tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định
Trong giai đoạn 2016 - 2020, để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của chương trình GNBV, huyện An Lão, tỉnh Bình Định đã huy động các nguồn lực, bao gồm: nguồn lực về con người (nguồn nhân lực); nguồn tài chính; nguồn lực Khoa học công nghệ và nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên.
2.3.3.1. Huy động nguồn lực thực hiện dự án chương trình 30ª
Trong giai đoạn 2016 - 2020, huyện An Lão đã triển khai thực hiện dự án
chương trình 30a gồm các tiểu dự án: Tiểu dự án Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và duy tu bảo dưỡng; Tiểu dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo và Tiểu dự án Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào DTTS đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và duy tu bảo dưỡng: Kinh phí hỗ trợ 203.606 triệu đồng (trong đó: ngân sách Trung ương 170.348 triệu đồng, ngân sách địa phương 33.258 triệu đồng). Kết quả đã thực hiện: Thanh toán 96 công trình khởi công mới, 40 công trình chuyển tiếp, 19 công trình hoàn thành. Đến năm 2020, UBND huyện An Lão đã tổ chức thực hiện đạt 100% kế hoạch [89].
- Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo: Kinh phí 41.101 triệu đồng (trong đó: ngân sách Trung ương 38.361 triệu đồng, ngân sách địa phương 1.250 triệu đồng, huy động nguồn khác 2.132 triệu đồng) [89]. Các nguồn lực được thực hiện có hiệu quả và thiết thực.
51
Bảng 2.7. Hoạt động hỗ trợ một số dự án tiêu biểu phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình GNBV trên địa bàn huyện An Lão
(2016 - 2020)
TT
1 Hỗ trợ khoán chăm sóc bảo vệ rừng
2 Hỗ trợ 695.500 liều vắc xin
3 Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế cho 217 hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo
4 Hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản
phẩm nông, lâm, ngư nghiệp địa phương
5 Mô hình nuôi gà an toàn sinh học tại xã An Hòa, An
Tân
6 Mô hình nuôi chim bồ câu Pháp tại xã An Hòa
7 Mô hình khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm tại xã An
Hòa
8 Mô hình trồng bưởi da xanh tại xã An Toàn
9 Mô hình trồng mới Cây sầu riêng Monthon tại xã An
Hòa
10 Dự án chăn nuôi, duy trì và phát triển đàn heo đen tại địa phương cho hộ đồng bào DTTS 6 xã vùng cao
(Nguồn: UBND huyện An Lão, tỉnh Bình Định, 2021)
Trong giai đoạn 2016 - 2020, các dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình GNBV trên địa bàn huyện An Lão được đầu tư, bố trí các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính như: Hỗ trợ khoán chăm sóc bảo vệ rừng cho 2.169 hộ, với diện tích 22.737,7 ha, kinh phí 35.043,160 triệu đồng; hỗ trợ 695.500 liều vắc xin, kinh phí 2.061,991 triệu đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế cho 217 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát
52
nghèo mua 100 con bò, 20 con trâu, 98 hộ trồng cây ăn trái các loại, kinh phí 1.626,77 triệu đồng; hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp địa phương, kinh phí 200 triệu đồng; thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo: Mô hình nuôi gà an toàn sinh học tại xã An Hòa, An Tân: 12 hộ, 130 triệu đồng; mô hình nuôi chim bồ câu Pháp tại xã An Hòa: 4 hộ, 40 triệu đồng; mô hình khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm tại xã An Hòa: 97 hộ, 500 triệu đồng; mô hình trồng bưởi da xanh tại xã An Toàn: 20 ha, 58 hộ (42 hộ nghèo, 15 hộ cận nghèo, 01 hộ mới thoát nghèo), kinh phí 330 triệu đồng; mô hình trồng mới Cây sầu riêng Monthon tại xã An Hòa 04 ha, 32 hộ tham gia (28 hộ nghèo, 04 hộ cận nghèo), kinh phí 170 triệu đồng; Dự án chăn nuôi, duy trì và phát triển đàn heo đen tại địa phương cho hộ đồng bào DTTS 6 xã vùng cao: An Toàn, An Nghĩa, An Quang, An Vinh, An Trung, An Hưng và thị trấn An Lão, 51 hộ tham gia (41 hộ nghèo, 10 hộ cận nghèo), kinh phí 500 triệu đồng; Mô hình trồng 04 ha cam xoàn tại 05 xã: An Quang, An Nghĩa, An Toàn, An Hưng, An Hòa với tổng kinh phí 148.793.000 đồng; Mô hình nuôi 105 con heo đen tại 04 xã: An Quang, An Nghĩa, An Toàn, An Hưng kinh phí 351.207.000 đồng [89].
- Tiểu dự án 3: Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào DTTS đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài:
UBND huyện phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB & XH) tổ chức 03 lớp tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với 613 người tham dự; Phòng Lao động-TB&XH phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định thuộc Sở Lao động-TB&XH hàng năm tổ chức các phiên giao dịch việc làm, ngày hội việc làm tại huyện và 10 phiên giao dịch việc làm lưu động tại xã An Hòa, An Tân, An Quang, An Dũng và thị trấn An Lão cho 750 lượt cán bộ xã, thôn và người lao động tham gia; tổ chức tư vấn, tuyên truyền xuất khẩu lao động tại 19 thôn của các xã: An Hòa, An Hưng, An Vinh, An Nghĩa và An Toàn cho 190 hộ gia đình, người lao động [89].
53
2.3.3.2. Huy động nguồn lực thực hiện dự án Chương trình 135
Bảng 2.8. Nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện một số hạng mục thuộc dự án chương trình 135 trên địa bàn huyện An Lão (2016 - 2020)
TT Tiểu dự án
1 Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã ĐBKK, các
thôn ĐBKK
2 Hỗ trợ phát triển sản xuất,
3 Nhân rộng mô hình giảm nghèo
4 Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở
các xã ĐBKK; thôn ĐBKK
(Nguồn: UBND huyện An Lão, tỉnh Bình Định, 2021)
- Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã ĐBKK, các thôn ĐBKK: Kinh phí 48.329 triệu đồng. Tổng số công trình cơ sở hạ tầng hỗ trợ đầu tư xây dựng giai đoạn năm 2016 - 2020 là 121 công trình, trong đó: 84 công trình khởi công mới, 14 công trình chuyển tiếp và 23 công trình hoàn thành [89].
- Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo: Hỗ trợ phát triển sản xuất: Tổng kinh phí thực hiện 8.734,73 triệu đồng, trong đó hỗ trợ vật nuôi trâu, bò 39 con; máy cày, máy làm đất 02 cái; giống Bưởi da xanh 4.716 cây, ngoài ra còn hỗ trợ một số vật tư phân bón và giống cây trồng khác. Nhân rộng mô hình giảm nghèo: Tổng kinh phí thực hiện 969.250 triệu đồng [89].
- Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã ĐBKK; thôn ĐBKK: Kinh phí: 70 triệu đồng.
2.3.3.3. Huy động nguồn lực thực hiện dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
Huyện An Lão bố trí các nguồn lực gồm nhân lực và kinh phí để duy trì hàng tháng xây dựng chương trình phát thanh tuyên truyền, phổ biến các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Tổ chức Liên hoan Chương trình phát thanh huyện; Liên hoan Chương trình phát thanh tỉnh Bình Định (năm 2016: 03 chương trình; năm 2018: 05 chương trình) [89];
Huy động các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ các phương tiện tác nghiệp thông tin cổ động gồm các thiết bị tăng âm, loa đài, các thiết bị phụ trợ phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đáp ứng yêu cầu tiếp cận thông tin của người dân ở địa phương....
2.3.3.4. Huy động nguồn lực thực hiện dự án Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững
Bảng 2.9. Nguồn kinh phí thực hiện dự án Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình GNBV trên địa bàn huyện An Lão (2016 -
2020)
TT
1 Nâng cao năng lực và tập huấn cho cán bộ làm công
tác giảm nghèo cấp xã, thôn, kinh phí
2 Giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia GNBV giai đoạn 2016-2020
(Nguồn: UBND huyện An Lão, tỉnh Bình Định, 2021)
Trong giai đoạn 2016 - 2020, huyện An Lão đã thực hiện tiểu đề án nâng cao năng lực và tập huấn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, thôn, kinh phí 360 triệu đồng. Theo đó, huyện An Lão đã tổ chức 20 lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý kinh tế- xã hội cho 745 lượt cán bộ xã, thôn của 10/10 xã, thị trấn từ nguồn kinh phí Chương trình 30a với kinh phí 220 triệu đồng [89];
Tổ chức 04 lớp tập huấn nâng cao năng lực về công tác giảm nghèo cho cán bộ thôn, khu vực và điều tra viên về điều tra rà soát hộ nghèo hằng năm, đột xuất, đã có 320 lượt cán bộ được tập huấn, hướng dẫn công tác giảm nghèo, kỹ năng điều tra, rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo để có cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho đối tượng và đánh giá kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong năm, trong giai đoạn. Kinh phí 40 triệu đồng.
Tổ chức 18 lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giảm nghèo cấp xã, thôn của 10 xã, thị trấn An Vinh, An Dũng, An Trung, An Hưng, An Quang, An Nghĩa, An Toàn và An Hòa, có 330 cán bộ Lãnh đạo UBND, cán bộ giảm nghèo, cộng tác viên giảm nghèo xã, trưởng thôn, Mặt trận, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên và người uy tín trong cộng đồng dân cư tham gia. Kinh phí 100 triệu đồng [89].
Đối với tiểu dự án giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV giai đoạn 2016 - 2020. Kinh phí 80,8 triệu đồng.
2.3.4. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định
Để chính sách GNBV thực sự có hiệu quả thì trong quá trình triển khai không thể thiếu sự phân công, phối hợp thực hiện giữa các ban ngành, đoàn thể cũng như các chủ thể chịu sự tác động của chính sách. Đối với Huyện An Lão, ngay từ khi bắt tay vào thực hiện Chương trình GNBV theo chủ trương chung của tỉnh Bình Định, Huyện đã chủ động thành lập BCĐ tại các đơn vị chức năng có liên quan trên cơ sở phân cấp quản lý, phân công theo dõi, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong việc thực thi chính sách này.
56
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách GNBV huyện An Lão, tỉnh Bình Định
(Nguồn: UBND huyện An Lão, tỉnh Bình Định)
Về cơ bản, sự phân công phối hợp giữa các đơn vị thể hiện ở những khía cạnh như sau:
Hội đồng nhân dân huyện An Lão và Hội đồng nhân dân xã/thị trấn:
là cơ quan quyền lực tại địa phương, thực hiện chức năng quyết định về chính sách, ngân sách...liên quan đến thực thi chính sách GNBV tại địa phương. Đồng thời là cơ quan thực hiện chức năng giám sát việc thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định.
UBND huyện: là cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương, có trách
nhiệm thực chấp hành và điều hành việc thực hiện chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định.
UBND xã/thị trấn là cơ quan hành pháp tại xã/thị trấn, tổ chức thực hiện chương trình GNBV trên địa bàn xã/thị trấn trên cơ sở vừa phối hợp với các
57
cơ quan chuyên môn cấp huyện, chấp hành chỉ đạo của UBND huyện; đồng thời, thực hiện chức năng QLNN về GNBV tại xã/thị trấn.
Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc của BCĐ GNBV huyện:
Huyện An Lão đã thành lập và kiện toàn BCĐ và Tổ giúp việc BCĐ GNBV huyện, ban hành quy chế hoạt động cho BCĐ huyện. BCĐ chương trình mục tiêu GNBV huyện An Lão giai đoạn 2016-2020 do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, Trưởng Phòng Lao động-TB&XH huyện làm Phó Trưởng Ban trực; các ủy viên BCĐ là lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức Hội đoàn thể huyện; giúp việc cho BCĐ là Tổ công tác gồm đại diện các cơ quan, đơn vị liên quan. UBND huyện đã ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành viên liên quan để triển khai thực hiện các dự án của chương trình.
- Đối với cấp xã: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND làm Trưởng ban Ban giảm nghèo cấp xã, thành viên Ban giảm nghèo cấp xã là đại diện các ban, ngành, MTTQ và các tổ chức Hội, đoàn thể xã.
- Thực hiện Quyết định số 84/2017/QĐ-UBND ngày 22/12/2017 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Qui định về tổ chức mạng lưới, nhiệm vụ và chế độ đối với đội ngũ cộng tác viên làm công tác giảm nghèo cấp xã giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định, UBND huyện đã phê duyệt danh sách 10 cộng tác viên làm công tác giảm nghèo cấp xã giai
đoạn 2018-2020 để phối hợp thực hiện chính sách giảm nghèo tại địa phương. Theo đó, định kỳ 6 tháng, hằng năm, BCĐ họp thông qua một số nội dung lớn, quan trọng, như: phân bổ kinh phí để thực hiện dự án, chính sách của Chương trình; kết quả thực hiện hằng năm của Chương trình; sơ kết giữa kỳ; giải quyết những vướng mắc, phát sinh từ các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện.
Các cơ quan, ban, ngành của huyện là thành viên của BCĐ chủ trì các dự
58
án, chính sách, hoạt động của Chương trình chủ động triển khai cho các đơn vị, địa phương thực hiện các nội dung của Chương trình. Phân công, phân cấp trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện; đề cao tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cho cơ sở và tăng cường sự tham gia của người dân; thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn xã, thị trấn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
Giám sát, đánh giá là hoạt động thường xuyên, định kỳ nhằm cập nhật các thông tin liên quan của Chương trình cũng như xác định việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình. Hàng năm, UBND huyện xây dựng Kế hoạch và tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV tại các xã, thị trấn.
Về thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát và thực hiện chế độ báo cáo: Thành viên BCĐ giảm nghèo huyện theo chức năng nhiệm vụ thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ 06 tháng, hàng năm; giai đoạn và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện công tác GNBV theo lĩnh vực ngành quản lý; đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn, tồn tại những vướng mắc phát sinh và đề xuất, kiến nghị, giải pháp để tháo gỡ thuộc lĩnh vực ngành, địa phương được phân công phụ trách để báo cáo UBND huyện.
Phòng LĐ - TB & XH huyện An Lão:
Đây là cơ quan tham mưu chủ đạo (cơ quan thường trực) cho UBND huyện thực hiện các nội dung của Chương trình GNBV tại địa phương. Trách nhiệm của Phòng là giám sát, hỗ trợ, khuyến khích các xã, thị trấn triển khai các nội dung liên quan tới chế độ chính sách đối với các đối tượng nghèo và cận nghèo. Với tư cách là cơ quan trực tiếp quản lý quỹ XĐGN, Phòng có trách nhiệm quản lý, cấp phát kinh phí thực hiện Chương trình theo quy chế hiện hành. Với chức năng được phân công, Phòng còn chịu trách nhiệm vận động tài trợ mua và cấp phát thẻ BHYT, đóng vai trò chính trong thực hiện