thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk.
- Đề nghị các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở SXKD trong KCN Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phải thực hiện nghiêm các quy định và yêu cầu trong Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Các doanh nghiệp, cơ sở SXKD có phát sinh nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép phải có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo đạt Quy chuẩn môi trường Việt Nam trước khi xả thải và hệ thống thu gom của KCN.
- Đề nghị các doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú thực hiện công tác đấu nối nước thải và kí kết hợp đồng xử lý nước thải với Công ty Phát triển hạ tầng KCN Hòa Phú, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc về công tác BVMT trong KCN.
doanh nghiệp về nồng độ chất lượng nước thải đầu vào trạm XLNT, có các biện pháp kiểm tra, xử lý sự cố, lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng, các trạm quan trắc tự động phải được lắp đặt và vận hành thường xuyên.
- Các doanh nghiệp định kỳ báo cáo kết quả quan trắc kiểm soát nước thải và gửi báo cáo cho đơn vị quản lý hạ tầng KCN. Tiến hành kiểm tra định kỳ 2 lần/năm toàn bộ hệ thống thoát nước, XLNT của các cơ sở để có thông tin và đưa ra các giải pháp thiết thực.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức BVMT cho công nhân, nhân viên làm việc trong KCN, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho công nhân viên, thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho công nhân viên.
Tiểu kết chƣơng 3
Phát triển Công nghiệp luôn là trụ cột của phát triển kinh tế - xã hội đất nước, trong đó có vai trò không thể thiếu của các KCN, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền và toàn xã hội để tăng cường công tác BVMT tại các KCN. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động QLNN về nước thải các KCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và nguyên nhân của các hạn chế trong QLNN về nước thải các KCN tỉnh Đắk Lắk tại chương 2, nội dung chương 3 đã đưa ra các giải pháp QLNN về nước thải các KCN trong thời gian tới tại tỉnh Đắk Lắk nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về nước thải các KCN tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới như sau:
- Hoàn thiện thể chế, chính sách và thực hiện tốt quy hoạch liên quan đến quản lý nhà nước về nước thải các Khu công nghiệp, đây là giải pháp đầu tiên và rất quan trọng, đưa ra các văn bản chính sách phải sát với thực tế phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bắt kịp xu thế phát triển của nền công nghiệp.
- Tăng cường hướng dẫn, tổ chức thực hiện các VBQPPL về nước thải các KCN, đây là giải pháp cần quan tâm và thực hiện thường xuyên, để đưa các VBQPPL về nước thải các KCN áp dụng thực thế, mang lại hiệu quả thì các cơ quan quản lý nhà nước về nước thải KCN phải tăng cường hướng dẫn, phổ biến đến mọi thành phần, đối tượng khác nhau trong KCN, đặc biệt là lãnh đạo và cán bộ phụ trách môi trường của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN. Thông qua đó tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT trong KCN. Nếu thực hiện tốt giải pháp này ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp sẽ được cải thiện và không ngừng nâng cao.
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy, tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác quản lý nhà nước về nước thải các Khu công nghiệp, đây là giải pháp đầu tư cho cả nhân lực và vật lực để thực hiện công tác QLNN về nước thải KCN, tăng cường đầu tư vốn, đầu tư máy móc hiện đại nhằm xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ cho công tác BVMT, yếu tố con người là rất quan trọng trong QLNN về nước thải KCN, các cán bộ làm công tác quản lí về nước thải phải được tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ cho nhiệm cụ QLNN về nước thải KCN.
nhà nước về nước thải các KCN, đây là giải pháp rất quan trọng, các giải pháp đưa ra vừa có thể hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các quy định của pháp luật vừa khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường, vừa tăng cường xử lý đối với các doanh nghiệp không thực hiện tốt các quy định và đặc biệt sẽ không bỏ sót các vi phạm của doanh nghiệp giảm tính hiệu quả của các quy định của pháp luật.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.
Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về nước thải công nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thì các giải pháp trên cần được áp dụng một cách đồng bộ, giải pháp này bổ trợ cho giải pháp khác để đảm bảo đạt mục tiêu đề ra.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với chính quyền tỉnh Đắk Lắk và Ban quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về nước thải công nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển, các KCN đã có nhiều đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, đã và đang là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp, đẩy mạnh sản xuất tăng nguồn hàng cho xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, việc phát triển KCN theo quy hoạch đã tránh được sự phát triển tự phát, phân tán, tiết kiệm được đất và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư phát triển hạ tầng, đặc biệt là góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp gây ra.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực nêu trên, quá trình phát triển các KCN cũng đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường, nếu không được giải quyết kịp thời thì có thể gây ra hậu quả xấu tới môi trường và tác động tiêu cực đến sức khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh, ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên và sự phát triển bền vững của đất nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước thải ngày một gia tăng, khối lượng nước thải từ các KCN thải ra môi trường luôn gia tăng với tốc độ lớn trong những năm gần đây dẫn đến chất lượng nước mặt tại những vùng chịu tác động của nguồn thải từ các KCN bị suy giảm, đã gây những ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh.
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về nước thải công nghiệp của Khu công nghiệp, tác giả đã đi sâu vào phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về nước thải công nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ đó, đánh giá, phân tích tìm ra những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của nó.
Dựa vào những phân tích đó và căn cứ vào mục tiêu, định hướng quản lý nhà nước về nước thải các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong tương lai, tác giả đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về nước thải ở các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
Luận văn đã đề xuất các giải pháp theo các hướng: Hoàn thiện thể chế, chính sách và thực hiện tốt quy hoạch liên quan đến quản lý nhà nước về nước thải các Khu công nghiệp, tăng cường hướng dẫn, tổ chức thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật về nước thải các Khu công nghiệp, hoàn thiện tổ chức bộ máy, tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác quản lý nhà nước về nước thải các Khu công nghiệp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về nước thải các Khu công nghiệp, xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về nước thải ở các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hướng đến sự phát triển bền vững, thì cần phải thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp trên, giải pháp này bổ trợ cho giải pháp khác để đạt được mục tiêu đề ra và có thể căn cứ vào từng điều kiện thực tế để có những sự ưu tiên trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị, Chỉ thị số 36 1998 CT-TW ngày 25/06/1998 của Bộ
chính trị về Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời k công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Bộ Chính trị, Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính
trị về Bảo vệ môi trường trong thời k đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
3. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 24- NQ/TW ngày 03/06/2013 của Bộ
chính trị về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý nguyên và bảo vệ môi trường.
4. Bộ Chính trị, Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/08/2019 của bộ chính
trị về Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
5. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo tổng kết
năm 2018,2019, 2020.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, QCVN 40:2011/BTNMT, ngày
28/12/2011 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc
gia năm 2009, Hà Nội, 2010.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư 35 2015 TT-BTNMT, ngày
30 06 2015 thông tư về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
9. Chính phủ, Nghị định số 29/2008 NĐ-CP ngày 14/03/2008 của
Chính phủ quy định về KCN.
10. Chính phủ, Nghị định số 82 2018 NĐ-CP ngày 22/05/2018 của
Chính phủ quy định về quản lý KCN, KKT.
11. Chính phủ, Nghị định số 36 1997 NĐ-CP ngày 24/04/1997 về ban
hành quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
12. Chính phủ, Nghị định số 38 2015 NĐ-CP ngày 24/04/2015 của
Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
14. Cổng thông tin điện tử Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk(2020), Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ
6 tháng cuối năm 2020, thứ bảy ngày 17 tháng 07 năm 2020.
15. Cổng thông tin điện tử Bộ Xây Dựng (2021), Nỗ lực phát triển các
Khu công nghiệp chất lượng cao, thứ tư ngày 26 tháng 05 năm 2021.
16. Cổng thông tin điện tử tổng hợp – Ban kinh tế trung ương (2020),
Quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo vệ môi trường, thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2020. Địa chỉ: https://kinhtetrunguong.vn/
17. Cổng thông tin điện tử Thanh tra tỉnh Thái Nguyên (2020), Vai trò
của công tác thanh tra, thứ năm ngày 03 tháng 09 năm 2020. Địa chỉ:
http://thanhtra.thainguyen.gov.vn
18. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020), Tình hình và phương hướng phát triển các KCN nước ta
thời k 2016-2020
19. Cổng thông tin điện tử Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên (2020), Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường tại Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên.
20. Lê An (2020), Phát triển KCN, ưu tiên bảo vệ môi trường, thứ ba
ngày 01 tháng 06 năm 2020. Địa chỉ http://www.baodongnai.com.vn
21. Phạm Xuân Trường (2017), Quản lý nhà nước về môi trường
Khu công nghiệp Tây Bắc, Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia.
22. Phạm Kim Thư (2006), Quản lý nhà nước đối với các khu công
nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Mỏ -
Địa
Chất, Hà Nội.
23. Quốc hội, Luật số: 67/2014/QH13 - Luật Đầu tư ban hành ngày
26/11/2014.
24. Quốc hội, Luật số: 72/2020/QH14 - Luật bảo vệ môi trường ban
hành ngày 17/11/2020.
Lắk ngày 17/4/2017 về Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
26. Thảo Vy (2020), Học cách người Nhật bảo vệ môi trường sống, thứ
bảy ngày 01 tháng 08 năm 2020. Địa chỉ https://www.tapchicongsan.org.vn
27. Trần Thị Hồng Ngọc, Phan Trường Khanh, Dương Hoàng Thương (2020), Lợi ích doanh nghiệp và trách nhiệm với môi trường, thứ sáu ngày 12
tháng 06 năm 2020. Địa chỉ : https://tapchicongthuong.vn
28. Tường Tú (2020), Đồng Nai đẩy mạnh quản lý về bảo vệ môi trường, thứ sáu ngày 07 tháng 05 năm 2020. Địa chỉ:
https://baotainguyenmoitruong.vn
29. Trần Anh Tuấn (2018), Quản lý nhà nước đối với các khu công
nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội, Luận án Tiến sĩ, Học viện Hành chính
Quốc gia.
30. UBND tỉnh Đắk Lắk, Quyết định số 1080 QĐ-UBND ngày
21/4/2016, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh ĐắkLắk giai đoạn 2011-2015
31. Ủy ban thường vụ Quốc Hội, Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử (2017), Tổng quan quản lý nhà nước về môi trường, thứ hai ngày 18 tháng 09
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Bảng giá trị các thông số nƣớc thải công nghiệp theo QCVN40:2011/btnmt. Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33
Cột A: Quy định giá trị nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Phụ lục 02: Danh sách các doanh nghiệp đầu tƣ vào KCN Hòa Phú. stt
Tên doanh nghiệp
1
Công ty Cổ phần Thép Đông Nam Á
2
Công ty CP đầu tư và phát triển An Thái 3 Công ty TNHH MTV dầu khí TP. HCM 4 Công ty CP ĐT XD hạ tầng và khai thác mỏ Tân Việt Bắc 5 Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Đắk An 6 Công ty TNHH một thành viên XNK 2.9 ĐắkLắk 7 Công ty CP ứng dụng công nghệ sinh học An Thái 8
Công ty TNHH MTV Việt Nga 9
Công ty TNHH MTV nông sản Hồng Tự
10
Công ty TNHH TM & SX phân bón Việt Đức
11
13
Công ty cổ phần cấp thoát nước
Wadaco Đăk Lăk 14
Công ty TNHH MTV-SX-TM- DV Nông Xanh
15
Công ty TNHH đầu tư thương mại Niên Niên Hồng
16
Công ty TNHH Minh Long Sang Trọng
17
Công ty TNHH SX-TM-VT Thành Công
18
Công ty TNHH phân bón Minh Thắng
19
Công ty TNHH Minh Phát 20
Công ty TNHH Thanh Minh Ban Mê
21
Công ty TNHH MTV Đình Trung
22
Công ty TNHH Full Glory 23
Công ty CP khoáng sản HABITAT
24