Tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện An

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 59 - 63)

2.3. Tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện AnLão, tỉnh Bình Định Lão, tỉnh Bình Định

2.3.1. Xây dựng kế hoạch và ban hành các văn bản thực hiện chính sáchgiảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Lão giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Lão

Tổ chức thực hiện GNBV đã trở thành nhiệm vụ, mục tiêu ưu tiên trong quá trình chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng và chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Trong những năm qua, công tác giảm nghèo đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, hội đoàn thể… trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định quan tâm, lãnh đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Hằng năm UBND huyện xây dựng kế hoạch và ban hành các văn bản nhằm mục tiêu giảm nghèo. Trên cơ sở các chương trình, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và tỉnh: Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; Nghị quyết số 80/NQ- CP; Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 74/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của HĐND tỉnh Bình Định về Ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 32/2017/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của UBND tỉnh Bình Định về Ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020; UBND huyện đã cụ thể hóa thành các kế hoạch, chương trình phát triển KT - XH phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

44

Huy động sự vào cuộc của cả HTCT, phát huy vai trò chủ động, tự giác của người dân tham gia thực hiện mục tiêu GNBV.

Trên cơ sở Đề án phát triển KT - XH nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững cấp huyện giai đoạn 2009-2020 được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt tại Quyết định số 565/QĐ-UBND ngày 11/8/2009; UBND huyện đã ban hành quyết định số 4393/QĐ-UBND ngày 04/12/2017 về ban hành kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh bền vững giai đoạn 2016-2020. Trong kế hoạch đã nêu chi tiết, cụ thể về lộ trình, tiến độ, thời gian thực hiện, các bước tổ chức thực hiện, nguồn lực thực hiện chính sách, trách nhiệm của các bên tham gia, nhất là trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác giảm nghèo trong việc thực hiện Đề án của UBND huyện. Mục tiêu cụ thể thực hiện chương trình GNBV được xác định như sau:

- Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 30%, bình quân mỗi năm giảm 8%;

- Hàng năm giải quyết việc làm mới, xuất khẩu cho 500 lao động (trong đó xuất khẩu lao động 150 lao động);

-Đáp ứng tốt hơn những nhu cầu về ăn, mặc, ở, chữa bệnh và học hành,

việcc làm...đặc biệt là đối với trẻ em và phụ nữ nghèo, hộ đồng bào DTTS;

- Gắn mục tiêu giảm nghèo với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (phấn đấu đến năm 2020 có 2 xã đạt chuẩn NTM);

- Đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội;

- 100% người nghèo, cận nghèo, thôn ĐBKK được cấp thẻ BHYT; phấn đấu đến năm 2020 đạt 98% tiến tới BHYT toàn dân;

-Phấn đấu đến năm 2020 không còn hộ có nhà ở đơn sơ, dột nát;

-100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được tập huấn nâng cao năng

lực giảm nghèo.

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, từ năm 2016 - 2020, huyện An Lão, tỉnh Bình Định đã ban hành và áp dụng 41 văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực thi chính sách GNBV.

Biểu đồ 2.3. Tổng hợp công tác ban hành văn bản thực hiện chính sách GNBV huyện An Lão, tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020

(Nguồn: UBND huyện An Lão, tỉnh Bình Định, 2021)

Qua thực tế việc ban hành văn bản thực hiện chính sách GNBV huyện An Lão, tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy huyện An Lão rất quan tâm, dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho công tác giảm nghèo; thể hiện qua hệ thống các văn bản chỉ đạo và các chính sách ban hành hướng tới người nghèo, người cận nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo ASXH tiến tới giảm nghèo và GNBV. Trên cơ sở kế hoạch được xây dựng, phê duyệt đã được gửi đến các cơ quan có liên quan thuộc UBND huyện và UBND cấp xã. UBND cấp xã căn cứ vào kế hoạch chung của huyện để xây dựng kế hoạch cho xã mình.

46

Nhìn chung, hệ thống văn bản, chỉ đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo của huyện được ban hành khá đầy đủ, trong đó đã thể hiện nhiều nguyên tắc, cơ chế đổi mới trong quản lý, điều hành và triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình. Bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành Chương trình thường xuyên, thống nhất của huyện từ xây dựng kế hoạch hàng năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá đến sơ kết 6 tháng, hàng năm. Đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở, phát huy vai trò tham gia, giám sát của cộng đồng, người dân trong việc thực hiện mục tiêu GNBV. Các văn bản, chính sách hỗ trợ, trợ giúp người nghèo, người cận nghèo được ban hành đúng pháp luật, đáp ứng được yêu cầu và phù hợp điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn cụ thể; đồng thời, hệ thống các văn bản được ban hành đã cơ bản có sự thống nhất so với mục tiêu chung của chương trình GNBV.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 59 - 63)