Những hạn chế, tồn tại * Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ BÌNH. 27 A NGHỆ AN (Trang 49 - 62)

* Hội đồng nhân dân

Về hoạt động của chính quyền cấp xã trong bộ máy nhà nước, theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 thì Hội đồng nhân dân xã đều tổ chức được 2 kỳ họp thường kỳ trong năm; ngoài ra còn tổ chức được các kỳ họp bất thường, chuyên đề để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân. Thời gian họp mỗi lần thường 1 ngày, có nơi chỉ có nửa ngày. Trong thực tế, việc tổ chức các kỳ hợp thường kỳ chỉ trong một khoảng thời gian ngắn đã làm giảm đi tính thực chất trong hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã. Hạn chế này phần nào được khắc phục trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Theo đó, Hội đồng nhân dân họp mỗi năm ít nhất hai kỳ. Hội đồng nhân dân họp bất thường khi Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu. Cử tri ở xã, phường, thị trấn có quyền làm đơn yêu cầu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn họp, bàn và quyết định những công việc của xã, phường, thị trấn. Khi trong đơn yêu cầu có chữ ký của trên mười phần trăm tổng số cử tri của xã, phường, thị trấn theo danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại cuộc bầu cử gần nhất thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân bất thường để bàn về nội dung mà cử tri kiến nghị. Đơn yêu cầu của cử tri được xem là hợp lệ khi có kèm theo đầy đủ chữ ký, họ tên, ngày, tháng, năm sinh và địa chỉ của từng người ký tên. Những người ký tên trong đơn yêu cầu được cử một người làm đại diện tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân bàn về nội dung mà cử tri kiến nghị. [36]; [37]

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì xã vẫn có thường trực Hội đồng nhân dân, nên tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân xã bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch và một Phó Chủ tịch Hội đồng

nhân dân. Ngoài ra, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 lần đầu tiên trao cho Hội đồng nhân dân xã thẩm quyền thành lập Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Xã hội để giúp Hội đồng nhân dân xã giám sát hoạt động của UBND cùng cấp trong các lĩnh vực phụ trách; giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi phụ trách. Đây là điểm mới về quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân xã.

Trong các kỳ họp, tại một bộ phận không nhỏ đại biểu Hội đồng nhân dân xã không tham gia phát biểu thảo luận, chất vấn nên việc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ địa phương, phản ánh ý kiến nguyện vọng của nhân dân cũng như xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã còn hạn chế. Do những bất cập ngay trong cơ cấu tổ chức của HĐND, UBND các cấp với số lượng đại biểu kiêm nhiệm còn chiếm tỷ lệ khá cao và cơ cấu đại biểu hai cấp đã làm hạn chế rất lớn đến chất lượng hoạt động của người đại biểu HĐND, đặc biệt là trong trường hợp đại biểu HĐND thực hiện chức năng giám sát thông qua hình thức chất vấn tại kỳ họp. Tình trạng nể nang, ngại va chạm và không đi đến cùng các vấn đề cần chất vấn là những biểu hiện thường thấy khi trong quan hệ quản lý hành chính người đại biểu HĐND lại là công chức thuộc quyền quản lý trực tiếp hoặc thuộc cơ quan cấp dưới của người được chất vấn.Trong số các ý kiến phát biểu thì có những ý kiến chưa tập trung vào nội dung cần bàn (do đại biểu thiếu thông tin cần thiết, không có nhiều thời gian nghiên cứu sâu sắc vấn đề cần thảo luận hoặc do năng lực có những hạn chế hoặc kiêm nhiệm công tác khác nên ngại phát biểu). Ngoài ra, việc chuẩn bị nội dung trả lời và giải trình những ý kiến chất vấn của đại biểu còn chung chung, không rõ trách nhiệm, chưa thoả đáng. Hoạt động chất vấn là một trong những nội dung quan trọng của các kỳ họp Hội đồng nhân dân, đây cũng là nội dung trong công tác giám sát của Hội đồng nhân dân,.Tuy nhiên, trong thời gian qua việc chất vấn của một số đại biểu Hội đồng nhân dân chưa mang tính xây dựng, chưa thể hiện được yêu cầu chung, thậm chí còn mang tính cá nhân trong trong công tác. [36]; [37]

Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trước và sau kỳ họp các đại biểu phải thực hiện việc tiếp xúc cử tri. Nhưng trên thực tế, việc tiếp

xúc này còn nhiều hạn chế hoặc không đầy đủ hoặc có tiến hành nhưng mang tính hình thức, ít tác dụng. Một số đại biểu Hội đồng nhân dân xã chưa thực sự là đại biểu cho ý chí nguyện vọng lợi ích của nhân dân, quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm, có nơi khá nghiêm trọng nhưng chưa được Hội đồng nhân dân quan tâm giải quyết. Ngoài ra, việc tự kiểm điểm, đánh giá hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân xã trước cử tri nơi ứng cử chưa thực hiện một cách nghiêm túc, có nề nếp.

Bảng 2.3. Số lượng hoạt động của HĐND cấp xã trên địa bàn thị xã Cửa Lò

Năm Số lượng kỳ họp HĐND Số lượng tiếp xúc cử tri Số lượng giám sát HĐND Ghi chú 2016 14 21 21 2017 14 28 24 2018 14 21 30 2019 14 14 42 2020 18 14 45

(Nguồn: Văn phòng HĐND thị xã Cửa Lò)

Thực hiện chức năng quyết định, HĐND đã tổ chức được 11 kỳ họp thường lệ để quyết định và bàn biện pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyết định dự toán thu chi và phân bổ nguồn vốn ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản… và 03 kỳ họp đột xuất để kiện toàn bổ sung các chức danh lãnh đạo chủ chốt của HĐND và UBND thị xã; thông qua một số chủ trương mở rộng quy hoạch ngành thuộc các dự án của tỉnh và thị xã tầm nhìn dài hạn, bổ sung nguồn vốn đầu tư từ các dự án…. ban hành được 92 Nghị quyết gồm 20 Nghị quyết về công tác bộ máy, nhân sự, 20 Nghị quyết về phát triển kinh tế – xã hội, 20 Nghị quyết về nguồn vốn và ngân sách, 19 Nghị quyết về xây dựng cơ bản và đầu tư công; còn lại là các Nghị quyết chuyên đề thuộc thẩm quyền.v.v. Các Nghị quyết HĐND thị được thông qua có tác động tích cực trong việc chỉ đạo, điều hành của chính quyền, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan chính quyền thị xã xây dựng kế hoạch hàng năm và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống Nhân dân thị xã. [36]; [37]

Thực hiện chức năng giám sát, toàn nhiệm kỳ 2016 – 2021 HĐND thị xã đã tổ chức 30 cuộc giám sát và 03 cuộc khảo sát do Thường trực HĐND và các ban HĐND chủ trì, tập trung vào những vấn đề bức xúc, nổi cộm mà cử tri phản ánh, dư luận quan tâm. Qua giám sát, HĐND thị xã đánh giá được tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của HĐND của các cơ quan chính quyền cũng như các đơn vị liên quan. Đồng thời phát hiện những bất cập, vướng mắc liên quan đến quá trình thực hiện cũng như nắm bắt được dư luận cử tri với các vấn đề quan tâm, kịp thời kiến nghị đến cấp thẩm quyền giải quyết một cách thiết thực, hiệu quả. Từ những kiến nghị sau giám sát có tác động tích cực đến công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị. [36]; [37]

Việc tiếp xúc cử tri của HĐND các phường cũng như của Thị xã đều ngày càng được tăng lên về số lượng cũng như về chất lượng, giải quyết phần lớn những khúc mắc, vấn đề nổi cộm trong đời sống, phát triển kinh tế cũng như sinh hoạt cộng đồng của các cử tri. Một ví dụ điển hình như, chiều ngày 23/11/2020, Đoàn đại biểu HĐND Thị xã Cửa Lò và đại biểu HĐND phường Nghi Hải đã có buổi tiếp xúc với cử tri phường Nghi Hải trước kỳ họp thứ 14 của HĐND Thị xã Cửa Lò, kỳ họp thứ 12 của HĐND phường. Cử tri phường Nghi Hải đã tập trung nêu lên những ý kiến, kiến nghị như: vấn đề xây dựng đường giao thông và mương thoát nước đảm bảo mùa mưa lũ tại một số khối: Triều Tân, Trung Thanh, Bình Quang; Dự án mở rộng đường Bình Minh từ vòng xuyến Cửa Hội đến đường ven sông Lam đến nay chưa đồng bộ hệ thống mương thoát nước gây ngập úng vào mùa mưa; Lộ trình và tiến độ xây dựng giai đoạn 2 dự án cáp treo ra đảo Song Ngư và khu vui chơi giải trí trên địa bàn của tập đoàn Vingroup; việc cần xây dựng nhà văn hoá khối Hải Nam sau sáp nhập; Các chỉ tiêu xây dựng phường đạt chuẩn đô thị và khu dân cư kiểu mẫu…

Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân xã rất lớn, rất nhiều, nhưng nội dung các kỳ họp, chất lượng các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã lại rất hạn chế, chưa có hiệu lực hiệu quả cụ thể.

được từ 1 đến 2 cuộc giám sát và 2 cuộc khảo sát trung bình mỗi năm. Trong đó, nội dung giám sát tập trung vào tình hình thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kinh tế - xã hội và giám sát, khảo sát theo chuyên đề, giám sát Uỷ ban nhân dân thông qua hoạt động chất vấn tại các kỳ họp, phiên giải trình giữa hai kỳ họp. Có thể nói rằng, việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân đối với Ủy ban nhân dân xã nhìn chung còn mang tính hình thức, có nhiều hạn chế, chưa mang lại kết quả cụ thể thiết thực; hoạt động tái giám sát còn ít. Tại một số nơi, hoạt động của Ủy ban nhân dân và cán bộ chủ chốt của xã còn tình trạng tuỳ tiện, thậm chí có vi phạm pháp luật, nhưng không được Hội đồng nhân dân ngăn chặn xử lý kịp thời, có hiệu quả...

Theo chúng tôi, điểm hạn chế lớn nhất trong hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn Thị xã Cửa Lò là chưa thể hiện đầy đủ, rõ nét vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở cơ sở, chưa thực sự quyết định được những vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trên địa bàn, chưa thực hiện được tốt chức năng giám sát mọi hoạt động của Ủy ban nhân dân và chưa thực sự là đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở.

Cụ thể, hoạt động giám sát của HĐND xã chưa đáp ứng được đòi hỏi phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương đang diễn ra trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa và quá trình đổi mới hoạt động của bộ máy nhà nước. Hoạt động giám sát của HĐND xã nói chung và của Thường trực HĐND xã, tổ đại biểu HĐND xã, đại biểu HĐND xã, Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - xã hội nói riêng còn nặng về hình thức, chưa thực chất, hiệu quả giám sát chưa cao, hoạt động giám sát có nơi, có lúc còn lúng túng, chưa bao quát hết các vấn đề của địa phương thuộc chức năng giám sát của HĐND xã. Một bộ phận đại biểu chưa thật sự tâm huyết với công tác đại biểu, chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động giám sát. Phương thức, hình thức giám sát còn tồn tại những điểm bất cập. Theo đó, khi giám sát chủ yếu là nghe các báo cáo những thành tích đã đạt được, thiếu sự giám sát trực tiếp, thiếu tiếp xúc với cử tri tại nơi ở, nơi làm việc. Các kết luận sau giám sát thường có nội dung chung chung, công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc kiến nghị sau giám sát không được thực hiện nghiêm túc, không truy vấn đề đã giám sát đến

cùng. Vì vậy, hiệu quả giám sát của HĐND xã nhìn chung không cao, nặng về hình thức, thiếu thực chất.

Có thể nói, hoạt động của Hội đồng nhân dân xã bên cạnh những cố gắng và một số điểm tích cực trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, hiện đang bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm cần được khắc phục.

Trên thực tế, các đại biểu nhìn chung chưa nắm vững vai trò chức năng nhiệm vụ, nội dung và phương pháp hoạt động của Hội đồng nhân dân và của đại biểu, nên rất lúng túng trong công tác, có nhiệt tình trách nhiệm nhưng không đưa lại kết quả, hiệu quả. Một số ít đại biểu HĐND chưa phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm trong công tác giám sát, tiếp xúc cử tri, đôn đốc giải quyết kiến nghị của cử tri tại địa phương, đơn vị bầu cử. Cá biệt có đại biểu chưa hoàn thành trách nhiệm với cử tri nên đã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu. Chất lượng của cán bộ không chuyên trách khối còn thấp, một số ít chưa nhiệt tình trong công việc, công tác tuyên truyền chưa thực sự lôi cuốn, năng lực hoạt động còn hạn chế, chủ yếu dựa vào uy tín và kinh nghiệm. Ở các khối, nhiệm vụ địa bàn chủ yếu tập trung đối với chức danh bí thư và khối trưởng, các chức danh còn lại có hoạt động nhưng hiệu quả chưa cao. Một số cán bộ, công chức phường còn hạn chế về năng lực tham mưu trong lĩnh vực mình phụ trách, nhận thức không đồng đều, thiếu chủ động, sáng tạo, xử lý công việc còn lúng túng, trông chờ, ỷ lại chưa ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra. Số lượng công chức nhiều nhưng chưa mạnh.

Cán bộ cấp cơ sở do chế độ bầu cử xây dựng nên, sau mỗi nhiệm kỳ hoạt động, nếu không được tín nhiệm trúng cử nhiệm kỳ tiếp theo, thì họ lại trở về để hoạt động sản xuất như trước, từ đó tâm lý của các cán bộ hiện tại và tương lai sẽ cho rằng việc hoạt động trong HĐND chỉ là tạm thời và mang tính nghiệp dư. Tác động của nền kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng lớn đến đời sống của cán bộ, công chức chẳng hạn như những người trình độ, có năng lực chuyên môn phù hợp nhưng họ lại có vốn nên thích đi theo con đường kinh doanh để phát triển kinh tế, từ đó những động lực hay lý tưởng chính trị sẽ dần không còn là mục tiêu để họ phấn đấu nữa.

hạn của Hội đồng nhân dân xã còn chung chung, chưa được cụ thể, chưa hoàn toàn sát với đặc điểm tính chất của cấp cơ sở. Do đó, Hội đồng nhân dân không thể thực hiện đủ, tốt các nhiệm vụ này. Nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền ở cấp cơ sở chậm đổi mới, Nghị quyết của cấp uỷ Đảng còn nhiều vấn đề mang tính chất quản lý điều hành của chính quyền, làm cho Nghị quyết của Hội đồng nhân dân chủ yếu chỉ là bản sao Nghị quyết của Đảng uỷ, do đó chất lượng hiệu quả, hiệu lực hoạt động của Hội đồng nhân dân bị hạn chế.

* Ủy ban nhân dân

Qua thực tế, về mặt tổ chức, Ủy ban nhân dân xã đang bộc lộ những bất hợp lý sau:

Việc bố trí sử dụng các cán bộ chuyên môn còn nặng về tình cảm, chưa dựa trên những tiêu chuẩn, năng lực công tác, căn cứ khách quan, chưa thực sự xuất phát và đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ.

Việc quy định cứng nhắc số lượng cụ thể chức danh chuyên môn chuyên trách có phần chưa phù hợp với từng loại xã, nhất là quy định xã loại II, loại III chỉ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ BÌNH. 27 A NGHỆ AN (Trang 49 - 62)