Tổng quan về tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác lưu trữ của tỉnh thừa thiên huế (Trang 45 - 47)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Tổng quan về tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền Trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông, vị trí trung độ của cả nƣớc, giữa Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trải dài từ vĩ tuyến 16 đến 16,45 độ vĩ Bắc; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và tỉnh Quảng Trị, phía Đông giáp biển Đông. Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,53ha, kéo dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất là 120km (dọc bờ biển) và nơi ngắn nhất là 44km (phần phía Tây) với các dạng địa hình phong phú phân bố lần lƣợt từ Tây sang Đông nhƣ núi đồi, đồng bằng, đầm phá, cồn cát ven biển, trong đó đồi núi chiếm 75,9% diện tích tự nhiên của tỉnh. Vị trí địa lý của Thừa Thiên Huế đối với cả nƣớc và khu vực tạo cho Thừa Thiên Huế những lợi thế so sánh, những cơ hội to lớn trở thành trung điểm của những con đƣờng giao lƣu, hội nhập trong quá khứ, hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

Vị trí, đặc điểm địa lý tự nhiên đa dạng, tƣơng phản và độc đáo có ảnh hƣởng quyết định đối với sự tiến hóa tự nhiên, đặc biệt là chế độ khí hậu - thủy văn, thực vật và động vật.

Dãy Trƣờng Sơn Bắc chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam đến địa phận huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế thì đổi hƣớng đâm ra biển cho ba nhánh, trong đó, nhánh lớn nhất và có ý nghĩa nhất là dãy Bạch Mã. Hai nhánh nhỏ hơn là Phƣớc Tƣợng và Phú Gia đi ra biển thành hai mũi Chân Mây Tây và Chân Mây Đông ôm lấy vịnh Chân Mây hƣớng ra biển mở. Vĩ

tuyến 16 độ vĩ Bắc nằm chính giữa vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, nơi giao thoa của hai miền khí hậu nhiệt đới ở phía Nam và á nhiệt đới ở phía Bắc. Đó cũng chính là điều đặc biệt về vị trí địa lý của tỉnh Thừa Thiên Huế xét trên phƣơng diện tự nhiên. Chính vị trí đặc biệt cùng với sự đa dạng của địa hình tƣơng phản trên một mảnh đất hẹp đã làm cho Thừa Thiên Huế có nhiều đặc điểm nổi bật về tự nhiên và giàu có về tài nguyên thiên nhiên.

2.1.3. Khái quát về truyền thống lịch sử, văn hóa

Thừa Thiên Huế là vùng đất có truyền thống lịch sử, truyền thống yêu nƣớc, đoàn kết, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Tự hào là vùng đất văn hiến có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời, đặc sắc và truyền thống yêu nƣớc đấu tranh cách mạng vẻ vang, là vùng đất có truyền thống hiếu học, là nơi quy tụ và đào tạo nhân tài. Thừa Thiên Huế là vùng đất có truyền thống văn hóa, tuy không lâu đời nhƣ ở miền Bắc, nhƣng cũng có hơn 700 năm lịch sử với những kiệt tác về kiến trúc cung đình, những công trình văn hóa và tổng thể lăng tẩm, đền đài đƣợc UNESCO xếp hạng là một trong những di sản văn hóa lớn của thế giới. Huế là vùng đất đƣợc mệnh danh là xứ sở của di sản, nơi có tới 05 di sản thuộc về triều Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam, đƣợc UNESCO vinh danh đó là: Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. Về mặt lịch sử, Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam trải qua 143 năm (1802-1945) đã để lại cho chúng ta những di sản văn hóa vật chất và tinh thần mà chúng ta trực tiếp kế thừa đều là những tài sản vô cùng quý giá. Đặc biệt, các giá trị tinh thần chủ yếu do triều Nguyễn để lại đều là sản phẩm của các ngành khoa học xã hội nhân văn nhƣ sử học, văn học, địa dƣ học, luật pháp... Đó là cả một hệ thống thông tin đồ sộ biểu hiện chân xác cho sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa dân tộc dƣới triều Nguyễn.

Trong suốt quá trình lịch sử của Việt Nam nói chung và vƣơng triều Nguyễn nói riêng, các giá trị lịch sử đƣợc lƣu giữ lại tại Lƣu trữ lịch sử tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác lưu trữ của tỉnh thừa thiên huế (Trang 45 - 47)