Giải pháp về tăng cường sự cơ sở vật chất nhằm nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ BÌNH. 27 A NGHỆ AN (Trang 85 - 94)

hoạt động của chính quyền cấp xã

Bổ sung, tăng cường điều kiện cơ sở vật chất cho chính quyền cấp xã

Cơ sở vật chất là điều kiện quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền, đồng thời cũng góp phần phục vụ người dân.

Cùng với việc đổi mới tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cơ chế hoạt động, phương pháp quản lý, vấn đề xây dựng cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho bộ máy chính quyền xã hoạt động có hiệu quả và chất lượng là điều hết sức quan trọng. Theo đó, cần tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thủ tục hành chính và hoạt động của

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng trụ sở, cần phải trang bị cho xã có đủ phương tiện tối thiểu để hoạt động. Đặc biệt trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như hiện nay thì việc tin học hoá các khâu, các thủ tục hành chính là rất cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tiết kiệm thời gian cho người dân. Do đó, Nhà nước cần chú trọng trang bị đồng bộ trang thiết bị máy móc cho các xã, đặc biệt là các xã vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa. Có như vậy mới có thể đáp ứng được đòi hỏi xây dựng chính quyền điện tử nhằm phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin nếu được triển khai mạnh mẽ sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan hành chính cấp xã và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Hiện nay, tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo thực hiện việc liên thông và tích hợp các hệ thống một cửa, dịch vụ công trực tuyến vào Cổng dịch vụ công của tỉnh là liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia. Tuy nhiên, việc sử dụng phổ biến công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước tại các xã của Thị xã Cửa Lò vẫn còn gặp một số khó khăn do hạn chế về hạ tầng công nghệ và trang thiết bị. Trong thời gian tới, chính quyền tỉnh Nghệ An cần chú trọng đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin để tin học hoá công tác quản lý nhà nước trên địa bàn Thị xã Cửa Lò.

Để phát huy hiệu quả của cơ sở vật chất thì đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cần phải chuẩn hoá về chuyên môn. Bởi vì, trình độ dân trí của nhân dân ta đã được nâng cao, tính chất của quản lý nhà nước ngày càng phức tạp, đòi hỏi việc quản lý nhà nước cần phải khoa học hơn nên cán bộ chính quyền địa phương, kể cả cấp xã, cần phải có trình độ, phải được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng thường xuyên về học vấn, chuyên môn phù hợp, đáp ứng được yêu cầu. Nhà nước nên có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn đối với cán bộ mỗi cấp. Đặc biệt, cần có chiến lược, chính sách khuyến khích sinh viên tốt nghiệp đại học đến làm việc ở các cơ quan chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã, để tạo nguồn cán bộ có chất lượng cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã trong các giai đoạn sau, đáp ứng các yêu cầu của thời đại mới.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở UBND cấp xã: Đây là một yêu cầu cấp thiết của cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã. Đồng thời nó

cũng là mục tiêu mà đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã. Vì thủ tục hành chính là khâu liên quan trực tiếp tới đời sống hằng ngày của người dân, nên đây là hâu đột phá, yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, năng lực phục vụ người dân.

Đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính phấn đấu xếp tốp 5 của tỉnh về chỉ số CCHC, tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ. Tiếp tục áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015. Tiếp tục áp dụng và duy trì thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-Ioffice; duy trì tốt hoạt động cổng thông tin điện tử.

3.2.2.4. Xây dựng chế độ trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên của Ủy ban nhân dân

Xoay quanh hạt nhân là Chủ tịch UBND, như đã phân tích ở Chương trước, hình thức trách nhiệm của Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND là: bị HĐND cùng cấp bãi nhiệm, miễn nhiệm và bị Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp (Thủ tướng Chính phủ) đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức. Tuy nhiên, cần phải xây dựng cơ chế trách nhiệm cá nhân xoay quanh nhân vật trung tâm là Chủ tịch UBND. Khi Chủ tịch UBND bị xử lý các hình thức trách nhiệm như trên (hoặc khi cho thôi nhiệm vụ, điều động đi công tác khác) thì cơ của UBND cần phải có sự thay đổi. Bởi vì chính Chủ tịch đã giới thiệu để HĐND bầu nên các thành viên này, phân công công tác cho họ thì khi thay đổi, Chủ tịch mới cần được tạo điều kiện để xây dựng nên ê-kíp làm việc của mình. Quy định này vẫn được áp dụng trong trường hợp các Phó Chủ tịch và các thành viên khác không phải chịu trách nhiệm liên đới cùng với Chủ tịch UBND. Đối với trách nhiệm cá nhân của mỗi thành viên của UBND, cần phải quy định các thành viên đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND bởi Chủ tịch đã giới thiệu để HĐND bầu. Đồng thời, cần quy định thẩm quyền của Chủ tịch UBND trong việc đề nghị HĐND miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch và các thành viên khác của UBND (Như trách nhiệm của các Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng trước Thủ tướng Chính phủ.

Tổ chức chính quyền địa phương nói chung, chính quyền cấp cơ sở nói riêng phụ thuộc vào nhiều thứ, nhưng trước hết vào việc hình thành ra các lãnh thổ hành chính trực thuộc. Các đơn vị lãnh thổ địa phương trên thế giới hiện nay được hình thành theo hai nguyên tắc cơ bản: tự nhiên và nhân tạo. Lãnh thổ hành chính tự nhiên tức là lãnh thổ hình thành một cách tự nhiên. Đó là các cộng đồng dân cư bền vững, nhà nước buộc phải thừa nhận trong quá trình thực hiện sự cai trị-quản lý của mình. Ví dụ như các Commun của các nước phương Tây; xã, làng ở các nước phương Đông (Việt Nam), các thành phố cho dù là những thành phố rất lớn, rất đông dân, cũng như những thành phố rất nhỏ… Thường những đơn vị lãnh thổ này là những đơn vị lãnh thổ cơ sở, nhà nước không nên chia nhỏ ra thành nhiều đơn vị cơ sở khác. Việc tổ chức quản lý những vùng lãnh thổ này cần thiết phải tính đến nguyện vọng và ý chí của cộng đồng dân cư. Vì vậy, tham gia vào cơ chế vận hành bộ máy chính quyền địa phương, ngoài các cơ quan quản lý còn có cả các cơ quan do dân cư hợp thành trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Việc tổ chức chính quyền ở đây mang nhiều tính chất tự quản, tự trị. Khác với các đơn vị hành chính tự nhiên, mà nhà nước buộc phải công nhận, các đơn vị lãnh thổ hành chính nhân tạo là những đơn vị được nhà nước trung ương chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính trực thuộc theo nhu cầu quản lý của trung ương. Đối với các lãnh thổ hành chính nhân tạo, việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan địa phương chủ yếu để thực hiện chức năng quản lý.

Việc tổ chức các cơ quan nhà nước ở đây đơn giản chỉ cần những cơ quan hành chính để đảm nhiệm chức năng hành chính như mục tiêu của nó đã đề ra, chúng thường được gọi là cấp chính quyền không hoàn chỉnh. Theo đó, "các nhân viên đảm nhiệm các công việc hành chính ở đây được bổ nhiệm mà không cần có sự lựa chọn bằng phương pháp bầu cử từ cử tri địa phương. Ở đây không nhất thiết phải thành lập hay tổ chức ra các cơ quan đại diện dân cử" [14, tr. 422]. Đối chiếu về mặt lý luận chúng ta thấy rằng: Ở cấp cơ sở hiện nay, phường và xã tương đương nhau, nhưng xã, thị trấn và phường khác nhau ở nhiều mặt. Phường ở địa bàn đô thị, xã ở địa bàn nông thôn, thị trấn là sự giao thoa giữa đô thị và nông thôn, song tính chất nông thôn vẫn còn chiếm ưu thế. Hai địa bàn đô thị và nông

thôn vốn khác nhau ở nhiều thứ như đã đề cập ở chương 1. Xét về đặc điểm hình thành tự nhiên, xã mới là cấp cơ sở, ở xã quan hệ cộng đồng dân cư rất rõ nét. Còn ở đô thị, phường là cánh tay nối dài của chính quyền thành phố, là cơ quan hành chính trong một chính quyền đô thị chứ không phải là chính quyền cơ sở của cộng đồng dân cư cố kết chặt chẽ với nhau như ở làng xã. Do vậy, xét về mặt lý luận việc không tổ chức Hội đồng nhân dân phường là hợp lý.

- Về mặt thực tiễn: Việc tổ chức cơ quan chính quyền ở phường bao gồm cả Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân giống như ở xã, thị trấn thời gian qua ở thị xã Cửa Lò cũng như trong toàn quốc đã nảy sinh nhiều những bất cập và hạn chế như không phân biệt được sự khác nhau trong tổ chức quyền lực nhân dân và quản lý hành chính nhà nước. Không phát huy được vai trò chỉ huy điều hành của bộ máy hành chính ở phương thực hiện chức năng chủ yếu là chuyển tải, quản lý theo quy định của pháp luật chứ không phải bàn bạc, quyết định như ở các đơn vị hành chính tự nhiên (xã, thị trấn). Mặt khác, đô thị nói chung là một đơn vị quần cư liên hoàn, gắn bó mật thiết với những đặc trưng của mình.

Tổ chức chính quyền đô thị phải bảo đảm tính thống nhất và liên thông trên địa bàn về quy hoạch đô thị, kết cấu hạ tầng, đời sống dân cư…tránh sự chia cắt. Mỗi một đô thị chỉ nên được quản lý bởi một cấp chính quyền hoàn chỉnh, dưới nó không cần thiết phải tổ chức ra các đơn vị hành chính hoàn chỉnh khác nữa. John Stuart Mill-một nhà lý luận nổi tiếng của thế giới trong tác phẩm Chính thể đại diện đã chỉ ra rằng: Có những lợi ích đặc thù cho mỗi thành phố, dù lớn hay nhỏ và chung cho mỗi thành phố, không phân biệt kích cỡ, nên có được Hội đồng thành phố. Và cũng hiển nhiên như vậy là mỗi thành phố nên chỉ có một Hội đồng thôi. Các khu phố khác nhau của cùng một thành phố ít khi, hoặc chẳng bao giờ có lợi ích địa phương khác biệt nhau; tất cả họ đều đòi hỏi cùng những thứ cần phải làm, cùng những chi phí phải gánh chịu… Làm đường, điện chiếu sáng, cung cấp nước, hệ thống thoát nước và điều chỉnh thị trường, nếu tổ chức khác nhau ở các khu phố khác nhau trong cùng một thành phố thì nhất định sẽ lãng phí lớn và bất tiện nhiều. Như vậy đối với thị xã Cửa Lò một đô thị cần thiết được tổ chức và quản lý bởi một cấp chính quyền hoàn chỉnh, việc chia ra phường cũng chỉ để tổ chức triển

khai thực hiện các chức năng quản lý hành chính chứ không nên chia cắt về mặt địa giới dẫn đến chia cắt quản lý, tạo sự khác biệt về cơ chế, chính sách giữa các phường với nhau. Việc thị xã Cửa Lò chia thành các phường, xã như hiện nay đã làm chia tách tính thống nhất đó. Mệnh lệnh quản lý từ chính quyền thị xã Cửa Lò xuống tới phường bị cắt khúc, triển khai chậm do trong nhiều trường hợp phải được Hội đồng nhân dân phường ra nghị quyết để thực hiện. Qua tìm hiểu, nghiên cứu một số nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường ở thị xã Cửa Lò thấy rằng nội dung các nghị quyết không có tính riêng biệt, mà đều là những vấn đề chung đã được quyết định ở thành phố. Điều đó chứng tỏ hoạt động của Hội đồng nhân dân phường mang nhiều tính hình thức. Mặt khác, do Ủy ban nhân dân phường cũng thực hiện chế độ "trực thuộc hai chiều" nên tính tập trung thống nhất trong quản lý đô thị ở Cửa Lò nói riêng, trong toàn quốc nói chung không cao. Mọi mệnh lệnh chỉ huy của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Cửa Lò đối với Ủy ban nhân dân phường đôi khi bị chậm trễ, trong khi đó trách nhiệm không dứt khoát, không rõ rệt và đồng thời thành phố cũng không kiểm soát chặt chẽ đối với các phường. Theo mô hình tổ chức hiện nay, một người dân có tới 4 người đại diện cho mình gồm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Nhiều như vậy nhưng trên thực tế, một người dân bình thường nếu có yêu cầu, kiến nghị gì cũng chưa chắc đã tìm được người đại diện cho mình để bày tỏ. Có rất nhiều những bức xúc của dân không được xem xét, nhiều đơn thư, kiến nghị của dân chưa được giải quyết kịp thời. Về phía các cơ quan, các đại biểu đại diện cho nhân dân, do nhiệm vụ, quyền hạn chồng chéo, không rõ ràng. Trong giai đoạn hiện nay, cái chúng ta cần là một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Nhưng mạnh mẽ và sáng suốt không phải ở chỗ có bộ máy cồng kềnh, có nhiều người đại diện cho dân, mà ở chỗ có bộ máy tổ chức có thực quyền, tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và phục vụ đắc lực nhân dân. Không tổ chức Hội đồng nhân dân phường cũng không sợ người dân ở phường mất quyền dân chủ, mất quyền đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình bởi vì người dân vẫn còn có đại biểu Quốc hội, đại biểu

Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố đại diện cho mình, giám sát và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Tiểu kết chương 3

Chính quyền địa phương cấp xã là cầu nối không thể thiếu giữa chính quyền huyện, tỉnh và người dân, tham gia quản lý nhà nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, phương pháp quản lý, vấn đề xây dựng cơ sở vật chất, trang bị đầy đủ các trang thiết bị để tạo điều kiện cho bộ máy chính quyền cấp xã hoạt động có chất lượng và hiệu quả là điều hết sức quan trọng.

Qua thực tế Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ Ancho thấy, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã chỉ có hiệu quả thực tế nếu tiến hành đồng bộ các giải pháp về đường lối, chính sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực con người.

KẾT LUẬN

Đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền cấp xã phải xuất phát từ yêu cầu chung của cải cách bộ máy nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân. Đồng thời, phải tính đến những nét đặc trưng riêng của từng địa phương, để tìm ra một cơ chế hợp lý, đáp ứng đòi hỏi của đời sống kinh tế - xã hội.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã từ thực tiễn Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An là quá trình liên tục thích ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội và phải được thực hiện trên cơ sở những căn cứ pháp lý vững chắc, phù hợp với quy luật khách quan.

Đối với chính quyền cấp xã ở Thị xã Cửa luôn có sự quan tâm, sâu sát đến cấp cơ sở, từng bước giải quyết các khó khăn, vương mắc, để đảm bảo quyền lợi

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ BÌNH. 27 A NGHỆ AN (Trang 85 - 94)