Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 52 - 54)

nước a. Kinh nghiệm của Đồng Nai

Đồng Nai là một trong những địa phương quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường nói chung và hoạt động quản lý nhà nước về môi trường đối với các khu công nghiệp nói riêng, đặc biệt là quản lý nước thải phát sinh từ các KCN. “Từ thực tiễn công tác quản lý nước thải trong quá khứ, tỉnh Đông Nai đã rút ra được các kinh nghiệm, phương thức quản lý môi trường có nhiều ý nghĩa tham khảo với các địa phương khác trên cả nước”[20].

Nhận thức được ảnh hưởng của hoạt động phát triển công nghiệp đến vấn đề môi trường, tỉnh Đồng Nai đã và đang tập trung cho công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, quan tâm chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn).

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu xử lý theo quy hoạch, nước thải công nghiệp được xử lý và kiểm soát chặt chẽ, tăng cường công tác thanh tra,

kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất góp phần hạn chế nguồn ô nhiễm môi trường.

Đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng BVMT trước khi đưa KCN vào vận hành. Tỉnh Đồng Nai yêu cầu các chủ đầu tư hạ tầng phải đầu tư và xây dựng đồng bộ trạm XLNT, hệ thống thoát nước mưa và nước thải tách rời trước khi đưa KCN vào hoạt động. Ban hành quy chế phối hợp quản lý và BVMT các KCN. Theo đó Ban quản lý các KCN là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp các vấn đề môi trường.

Trong quá trình quản lý, Đồng Nai cũng đã có những chính sách cương quyết nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo cho việc phát triển bền vững như việc chỉ cho phép mở rộng KCN khi điều kiện về môi trường đã đảm bảo, hạn chế thu hút đầu tư các ngành nghề có nguy cơ ô nhiễm môi trường (sản xuất hóa chất cơ bản, nhuộm, thuộc da, xi mạ, bột giấy,...)

Các KCN phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Các nhà máy xử lý nước thải tập trung hoạt động ổn định cũng được tỉnh đầu tư lắp đặt các trạm quan trắc tự động nước thải để đảm bảo kiểm soát chất lượng nước thải sau xử lý của các KCN. Khuyến khích phát triển công nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị theo hướng hiện đại, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Tiếp tục thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án công nghệ cao, các dự án thân thiện với môi trường, hướng đến nền công nghiệp hiện đại.

Bên cạnh đó, hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường trên toàn tỉnh Đồng Nai nói chung và tại các KCN nói riêng được đẩy mạnh và tăng cường, kết quả từ các hoạt động giáo dục truyền thông, nhận thức các cấp, các ngành và ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp và cộng đồng đã có những chuyển biến rõ rệt, góp phần tích cực thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

b. Kinh nghiệm của Bình Dương

Bình Dương đang là một trong những địa phương đứng đầu cả nước trong việc thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp (KCN), đưa Bình Dương từ tỉnh thuần nông sang công nghiệp - dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Là một trong những địa phương có công tác QLNN về môi trường KCN rất hiệu quả, để đạt được những thành công như vậy thì Bình Dương đã quan tâm đến các yếu tố sau[15]:

Thực hiện nghiêm túc các đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước trong việc phát triển các Khu công nghiệp, huy động mọi nguồn lực từ trong và ngoài nước vào phát triển hạ tầng KCN. Áp dụng các công nghệ hiện đại cho việc xử lý nước thải công nghiệp ở các KCN trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển KCN theo hướng đa dạng hoá các loại hình KCN để đáp ứng nhu cầu khác nhau của nhà đầu tư.

Thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, có uy tín, có kinh nghiệm về đầu tư phát triển các Khu công nghiệp. Chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra chủ động triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, công tác nghiệp vụ, công tác bảo vệ môi trường tại các KCN. Đồng thời, tăng cường công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án.

Sở TN&MT Bình Dương và Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh cũng đã thường xuyên có hướng dẫn, đôn đốc nhắc nhở chủ đầu tư các dự án sau khi được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải thực hiện các công trình BVMT theo quy định, đồng thời, tăng cường kiểm tra, xử lý đối với những dự án chậm thực hiện, từ đó đã nâng cao số cơ sở được xác nhận hoàn thành các công trình BVMT theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào hoạt động chính thức.

Bình Dương cũng đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và năng lực quan trắc môi trường, hoàn chỉnh các cơ sở dữ liệu về môi trường để tiếp nhận, chia sẻ, công khai các dữ liệu về môi trường đến mọi tổ chức và người dân để được biết và cùng tham gia kiểm tra, giám sát.

Ban hành các quy định một số nguyên tắc trong việc thu hút các dự án đầu tư, hạn chế thu hút các dự án có ngành nghề ô nhiễm cao, chuyển giao các công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, phát sinh nhiều chất thải, hạn chế bố trí các dự án đầu tư tại các khu vực không còn khả năng chịu tải về môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc sự cố môi trường.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w