Thực trạng tuân thủ và thực hiện công tác bảovệ môi trường đố

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 72 - 73)

đối với nước thải của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp

Khu công nghiệp Hòa Phú là KCN mới được thành lập nên đã được quy hoạch và xây dựng một cách bài bản với nhiều phân khu sản xuất tách biệt nhau, khu sản xuất công nghiệp sạch, khu sản xuất công nghiệp công nghệ cao, khu sản xuất công nghiệp ô nhiễm, khu đô thị dịch vụ với đầy đủ hệ thống đường ống thu gom nước thải và nước mưa. Các doanh nghiệp trong KCN đa phần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp đều xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơ bộ, trong KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung của toàn KCN với công suất 2900 m3/ngày.đêm. Nhưng trong quá trình quản lý trực tiếp về công tác bảo vệ môi trường thì phát sinh nhiều vấn đề cần được quan tâm như hệ thống quan trắc tự động chưa được đầu tư lắp đặt, hồ sự cố chưa được xây dựng, một số doanh nghiệp chưa lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải.

Đa số doanh nghiệp còn đang dùng các công nghệ sản xuất lạc hậu làm phát sinh nhiều nước thải. Chỉ có các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn và tương đối lớn có đầu tư hệ thống XLNT đáp ứng yêu cầu XLNT, tuy nhiên công tác vận hành hệ thống XLNT chưa hiệu quả dẫn tới chất lượng nước thải chưa đạt yêu cầu trước khi xả ra nguồn nước tiếp nhận, hoặc hệ thống hay xảy ra sự cố gây ô nhiễm nguồn nước.

Thời gian qua, nhiều sự cố ô nhiễm nguồn nước xảy ra do các cơ sở sản xuất này xả trực tiếp nước thải vào nguồn nước. Nguyên nhân là do tình trạng chất lượng nước thải của một số cơ sở này không ổn định, hệ thống XLNT sơ bộ của doanh nghiệp vận hành chưa hiệu quả, mạng lưới thu gom và hệ thống

thoát nước mưa, nước thải, XLNT chưa được duy tu, bảo dưỡng định kỳ, nhiều doanh nghiệp chưa có công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT. Một số doanh nghiệp dù đã xây dựng hệ thống XLNT tập trung, nhưng lượng nước thải thu gom quá ít, không đủ để vận hành thường xuyên, công tác dự báo phát sinh nước thải, xây dựng hệ thống XLNT chưa sát với tình hình thực tế, gây lãng phí nguồn lực đầu tư. Một số doanh nghiệp với lượng nước thải lớn và nồng độ nước thải quá cao luôn là những mối đe doa tiềm tàng đến các nguồn tiếp nhận là các dòng suối và dòng sông. Một số doanh nghiệp nhằm giảm chi phí vận hành xử lý nước thải thì sẽ nghĩ ra nhiều cách đối phó như, đợi khi trời mưa thì sẽ xả nước thải chưa qua xử lý vào hệ thống nước mưa, xả nước thải chưa qua xử lý vào các giếng cạn, xả nước thải chảy tràn trên mặt đất hoặc bơm nước thải vào các bồn hoa cây cảnh. Những hoạt động xả trộm nước thải này thường diễn ra vào ban đêm, khi trời mưa nên rất khó kiểm tra, kiểm soát, rất khó phát hiện gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm về mùi.

Trong KCN Hòa Phú gồm 56 doanh nghiệp đăng ký đầu tư, nhưng theo thống kê thực tế thì chỉ có 38 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, trong đó chỉ có 18 doanh nghiệp làm công tác đấu nối nước thải, các doanh nghiệp thường lưu trữ thu gom nước thải vào bể chứa và xả vào hệ thống thu gom của KCN vào những ngày cuối tháng. Nhiều doanh nghiệp xả vào hệ thống thu gom của KCN một lúc với nồng độ chất ô nhiễm cao, gấp rất nhiều lần so với nồng độ cho phép tiếp nhận vào hệ thống thu gom nước thải của KCN, như nồng độ nước thải của các doanh nghiêp công ty TNHH MTV chỉ thun cao su ĐắkLắk, công ty CP tập đoàn Quốc tế Mỹ Việt, công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk với lưu lượng lớn sẽ dẫn đến quá tải nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Phú, làm cho quá trình xử lý tại đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc gây ra các sự cố môi trường.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w