Công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng tại Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 55 - 61)

Đắk Lắk

2.2.1. Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch ở tỉnh

Theo Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015, cấp tỉnh đƣợc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Tỉnh Đắk Lắk hiện nay đang sử dụng điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030 theo Quyết định số 638/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Mục II, IV Điều 1 và phụ lục của Quyết định số 2200/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030.

Theo đó, nội dung đƣợc điều chỉnh về định hƣớng sản phẩm du lịch đƣợc bổ sung; tập trung phát triển sản phẩm du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng; du lịch gắn với làng nghề; du lịch nông nghiệp, trang trại; du lịch nghỉ dƣỡng và chữa bệnh; du lịch gắn với lễ hội và tín ngƣỡng; du lịch gắn với lịch sử; du lịch văn hóa, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc địa

phƣơng; phát triển thêm các sản phẩm du lịch thƣơng mại; du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, hội chợ, triễn lãm (MICE) để thu hút khách doanh nhân có thu nhập cao lƣu trú dài ngày; sản phẩm ẩm thực Tây Nguyên; sản phẩm du lịch sinh thái gắn với hệ sinh thái Vƣờn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên.

Ngày 02/7/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1606/QĐ-UBND về việc ban hành Chƣơng trình hành động thực hiện Chiến lƣợc tổng thể phát triển khu vực dịch vụ tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (trong đó, dịch vụ du lịch đƣợc định hƣớng phát triển trong Chiến lƣợc nằm trong các ngành dịch vụ ƣu tiên).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chƣa có quy hoạch hay chiến lƣợc riêng về phát triển DLCĐ mà chỉ dừng lại ở việc tập trung các dự án hỗ trợ bằng chính sách phát triển DLCĐ và lồng ghép trong các chiến lƣợc và kế hoạch phát triển du lịch nói chung. Đắk Lắk cũng đã ban hành các cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển các điểm du lịch nói chung trong đó có các điểm DLCĐ, đã ban hành chính sách ƣu đãi đối với phát triển DLCĐ.

Ngoài ra, tỉnh đã thƣờng xuyên hƣớng dẫn các huyện, thị xã, thành phố lập quy hoạch cụ thể các khu, điểm du lịch trên địa bàn quản lý, trực tiếp tham gia ý kiến đối với các dự án quy hoạch cụ thể của các địa phƣơng, nhiều tổ chức, cá nhân tham gia đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch; cơ sở vật chất của ngành du lịch từng bƣớc đƣợc đầu tƣ khang trang, hiện đại; sản phẩm du lịch đƣợc cải thiện, đổi mới đáp ứng nhu cầu phục vụ khách và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý du lịch của tỉnh

- Khối quản lý nhà nƣớc (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã): Cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó có 01 Phó Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách du lịch và Phòng Quản lý Du lịch có

6 công chức. Tại các huyện, thị xã, thành phố, theo dõi lĩnh vực du lịch đƣợc phân công cho phòng Văn hóa và Thông tin quản lý, trong đó có một số huyện phân công cho 01 công chức theo dõi phụ trách du lịch.

- Khối sự nghiệp (cấp tỉnh, cấp huyện): Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch có 15 viên chức; Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trong đó có một số huyện phân công cho 01 viên chức theo dõi phụ trách các hoạt động du lịch của địa phƣơng.

- Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã xây dựng nhiều kế hoạch, chƣơng trình hoạt động để tập trung chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ du lịch đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVI của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Nhận thức về vai trò của du lịch ngày càng đƣợc đánh giá cao và xác định từng bƣớc trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, trong giai đoạn 2016 - 2020, có rất nhiều chủ trƣơng phát triển du lịch của tỉnh đƣợc ban hành.

- Thƣờng xuyên chỉ đạo kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tƣ trên địa bàn tỉnh; hƣớng dẫn các đơn vị kinh doanh du lịch mới đi vào hoạt động thực hiện các quy định của nhà nƣớc trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch. Kiểm tra, giám sát và nhắc nhở các tổ chức, cá nhân có liên quan đến kinh doanh, hoạt động du lịch, quản lý khu du lịch, điểm du lịch thực hiện tốt môi trƣờng kinh doanh du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch. Có thể nói hoạt động du lịch đã đƣợc tạo điều kiện thuận lợi về mặt cơ sở pháp lý để các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tƣ, kinh doanh.

- Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk đƣợc thành lập theo Quyết định số 3459/QĐ- UBND ngày 16/12/2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Đến nay, Hiệp hội Du lịch đã trải qua 03 nhiệm kỳ, có 64 hội viên là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, kinh doanh các dịch vụ du lịch khác trên địa bàn tỉnh. Nhìn

chung, Hiệp hội Du lịch chƣa phát huy đƣợc vai trò của mình, đặc biệt thời điểm trƣớc tháng 3/2020, nhân sự Chủ tịch Hiệp hội không ổn định, thƣờng xuyên thay đổi, có thời gian khuyết Chủ tịch Hiệp hội kéo dài nên công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Hiệp hội còn nhiều hạn chế. Ban lãnh đạo Hiệp hội chƣa thực sự toàn tâm, toàn ý vào công việc chung dẫn đến một số phần việc còn tồn đọng. Hiệp hội cũng không có nhân viên chuyên trách; công tác họp định kỳ của Ban chấp hành Hiệp hội chƣa thƣờng xuyên nên công tác triển khai các công việc chƣa nhịp nhàng. Đến tháng 3/2020, đƣợc sự đồng ý của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh về việc cử nhân sự của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia Ban Chấp hành, Ban Thƣờng trực Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk nhiệm kỳ 2018 - 2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cử 01 đồng chí lãnh đạo Sở và 01 đồng chí lãnh đạo Phòng Quản lý Du lịch tham gia bầu vào Ban chấp hành, Ban Thƣờng trực Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk nhiệm kỳ 2018 - 2022 với các chức danh Phó Chủ tịch và chức danh Tổng thƣ ký Hiệp hội. Đến nay, nhân sự lãnh đạo của Hiệp hội đã ổn định, đã có Văn phòng làm việc cố định và bƣớc đầu đi vào hoạt động theo nền nếp, quy chế.

2.2.3. Thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch về phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh

- Đã điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030 để làm cơ sở tập trung đầu tƣ, phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tình hình hiện tại của địa phƣơng và khu vực.

- Có nhiều Quy hoạch phát triển du lịch đƣợc phê duyệt nhƣ: Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu du lịch hồ Lắk, huyện Lắk; nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu du lịch dọc sông Sêrêpôk (cụm 03 điểm du lịch), huyện Buôn Đôn; quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu du lịch cụm thác Dray Sáp Thƣợng và Dray Nur; quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ

1/500 dự án du lịch Đồi thông Mêhycô; điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu vực Suối Xanh, thành phố Buôn Ma Thuột; quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 dự án khu vui chơi giải trí, văn hóa thể thao, du lịch sinh thái tại phần mặt nƣớc và phần hạ lƣu hồ thủy lợi Ea Drăng, huyện Ea H’leo; nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án đầu tƣ và phát triển Vƣờn quốc gia Chƣ Yang Sin giai đoạn II (2016-2020); quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 dự án khách sạn Mƣờng Thanh... Ngoài ra đã khảo sát, lập hồ sơ đề xuất 05 dự án thuộc lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh, gồm: Tổ hợp du lịch sinh thái, vui chơi giải trí và sân golf hồ Ea Nhái – Đắk Lắk; khu nghỉ dƣỡng sinh thái hồ Lắk tại khu vực Hồ Lắk; khu du lịch nghỉ dƣỡng thiền Hiểu về trái tim – Chƣ Yang Sin; nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu sân golf Hồ Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột.

- Triển khai các thủ tục dự án “Hỗ trợ phát triển khu vực biên giới” với vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là 10.630 triêu đồng để đầu tƣ phát triển du lịch cộng đồng tại 03 buôn gồm: Buôn Yang Lành, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, buôn Trinh, phƣờng An Lạc, thị xã Buôn Hồ; buôn Ja, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông; thực hiện chƣơng trình OCOP về lựa chọn làng/bản đăng ký điểm xây dựng làng văn hóa du lịch gắn với phát triển sản phẩm đặc hữu, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, truyền thống của địa phƣơng với 17 buôn và 12 cụm, làng nghề truyền thống trên các địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Ngoài việc đàu tƣ phát triển sản phẩm văn hóa đặc thù nói trên, còn kết hợp phát triển du lịch sinh thái tại các Vƣờn quốc gia, các Khu bảo tồn thiên nhiên và tại các cụm thác, sông, hồ... trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030.

- Khảo sát thực địa tại 03 buôn (buôn Kmnơng Prông B, xã Ea Tu; buôn Ako Dhông, phƣờng Tân Lợi và buôn Tuôr, xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột) đề xuất phƣơng án xây dựng mô hình điểm về phát triển du lịch cộng

đồng tại thành phố Buôn Ma Thuột. Kết quả đã chon buôn Tuôr, xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột để triển khai chuẩn bị các điều kiện để thực hiện mô hình điểm của đồng bào Ê Đê; đồng thời hỗ trợ buôn Ako Dhông các kỹ năng về xây dựng sản phẩm, kỹ năng phục vụ và thu hút khách đến với Buôn.

2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động du lịch

Triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng công tác quản lý môi trƣờng du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh về tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát phát hiện xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi gian lận, không niêm yết giá và không bán theo giá niêm yết, nâng giá bất hợp lý, ép giá các dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh du lịch; tăng cƣờng quản lý, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ trật tự xã hội, bảo đảm môi trƣờng kinh doanh du lịch vào thời điểm tổ chức lễ hội, ngày lễ tết, thời gian cao điểm. Có thể nói hoạt động du lịch đã đƣợc tạo điều kiện thuận lợi về mặt cơ sở pháp lý để các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tƣ, kinh doanh.

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến hết năm 2019, đã thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất đối với 160 tổ chức, cá nhân (131 cơ sở lưu trú du

lịch, 25 đơn vị kinh doanh lữ hành và 04 khu, điểm du lịch ) trong việc chấp

hành các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ, du lịch. Qua công tác thanh tra, kiểm tra nhận thấy đa phần các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt quy định của pháp luật; bên cạnh đó có 08 trƣờng hợp (06 cơ sở lưu trú du lịch và

02 đơn vị lữ hành quốc tế ) chấp hành chƣa nghiêm, đã lập biên bản và xử

phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền là 22 triệu đồng, ngoài ra còn chấn chỉnh, yêu cầu một số tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch.

Nhìn chung, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực du lịch nhằm hƣớng đến mục tiêu tạo điều kiện, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân theo tinh thần của Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 55 - 61)