Hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 66 - 69)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại

3.2.1.1. Về pháp luật tiếp công dân

Tiếp công dân là công tác quan trọng trong các hoạt động của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta. Thông qua hoạt động tiếp công dân, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức tiếp nhận được các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Làm tốt công tác tiếp công dân là thể hiện bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước; giúp cho Đảng, Nhà nước tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ thực tế, những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống, từ đó đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện Luật tiếp công dân năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã bộc lộ còn nhiều điểm hạn chế, bất cập ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tiếp dân cụ thể như trong Luật đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, nhưng vẫn còn tình trạng người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thực hiện quyền chưa đi đôi với nghĩa vụ. Nhiều trường hợp biết khiếu nại không có cơ sở nhưng vẫn tiếp tục khiếu nại. Tố cáo sai chiếm tỷ lệ khá cao, nhưng các cơ quan vẫn phải giải quyết, gây tốn kém chi phí, công sức và thời gian.

55

Bên cạnh đó, Luật Tiếp công dân năm 2013 và Nghị định số 64/2014/NĐ- CP đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, trách nhiệm của người tiếp công dân, người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân, các cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân vẫn còn nhiều trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo để xúc phạm cán bộ lãnh đạo, cán bộ tiếp công dân gây mất an ninh trật tự nhưng chưa có quy định, biện pháp xử lý triệt để. Do đó thiết nghĩ, cần có quy định chế tài xử lý đối với trường hợp vi phạm pháp luật về thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ngoài việc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung, Thanh tra Chính phủ cũng cần nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ quy định khi cần thiết thì người đứng đầu cơ quan đơn vị phải tổ chức hội nghị đối thoại để giải quyết những vấn đề mà người dân đề cập, quan tâm, bởi đây là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo an dân ngay tại cơ sở.

3.2.1.2. Về pháp luật khiếu nại16

Hiện nay, một trong những nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại là hệ thống pháp luật về khiếu nại còn nhiều bất cập, chưa được hoàn thiện. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, chẳng hạn như:

- Cần xem xét lại Điều 44 Luật Khiếu nại và điểm a, khoản 2 Điều 104 Luật Tố tụng hành chính và sửa đổi theo hướng quy định thời hạn có hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại trong Luật Khiếu nại thống nhất với thời hạn khởi kiện vụ án hành chính theo Luật Tố tụng hành chính. Sửa đổi đoạn 2 khoản

56

1 Điều 33 Luật Khiếu nại theo hướng: trong trường hợp hết thời hạn quy định mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu không giải quyết thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai (không yêu cầu kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu). Nên sửa đổi khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại theo hướng công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức có quyền khiếu nại “khi cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Sửa đổi Điểm b khoản 2 Điều 46 Luật Khiếu nại theo hướng: đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị tạm đình chỉ trong quá trình giải quyết khiếu nại thì người khiếu nại phải chấp hành quyết định, hành vi đó khi người có thẩm quyền kết luận là đúng pháp luật; điều này sẽ góp phần nâng cao tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước, bởi lẽ có một số quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có khiếu nại thì người đứng đầu cơ quan hành chính không tổ chức thi hành vì e ngại kết quả giải quyết khiếu nại sẽ dẫn đến quyết định hành chính, hành vi hành chính đã ban hành có sai phạm.

[Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tiếp công dân]

- Cần nhận thức thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính là thủ tục tạo điều kiện cho cơ quan hành chính xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của mình đã ban hành để khẳng định một lần nữa quyết định, hành vi đó là đúng hay sai; nếu sai thì phải khắc phục, sửa chữa. Vì vậy, không nhất thiết phải quy định giải quyết khiếu nại lần thứ hai. Nếu công dân không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có thể khởi kiện đến Tòa án để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng. Riêng đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thì vẫn giữ nguyên như quy định hiện hành: Đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức không phải là hình thức buộc thôi việc thi được giải quyết tối đa 2 lần; trường hợp bị kỷ luật buộc thội việc thì được phép khởi kiện ra Tòa.

57

- Thực tiễn cho thấy, công tác đối thoại trong giải quyết khiếu nại không những tạo điều kiện để người khiếu nại và người giải quyết khiếu nại tìm được tiếng nói chung đối với bản chất vụ việc, làm cơ sở quan trọng để ban hành quyết định giải quyết khách quan, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; mà bên cạnh đó, đối thoại còn là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, là phương thức thực hiện dân chủ trực tiếp, qua đối thoại sẽ tạo được mối quan hệ gần gũi giữa nhà nước và nhân dân. Do đó, cần quy định phải tổ chức

đối thoại trong tất cả các trường hợp giải quyết khiếu nại (Theo Luật Khiếu nại quy định: chỉ phải đối thoại trong trường hợp giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính; trong trường hợp giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính lần đầu chỉ tổ chức đối thoại khi yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại có khác nhau).

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại, cũng cần quan tâm hoàn thiện một số cơ chế, chính sách pháp luật chuyên ngành, đặc biệt là pháp luật về đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng đảm bảo tính thống nhất, xuyên suốt.

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 66 - 69)