7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội
Hệ thống đường bộ trên địa bàn huyện An Lão, bao gồm đường tỉnh 629, đường huyện, đường đô thị và mạng lưới giao thông nông thôn. Đường ĐT 629 qua địa bàn huyện dài 12 km, kết cấu đường bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng. Trên tuyến có 12 cầu, dài nhất là cầu An Lão với 258 m; 06 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 85,32 km đã được bê tông hóa đạt 100%; Đường đô thị có tổng chiều dài 12,5 km; Ngoài ra trên địa bàn huyện có 181,86 km đường giao thông nông thôn, trong đó có 150,5 km đường đã được bê tông hóa, chiếm 82,76%.
Hiện nay trên địa bàn huyện đang đầu tư xây dựng 02 nhà máy thủy điện là Nước Xáng (xã An Quang), công suất thiết kế 10 MW và Đồng Mít (xã An Dũng), công suất thiết kế 7 MW. Lưới điện trung thế và hạ thế đã phủ kín tất cả 10 xã, thị trấn. Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100%.
Hệ thống sông ngòi tương đối thuận lợi cho phát triển thủy lợi và thủy điện, trên địa bàn huyện có sông An Lão. Đây là phần đầu nguồn dự trữ nước cho hệ thống sông Lại Giang. Đây cũng là hệ thống sông đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt, cân bằng sinh thái... Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn huyện có 05 hồ chứa nước phục vụ cho nông nghiệp và thủy sản, với tổng dung tích là 4,24 triệu m3, phục vụ tưới cho 587 ha đất canh tác nông nhiệp. Bên cạnh đó, địa bàn huyện có 19 đập dâng tập trung tại các xã, 02 máy bơm đặt tại xã An Hòa phục vụ cho công tác tưới tiêu trên toàn huyện.
Theo thống kê của Hạt kiểm lâm An Lão, năm 2018 diện tích rừng trên địa bàn huyện là 54.179,46 ha; trong đó rừng tự nhiên là 48.155,80 ha, rừng trồng là 6.023,66 ha. Về tiềm năng khoáng sản, trên địa bàn huyện có nhiều một số mỏ đá có thể khai thác làm đá ốp lát đảm bảo chất lượng và màu sắc. Bên cạnh đó, còn có vật liệu xây dựng chủ yếu là đá khai thác và cát....
Mạng lưới thông tin và truyền thông: Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ bao gồm trung tâm viễn thông, trung tâm dịch vụ
33
khách hàng, chi nhánh của các tập đoàn, doanh nghiệp trên địa bàn, điểm giao dịch và các điểm đại lý do doanh nghiệp trực tiếp quản lý. Hiện tại, có 16 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ, phát triển rộng khắp các xã trên địa bàn huyện.
Đây là tiền đề quan trọng, điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế - xã hội An Lão phát triển.
Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng huyện An Lão đã chủ động phát huy nội lực, nỗ lực khắc phục khó khăn, tranh thủ các nguồn ngoại lực và sự hỗ trợ của tỉnh, triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 9%/năm giai đoạn 2016 – 2020, GDP đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 80 triệu đồng. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng giá trị sản xuất (GTSX) bình quân năm đạt 19,75%, trong đó tăng cao nhất là ngành công nghiệp – xây dựng đạt 25,48%, tiếp theo là ngành Nông – lâm – ngư nghiệp đạt 22,81%, ngành thương mại – dịch vụ đạt 13,34%. Cơ cấu kinh tế của huyện từng bước có sự chuyển dịch theo hướng lâm- nông nghiệp, công nghiệp – dịch vụ. Việc huy động nguồn lực và tìm kiếm cơ hội, hướng đi, bước đột phá mới để phát triển kinh tế - xã hội được chú trọng. Các hoạt động giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, văn hóa – thể thao, chăm sóc sức khỏe nhân dân... có tiến bộ. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện [2, tr.77 ].
Trong những năm qua từ nhiều nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình 143, 135, chương trình theo Nghị quyết 30a của Chính phủ và các nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh. Huyện An Lão đã tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm cho các xã đặc biệt khó khăn, nhờ đó bộ mặt nông thôn, miền núi có nhiều khởi sắc...; một số dự án lớn cũng được triển khai thực hiện như: dự án Hồ chứa nước Đồng Mít, mở rộng tỉnh lộ 629 qua địa bàn
34
huyện... đã phát sinh một số kiếu nại của nhân dân trong một số hạng mục đền bù, thu hồi đất....
Song song với vụ phát triển kinh tế- xã hội, cũng cố quốc phòng an ninh, đảm bảo an sinh xã hội. Công tác chăm lo giải quyết chính sách cho người có công luôn được huyện đặt biệt quan tâm và yêu cầu đặt ra là việc giải quyết chế độ phải bảo tính công bằng, đúng đối tượng, đúng chính sách. Là một huyện có nhiều đối tượng được hưởng chế độ chính sách (04 Mẹ Việt Nam anh hùng; 699 thương, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh), cần phải giải quyết kịp thời, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho các đối tượng. Những yếu tố nói trên cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại của huyện An Lão trong thời gian qua.