Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo của cấp trên đối với chính quyền cấp xã

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ BÌNH. 27 A NGHỆ AN (Trang 83 - 85)

quyền là của dân, do dân và vì dân. Các kỳ họp của HĐND nhất thiết phải mời Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân như thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh... đến dự. Những người này được phát biểu ý kiến đóng góp với HĐND, nhưng không biểu quyết. HĐND xã luôn giữ mối liên hệ và phối hợp công tác Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mỗi năm 2 lần thông báo cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở xã về tình hình hoạt động của HĐND, chuẩn bị chương trình đưa ra kỳ họp HĐND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc vận động nhân dân và các đoàn thể thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của HĐND. Kỳ họp của UBND cấp xã khi bàn đến những vấn đề có liên quan đến Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thì phải mời những người đứng đầu của các tổ chức này đến dự. UBND thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt ở xã cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong xã tổ chức, động viên nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của chính quyền cấp xã, đại biểu HĐND và cán bộ, thành viên của UBND. UBND cấp xã và các thành viên của UBND có trách nhiệm giải quyết và trả lời các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong xã.

3.2.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo của cấp trên đối với chính quyền cấp xã chính quyền cấp xã

Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng thực hiện sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Chính quyền cấp xã không chỉ thực hiện tốt Hiến pháp, Luật, các Chỉ thị, Nghị quyết của cơ quan Nhà nước cấp trên mà còn phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện các chủ trương Nghị quyết của cấp uỷ Đảng. Với HĐND, sự lãnh đạo của Đảng nhằm phát huy quyền lực của HĐND, làm cho hoạt động của HĐND thể hiện đầy đủ hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân theo Hiến pháp và pháp luật. Để thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Trước hết các cấp uỷ Đảng từ Trung ương đến địa phương phải thật sự đổi mới cả về nội dung và phương pháp lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định mọi sự thắng lợi của cách mạng. Vì vậy muốn đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã cũng phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng.

Văn kiện Hội nghị lần thứ 3, khoá VIII Đảng ta khẳng định: "Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nhằm giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước, đảm bảo mọi quyền lực thuộc về nhân dân, đưa công cuộc đổi mới đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa "[29, tr.59]. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thực chất là giải quyết đúng đắn mối quan hệ "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời vẫn đề cao phát huy được vai trò quản lý nhà nước của chính quyền. Đảng lãnh đạo là lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối, Nghị quyết. Trên cơ sở đó chính quyền đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện.

Đảng lãnh đạo chính quyền thông qua công tác cán bộ, đào tạo rèn luyện cán bộ đảng viên để giới thiệu, ứng cử vào các cơ quan bộ máy chính quyền. Đảng lãnh đạo chính quyền cần thông qua công tác kiểm tra sự hoạt động của chính quyền. Đảng lãnh đạo chính quyền còn là việc bắt buộc các tổ chức Đảng, các đảng viên phải tôn trọng thực hiện đúng các chính sách của Nhà nước, Hiến pháp, pháp luật, các Quyết định của chính quyền và coi đây là kỷ luật của Đảng. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền cấp xã, Đảng phải có Nghị quyết, chủ trương đúng đắn, phản ánh kịp thời đúng quy luật khách quan, đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân. Có như vậy thì chủ trương đường lối, Nghị quyết của Đảng mới có tính khả thi và đi vào cuộc sống, chính quyền mới có các biện pháp tổ chức chỉ đạo và đạt được kết quả cao, làm cho vai trò, uy tín của Đảng, năng lực lãnh đạo của chính quyền được nâng lên. Để lãnh đạo được chính quyền, vấn đề đặt ra là yêu cầu mọi đảng viên phải thực sự

gương mẫu thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời phải vận động quần chúng nhân dân tham gia cùng chính quyền trong việc quản lý nhà nước bằng pháp luật. Đảng phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của chính quyền, kịp thời phát hiện và uốn nắn những lệch lạc trong quá trình quản lý nhà nước của chính quyền. Cùng với việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ dẫn trực tiếp của cơ quan Nhà nước cấp trên có vai trò hết sức quan trọng. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chính quyền cấp xã phải chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của chính quyền nhà nước cấp trên, trước hết là HĐND và UBND huyện.

Vì vậy trong hoạt động của HĐND và UBND cấp huyện phải bám sát cơ sở để chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền cấp trên nhưng có liên quan đến quá trình tổ chức hoạt động của cấp cơ sở. Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của chính quyền nhà nước cấp trên bằng việc thông qua các hoạt động tiếp xúc thực tế của HĐND và UBND huyện để nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình diễn ra ở cơ sở để có kế hoạch biện pháp chỉ đạo hướng dẫn chính quyền cấp xã thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng thẩm quyền theo luật định. Cơ quan chức năng giúp chính quyền nhà nước cấp trên trong việc thường xuyên theo dõi, đánh giá đúng thực trạng hoạt động của chính quyền cấp xã trong quá trình quản lý nhà nước ở địa phương. Nhất là phòng tổ chức - lao động xã hội (cơ quan tổ chức chính quyền cấp huyện) phải có kế hoạch giúp UBND huyện trong việc phân loại cơ sở. Từ đó tập trung đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã phù hợp với giai đoạn hiện nay, nhằm từng bước xây dựng củng cố chính quyền cấp xã trong sạch, vững mạnh về mọi mặt theo quan điểm của Đảng đề ra

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ BÌNH. 27 A NGHỆ AN (Trang 83 - 85)