Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV giai đoạn 2016 - 2020 là một trong 2 Chương trình MTQG được thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020. Trong những năm qua, công tác giảm nghèo đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể CT - XH tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kết quả thực hiện chương trình GNBV có thể được đánh giá trên một số mặt chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, nhận thức về thực hiện chương trình GNBV của cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực; các chủ trương, chính sách về thực hiện chính sách GNBV đã được quan tâm, quán triệt và tổ chức triển khai, thực hiện. Công tác xây dựng kế hoạch, thể chế hóa các quy định của Trung ương và của tỉnh Bình Định được thực hiện đồng bộ, kịp thời, sát thực tế.
- Thứ hai, công tác tuyên truyền về GNBV theo hướng tiếp cận đa chiều được quan tâm chỉ đạo và thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Qua tuyên
69
truyền, phổ biến chính sách, nhận thức của người dân, nhất là hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện về việc vận dụng chính sách đầu tư của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình đã có nhiều chuyển biến, tính ỷ lại của người dân đã từng bước được thay đổi, các hủ tục, tập quán sinh hoạt, canh tác lạc hậu trong nhân dân đã dần dần được khắc phục.
- Thứ ba, công tác tổ chức bộ máy, phân công phối hợp trong tổ chức thực hiện chương trình GNBV được triển khai bài bản, đúng quy định, sát với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân công. Do đó, việc tổ chức các quy trình trong thực hiện chính sách GNBV được thực hiện nghiêm túc, có theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh, sơ kết, tổng kết.
- Thứ tư, trong thực hiện chương trình, huyện An Lão đã có những phương thức để tranh thủ các nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương, sự lồng ghép của các chương trình MTQG. Đặc biệt, có sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, giám sát của HĐND, vận động, tuyên truyền của Mặt trận, Hội đoàn thể cùng với sự cố gắng của cả HTCT và sự quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, kinh tế- xã hội của huyện có bước phát triển đáng kể, đời sống của nhân dân được nâng cao hơn trước; quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng; các chính sách phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS được quan tâm đúng mức; chương trình ASXH được thực hiện hiệu quả.
- Thứ năm, kết quả mang lại của chương trình đã tạo ra bước chuyển biến tích cực trong sự phát triển chung của huyện An Lão. Theo đó, hạ tầng cơ sở với các công trình điện - đường - trường - trạm đã được đầu tư, nâng cấp toàn diện, bộ mặt nông thôn, nhất là các xã vùng cao đã thật sự thay đổi;
đời sống nhân dân cả về tinh thần và vật chất đã được cải thiện, nâng lên đáng kể; thu nhập người dân từng bước được tăng lên; chương trình đã huy động được nguồn lực ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ của Chương trình để thực hiện
70
các dự án, chính sách từ sự tham gia của hộ nghèo, hộ cận nghèo, cộng đồng dân cư hưởng lợi, đã tạo chuyển biến mới trong nhận thức của người dân, cộng đồng trong việc đăng ký, đối ứng kinh phí thực hiện dự án và cam kết thoát nghèo, thoát cận nghèo khi dự án kết thúc.
- Thứ sáu, trong quá trình triển khai chương trình, đội ngũ đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở xã, thôn đã thể hiện được sự vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệt huyết trong công tác và có chế độ đãi ngộ phù hợp, để làm cầu nối giữa người dân, nhóm cộng đồng, hộ nghèo, hộ cận nghèo với các cấp chính quyền, nguồn lực. Thông qua đó, các dự án, chính sách của Chương trình phát huy hiệu quả hơn nữa, thúc đẩy một bộ phận yếu thế, đối tượng thụ hưởng, khơi gợi nội lực bản thân, cùng nguồn hỗ trợ nhà nước, cộng đồng nỗ lực phấn đấu sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao năng lực và vươn lên thoát nghèo, thoát cận nghèo.
- Thứ bảy, công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời. Qua kiểm tra, giám sát đã phát hiện những tồn tại, đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện KT - XH của địa phương.