Kinh nghiệm thể chế hóa chính sách và xây dựng kế hoạch thực hiện

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 45 - 47)

chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Căn cứ Quyết định 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính Phủ về định hướng GNBV thời kỳ năm 2011-2020. UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-UBND ngày 10/6/2013 về việc kiện toàn ban chỉ đạo GNBV huyện do Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) huyện làm phó ban trực và 20 thành viên là trưởng các phòng, ban, đoàn thể cấp huyện và xây dựng kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 21/6/2013 về việc Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu GNBV trên địa bàn huyện Hướng Hóa, giai đoạn 2013 - 2015, với mục tiêu hộ nghèo toàn huyện giảm bình quân từ 3,0 – 4%/năm (các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm từ 4 - 5%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia với từng giai đoạn.

UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo 22 xã, thị trấn và hoàn thành việc kiện toàn Ban GNBV và Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu GNBV giai đoạn 2011- 2017, sát thực với tình hình của địa phương.

UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng chương trình hành động số: 01/CTHĐ-UBND ngày 11/01/2011 về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, Đảng bộ tỉnh lần thứ XV về nhiệm vụ phát triên kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh giai đoạn 2011 – 2017. Bình quân hành năm giảm từ 03 – 04% (các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm từ 4 - 5%/năm) tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện.

UBND huyện ban hành trên 75 văn bản như: Quyết định, kế hoạch, công văn, báo cáo đánh giá... để chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, ban ngành, UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện có hiệu quả mục tiêu

32

GNBV trên địa bàn [23].

1.4.2. Kinh nghiệm công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Để tổ chức thực thi chính sách, phát hiện những hạn chế, vướng mắc cần điều chỉnh kịp thời theo từng thời điểm cụ thể trong thực hiện chính sách giảm nghèo nền vững thì công tác kiểm tra, giám sát là vô cùng cần thiết. Các đợt kiểm tra, giám sát đã chỉ ra những tồn vướng mắc trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo ở địa phương cũng như trong quản lí nhà nước về giảm nghèo, nêu rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục phù hợp thực tế. Có thể nói kết quả GNBV sẽ phản ánh sự phát triển kinh tế của địa phương. Vì vậy, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách GNBV là hoạt động không thể thiếu nhằm đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện chương trình, đảm bảo các nguồn lực của xã hội cho GNBV có hiệu quả, tránh gây thất thoát lãng phí nguồn lực của Nhà nước, xã hội.

Hằng năm, Huyện ủy xây dựng Kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát đối với Đảng ủy, đồng chí Bí thư Đảng ủy, đồng chí Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã, thị trấn về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình của Huyện ủy, gắn với đề ra các giải pháp hữu hiệu tại từng thời điểm để khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện.

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách GNBV được thực hiện theo đúng quy trình. UBND huyện ban hành kế hoạch và rà soát hộ nghèo trên địa bàn huyện nhằm có cơ sở đánh giá việc triển khai chương trình thực hiện GNBV đảm bảo đúng đối tượng.

Phòng LĐ- TB&XH ban hành hướng dẫn quy trình kiểm tra, đánh giá định kỳ ở các cấp...Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo GNBV của huyện thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chương trình giảm nghèo tại các xã, phân công các đồng chí trong ban theo dõi thị trấn và các xã

33

về một số nhiệm vụ cụ thể như: Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hỗ trợ vay vốn cho các hộ nghèo, cấp phát thẻ bảo hiểm, cấp phát cây, con giống cho hộ nghèo...Qua việc kiểm tra, giám sát thực tế cho thấy việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bắc Trà My đúng quy trình, cấp phát chế độ đúng đối tượng, kịp thời đảm bảo quyền lợi của người dân.

Ngoài việc thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát, các địa phương cũng rất nghiêm túc, khách quan trong việc bình xét hộ nghèo như tổ chức khảo sát thực tế các hộ nghèo, cận nghèo, có biên bản họp xét thôn, tổ dân phố...lấy ý kiến của nhân dân đối với những trường hợp nghèo do bệnh tật, hoặc tái nghèo, thoát nghèo...Bên cạnh đó còn rà soát những trường hợp dùng vốn hỗ trợ trong GNBV để sắm sửa các vật dụng gia đình mà không đầu tư sản xuất hoặc tự ý bán các giống vật nuôi được cấp để báo cáo về cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.

Những trường hợp có đơn thư khiếu nại về chọn hộ nghèo, cận nghèo hoặc các hộ đủ điều kiện nhưng không chịu thoát nghèo, huyện cũng kịp thờ i phân công các đơn vị kiểm tra, giám sát, có kết luận công khai để đảm bảo sự minh bạch, công bằng trong thực hiện chính sách GNBV. [8]

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w