về nước thải Khu công nghiệp
Công tác BVMT trong KCN nói riêng và QLNN về nước thải KCN nói riêng cần được quan tâm đầu tư cả về nhân lực và vật lực.
Về vật lực:
- Cần bố trí nguồn vốn để đầu tư hoàn chỉnh đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong KCN, xây dựng các trạm quan trắc tự động, xây dựng hệ thống thu gom nước thải, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực bảo vệ môi trường trong KCN. Đầu tư hệ thống hạ tầng tiếp nhận số liệu từ các hệ thống quan trắc tự động liên tục của KCN. Kiểm tra thông tin số liệu thường xuyên từ hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục của các KCN.
- Trong những năm qua, theo quy định, nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi BVMT từ NSNN do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường không thấp hơn 1% tổng chi NSNN trong dự toán ngân sách hằng năm. Chi thường xuyên cho sự nghiệp bảo vệ môi trường đã tăng dần và tăng hơn nhiều lần so với giai đoạn trước tuy nhiên trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng và đang trong thời gian phát triển nóng về kinh tế nhất là các ngành công nghiệp phát triển rất mạnh mẽ, sẽ tạo nên các áp lực xấu lên môi trường nên cần phải tăng phân bổ ngân sách cho sự nghiệp BVMT.
- Cần ưu tiên những doanh nghiệp thực hiện công tác xử lý môi trường trong KCN, như các Công ty Phát triển hạ tầng KCN có vận hành trạm xử lý nước thải tập trung của KCN tiếp cận được các nguồn vốn vay từ Quỹ BVMT Việt Nam.
- Cần tăng cường, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho công tác BVMT nhất là BVMT trong KCN, cần đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức tư nhân tham gia đầu tư cho hoạt động BVMT trong KCN, nhất là các nhà máy xử lý nước thải cần chú trọng đầu tư các công nghệ hiện đại, xử lý đạt yêu cầu trước khi xả thải ra môi trường.
- Đẩy mạnh xã hội hóa là một trong những giải pháp tích cực triển khai nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), hỗ trợ và khắc phục khó khăn nguồn ngân sách eo hẹp.
- Thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang cung ứng dịch vụ XLNT KCN và khuyến khích thành lập các công ty cổ phần mới tham gia cạnh tranh cung cấp các dịch vụ những trạm XLNT tập trung của KCN.
- Có cơ chế khuyến khích các đơn vị tư vấn công nghệ, tư vấn quản lý tiếp cận, tư vấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp về công nghệ tiến tiến, thân thiện với môi trường. Sở Khoa học và Công nghệ phổ biến các ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới, công nghệ thân thiện và đề xuất UBND tỉnh các dự án, đề tài áp dụng các tiến bộ của khoa học nâng cao chất lượng sản phẩm thân thiện môi trường.
- Tăng cường trao đổi thông tin liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho khối tư nhân có nhu cầu tham gia đầu tư xây dựng trạm XLNT các KCN.
- Khuyến khích việc cổ phần hóa hoặc tư nhân hóa các trạm xử lý nước thải tập trung. Kêu gọi các nhà đầu tư có khả năng đầu tư các công trình
XLNT theo các hình thức công tư kết hợp, đầu tư vận hành và thu phí.
Về Nhân lực:
- Hiện nay, cán bộ làm nhiệm vụ QLNN về môi trường KCN tại Ban quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk thiếu về số lượng. Năng lực chuyên môn của các cán bộ này chưa đồng đều, cán bộ làm nhiệm vụ không có năng lực chuyên môn thuộc chuyên ngành theo yêu cầu. Vì vậy, việc bổ sung cán bộ, công chức cho cơ quan QLNN là cần thiết, và phải đúng chuyên ngành đào tạo, đúng vị trí việc làm thì mới phát huy hết khả năng, năng lực góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Đây là lực lượng nòng cốt trong hệ thống quản lý, vì các cán bộ của Ban quản lý các KCN có thể đi sâu nắm bắt tình hình hoạt động của từng doanh nghiệp, để thực hiện có hiệu quả các giải pháp quản lý.
- Ban Quản lý các KCN phải được bổ sung đủ số công chức theo yêu cầu thực tế (ít nhất là 5 công chức) có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành hóa học, sinh học, môi trường. Có như vậy, Ban quản lý các KCN tỉnh mới có đủ điều kiện để được ủy quyền một số chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Ban quản lý các KCN phải xây dựng phòng quản lý môi trường để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường các KCN. - Đi đôi với các chính sách tuyển dụng, thu hút người có năng lực, cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn một cách thường xuyên cho các cán bộ, công chức đang công tác tại các vị trí việc làm này. Cử cán bộ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn định kỳ, hàng năm để nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt các báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký kế hoạch BVMT, xác nhận đề án
BVMT của các doanh nghiệp trong KCN. Tham gia học tập bổ sung kiến thức về khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Tạo điều kiện cho các cán bộ được tiếp cận với các trang thiết bị, công nghệ hiện đại bắt kịp khoa học công nghệ mới, phục vụ tốt cho nhiệm vụ quản lý.
- Bên cạnh đó, tuy đã có quy định về việc các doanh nghiệp và các KCN phải bố trí cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách có chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, hiện tại chưa có chế tài để buộc các đơn vị này thực hiện theo đúng quy định, đội ngũ các công nhân kỹ thuật chuyên trách, bán chuyên trách về môi trường tại KCN và tại các doanh nghiệp nằm trong các KCN là một hệ thống mắt xích rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện các quy định QLNN về nước thải KCN một cách có hiệu quả. Vì vậy, cần thiết phải có quy định một cách chặt chẽ nhất về việc bố trí lực lượng phụ trách môi trường tại KCN và tại các doanh nghiệp và phải có chế tài đối với các doanh nghiệp không tuân thủ.
3.2.5.Tăng các chế tài xử lý vi phạm về công tác bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp
Cần tăng mức xử phạt hành chính, xử phạt bổ sung, và biện pháp khắc phục hậu quả nghiêm khắc ( ngoài bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả vi phạm, có thể buộc dừng hoạt động…). các biện pháp xử phạt phải nghiêm khắc mang tính răn đe để tạo sự chuyển biến tích cực đối với các doanh nghiệp vi phạm công tác BVMT trong các Khu công nghiệp.
Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị phòng chống tội phạm về bảo vệ môi trường thuộc lực lượng công an với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong KCN, đình chỉ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kéo dài không đầu tư các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt quy chuẩn môi trường.
Cương quyết xử lý các doanh nghiệp để xảy ra tình trạng ô nhiễm nước thải, truy tố trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật đối với nước thải gây hậu quả nghiêm trọng, các hành vi gian lận trong việc XLNT. Xác định và buộc bồi thường thiệt hại với các sự cố môi trường.
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm môi trường; vi phạm các quy
định về quản lý, xử lý nước thải, về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp. Với các vi phạm này cần có các quy định xử phạt có tính răn đe các hành vi vi phạm.
Xây dựng các mức hình phạt tương ứng với từng mức độ hành vi, dựa trên nguyên tắc, vi phạm càng lớn, mức xử phạt càng cao. Vừa kiểm tra trực tiếp, vừa chú trọng quản lý đến khâu hậu kiểm thì mới đạt đến đạt hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp.