết quả đạt được cũng như hạn chế và nguyên nhân. Nêu rõ quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững xác định công tác xóa đói giảm nghèo là nhiệm
vụ hàng đầu của huyện Krông Nô, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, những năm qua cấp ủy, chính quyền và các tổ chức hội, đoàn thể huyện Krông Nô đã tập trung nguồn lực đưa ra các phương hướng và đề xuất những giải pháp quan trọng phù hợp với thực tiễn địa phương trong quản lý nhà nước về giảm nghèo nhằm hạn chế tỷ lệ hộ nghèo theo hướng bền vững và giảm dần khoảng cách phân hoá giàu, nghèo trên phạm vi toàn huyện trong năm tới và những năm tiếp theo.
Ba là, Đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo trên
địa bàn huyện Krông Nô, nêu những mặt thuận lợi, mặt khó khăn, tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến hiện tượng nghèo, từ đó cách tiếp cận phải đa chiều hơn; các biện pháp phải phù hợp và được đổi mới theo hướng ngày càng tăng các biện pháp gián tiếp và giảm trực tiếp để những người nghèo thực sự có ý chí vươn lên thoát nghèo sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.
Bốn là, Đưa ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp đồng bộ,
có hiệu quả, các chính sách giảm nghèo để cải thiện đời sống của người nghèo, xây dựng chiến lược và kế hoạch giảm nghèo, thực hiện và bổ sung chính sách quản lý nhà nước cũng như tổ chức bộ máy và cán bộ và công chức quản lý. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo, thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; cơ sở hạ tầng…tập trung đẩy mạnh thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; cải cách đơn giản về điều kiện, thủ tục hồ sơ giúp hộ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Gắn vay vốn tạo việc làm tại chỗ với hướng dẫn cách làm, khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất… đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo…Qua đó có thể nhìn thấy được rằng, chính sách giảm nghèo trong thời qua đã có nhiều thay đổi trong cách tiêu chí đánh giá, rà soát hộ nghèo song hiệu quả của chính sách mang lại còn chưa cao, mà nội cộm là đội ngũ công chức quản lý, công chức cấp xã trong thực thi chính sách giảm nghèo.
Chương trình giảm nghèo liên quan đến nhiều chương trình, dự án trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Thời gian nghiên cứu Luận văn diễn ra trong thời gian ngắn, nên các giải pháp tác giả luận văn đưa ra chưa đầy đủ,còn nhiềuthiếu sót, mong nhận được nhiều sự bổ sung đóng góp của bạn đọc. Tác giả luận văn hy vọng những kết quả nghiên cứu này, có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Krông Nô trong tình hình mới hiện nay, nếu có sự quyết tâm vào cuộc của cả một hệ thống chính trị từ cấp huyện đến cấp xã, sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện, sự giám sát của UBMTTQVN và các đoàn thể cùng đồng bộ thực hiện các giải pháp trên, tác giả tin rằng công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô sẽ giảm đi rõ rệt./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Tài liệu tập huấn cán bộ giảm nghèo
cấp xã, thôn bản, Hà Nội.
2.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), “Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, Tạp chí cộng sản, Hà Nội. 3.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016), Thông tư số 39/2016/TT- BLĐTBXH
ngày 25/10/2016 về hướng dẫn quy trình kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn
2016-2020, Hà Nội.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), Thông tư hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều
áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.
5.Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Thông tư số 01/2017/TT-BKHĐT ngày 14/2/2017 về hướng dẫn quy trình lập kế hoạch đầu tư cấp xã thực hiện các chương
trình mục tiêu Quốc gia, HàNội.
6. Lương Hương (2014),“Thực hiện nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững”,
7.Tỉnh ủy Đắk Nông [2006], Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 30/5/2006 của Tỉnh ủy (khóa IX) về phát triển thủy lợi nhỏ giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến 2020;
8.Tỉnh ủy Đắk Nông [2006], Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 20/10/2006 của Tỉnh ủy (khóa IX) về phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020;
9. Tỉnh ủy Đắk Nông [2007], Nghị quyết 12-NQ/TU, ngày 17/4/2007 của Tỉnh ủy về phát triển giao thông vận tải, giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2020;
10. Tỉnh ủy Đắk Nông [2011], Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 07/4/2011 về phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020;
11.Tỉnh ủy Đắk Nông [2011], Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10/8/2011 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020;
12.Tỉnh ủy Đắk Nông [2011], Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 17/11/2011 của Tỉnh ủy về phát triển đô thị tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
13. Tỉnh ủy Đắk Nông [2013], Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 06/5/2013 của Tỉnh ủy về ngăn chặn phá rừng, phát triển rừng bền vững giai đoạn 2013 - 2015
và những năm tiếp theo;
14. Tỉnh ủy Đắk Nông [2013], Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 02/8/2013 của Tỉnh ủy về phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
15. Tỉnh ủy Đắk Nông [2020], Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ X,
XI và Văn kiện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
16.Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông [2020], Văn bản số 6492/UBND-KTN ngày 15/12/2020 của UBND tỉnh Đắk Nông phê duyệt Điều chỉnh danh mục đường huyện, đường xã trên đại bàn tỉnh Đắk Nông;
17.Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, Các quy hoạch ngành lĩnh vự trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có liên quan đến huyện Krông Nô
18.Lê Quốc Tuấn (2012), Phát triển bền vững-Khoa học Môi trường&Tài nguyên, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.