Thực trạng tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực thực hiện công tác

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 76 - 82)

tác quản lý nhà nước về nước thải của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp

UBND tỉnh Đắk Lắk

Chú thích:

+ Chỉ đạo chuyên môn:

+ Phối hợp : Công an tỉnh Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về nước thải tại KCN Hòa Phú Nguồn:

Công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp nói chung và công tác quản lý nước thải khu công nghiệp nói riêng đã được các cấp các ngành của tỉnh Đắk Lắk rất quan tâm ngay từ những năm đầu xây dựng KCN Hòa Phú, KCN Hòa Phú là KCN đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk được xây dựng nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nên rất nhiều chính sách, ưu đãi đầu tư cũng như cơ cấu bộ máy quản lý được quan tâm xây dựng.

- UBND tỉnh Đắk Lắk là cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất về công tác bảo vệ môi trường ở địa phương. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, và quản lý nước thải Khu công nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh.

Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền. Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép xả thải, giấy chứng nhận về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường.

- Sở Tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Trong đó quản lý nước thải khu công nghiệp là một trong số những nội dung quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Sở Tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, trong việc bảo vệ môi trường, quản lý nước thải KCN ở địa phương.

+ Trình UBND tỉnh quyết định các biện pháp BVMT ở địa bàn toàn tỉnh và hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện.

+ Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các VBQPPL, chương trình, quy hoạch, kế hoạch sau khi được xét duyệt, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về TN & MT.

+ Trình UBND tỉnh dung lượng xả nước thải vào nguồn nước theo phân cấp, kiểm tra việc thực hịên.

+ Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, cơ sở đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

+ Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghịêp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, làm công tác quản lý về TN & MT theo quy định của Bộ TN & MT và của UBND tỉnh.

Hàng năm Sở Tài nguyên và môi trường tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường tại địa phương theo định kỳ; điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm, lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, cơ sở đầu tư thuộc thẩm quyền, thực hiện việc cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép đối với chủ nguồn thải, tổ chức thu phí BVMT theo quy định của pháp luật, tổ chức, phối hợp, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên việc thanh tra, kiểm tra môi trường KCN diễn ra với tần suất rất thấp, việc kiểm tra theo định kỳ và luôn được báo trước thời gian cho các doanh nghiệp chuẩn bị dẫn đến việc kiểm tra chưa được sát với thực tế, các hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghịêp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý về TN & MT chưa được tổ chức nhiều. các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về TN & MT cho các doanh nghiệp và người lao động trong các khu công nghiệp chưa được thực hiện. Chưa xây dựng được hệ thống lưu trữ dữ liệu quan trắc môi trường. - Theo quy định của pháp luật, Ban quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk là đơn vị chủ trì, phối hợp hoặc theo sự ủy quyền của các sở, ngành khác thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ môi trường KCN trên địa bàn tỉnh. Tổ chức kiểm tra hoạt động về bảo vệ môi trường, báo cáo về hoạt động bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp, theo quy định của pháp luật. Xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ môi trường KCN giữa Ban quản lý các KCN với Sở Tài nguyên và Môi trường.

Hiện tại Ban quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk chưa có phòng chuyên môn về quản lý môi trường , đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường tại Ban quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk còn quá mỏng. Cụ thể tại Ban quản lý

trường thuộc phòng nghiệp vụ. Trong khi phải quản lý một số lượng lớn các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN Hòa Phú dẫn đến không thể kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên đối với công tác bảo vệ môi trường trong KCN.

Công tác BVMT của Ban quản lý các KCN đối với môi trường KCN còn chưa đạt hiệu quả cao, việc thực hiện tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra phối hợp với các sở ban ngành trong việc bảo vệ môi trường trong KCN còn thấp. Chưa chủ động trong việc tổ chức kiểm tra xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, các hoạt động như công khai thông tin về BVMT của KCN, tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức chấp hành pháp luật BVMT cho các doanh nghiệp trong KCN diễn ra với tần suất còn ít.

- Công an tỉnh Đắk Lắk

Tổ chức các hoạt động điều tra và kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường theo quy định của pháp luật, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân lập kế hoạch và tổ chức phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường, tiến hành một số hoạt động điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường trong trường hợp do mình phát hiện hoặc do các cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên các hoạt động kiểm tra, phối hợp kiểm tra các doanh nghiệp về môi trường KCN diễn ra còn ít, việc kiểm tra đều báo trước thời gian để doanh nghiệp chuẩn bị. Chưa phát hiện được nhiều vụ việc gây ô nhiễm môi trường.

- Công ty PTHT KCN Hòa Phú

Tổ chức tuần tra, kiểm tra, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT trong KCN, lập biên bản, báo cáo Ban quản lý các KCN tỉnh xử lý. Thực hiện chương trình quan trắc môi trường trong KCN theo quy định của pháp luật, tổng hợp, báo cáo kết quả quan trắc môi trường và công tác bảo vệ môi trường KCN Hòa Phú. Chịu trách nhiệm vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Phú, đảm bảo xả thải đúng theo đúng quy chuẩn quy định. Công tác vận hành trạm xử lý nước thải tại đây luôn đạt theo quy chuẩn trước khi xả ra môi trường, nhân viên vận hành gồm 2 cử nhân có bằng đại

học về chuyên ngành môi trường, 2 cử nhân có bằng đại học về điện dân dụng, theo quy định vẫn còn thiếu 01 nhân viên vận hành có bằng đại học về chuyên ngành môi trường.

- Các doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú

Chịu trách nhiệm về công tác BVMT và thực hiện đúng hợp đồng cam kết về nồng độ nước thải với Công ty PTHT KCN Hòa Phú. Nhưng đa số các doanh nghiệp chưa thực hiện đúng với cam kết về nồng độ nước thải, một số doanh nghiệp chưa hoàn thành các công trình kỹ thuật bảo vệ môi trường, chưa xây dựng hệ thống thu gom nước thải, chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hoặc nhân viên vận hành không có bằng cấp đúng với chuyên môn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w