Tồn tại, hạn chế trong giải quyết khiếu nại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 54 - 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Tồn tại, hạn chế trong giải quyết khiếu nại và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm đạt được, công tác giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn huyện An Lão vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định.

Thứ nhất, công tác phối hợp giữa các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng có liên quan trong việc xử lý tình hình khiếu nại chưa kịp thời, thiếu kiên quyết để vụ việc diễn biến phức tạp; một số vụ việc do không phối hợp xử lý kịp thời từ cơ sở, gây bức xúc. Ví dụ như vụ ông Tô Văn Bảy ở thôn Vạn Xuân, xã An Hòa, huyện An Lão khiếu nại về việc Phòng tài nguyên và Môi trường tự ý chỉ đạo cán bộ chuyên môn đo đạt đất rẫy của ông để cấp cho người khác.

Thứ hai, vẫn còn một số vụ việc giải quyết chưa bảo đảm trình tự, thủ tục, thời hạn, thời hiệu, chỉ ban hành công văn, thông báo giải quyết chứ không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, gây khó khăn, bức xúc cho người khiếu nại trong việc thực hiện quyền khởi kiện, quyền khiếu nại tiếp theo. Vì theo quy

44

định tại khoản 1 Điều 33 Luật Khiếu nại thì, trong trường hợp khiếu nại lần hai

“người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu” (được hiểu trong trường hợp khiếu nại đã được giải quyết khiếu nại lần đầu; trong trường hợp đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến cấp trên, không phải kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu).

Thứ ba, một số quyết định giải quyết khiếu nại không đúng tính chất, nội dung vụ việc gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của công dân; chỉ dến khi công dân khiếu nại đến Trung ương mới phát hiện và được xem xét khôi phục quyền lợi.

Những tồn tại, hạn chế nêu trên xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, một số cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại; có thái độ lẫn tránh, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết khiếu nại vì có tư tưởng e ngại phải thừa nhận quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của mình hoặc của cơ quan mình sai phạm, sẽ liên lụy đến danh dự, uy tín cá nhân; chưa thật sự quan tâm đến các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chế độ cho đội ngũ làm công tác giải quyết khiếu nại.

Thứ hai, hệ thống pháp luật về khiếu nại còn nhiều bất cập. Một số quy định chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, gây khó khăn trong việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại, ví dụ như: 11

- Việc quy định thời hạn có hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại trong Luật Khiếu nại chưa phù hợp với thời hạn khởi kiện vụ án hành chính theo Luật Tố tụng hành chính, cụ thể: Điều 44 Luật Khiếu nại quy định quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày. Trong khi đó, tại điểm a, khoản 2 Điều 104 Luật Tố tụng hành chính lại quy định: thời hạn để khởi kiện vụ án hành chính là 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được

45

quyết định hành chính. Theo quy định này, quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, đã tổ chức thi hành vẫn có thể bị khởi kiện. [Luật khiếu nại năm 2011]

-Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại thì “Trường hợp

người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu...”. Tuy nhiên, đoạn 2 khoản 1 Điều 33 quy định “Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu”. Quy định này không phù hợp vì trong trường hợp hết thời hạn quy định mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu không giải quyết thì sẽ không có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu để người dân kèm theo khi thực hiện quyền khiếu nại tiếp.12

- Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại quy định công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức có quyền khiếu nại khi “có căn cứ cho rằng quyết định hoặc

hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Điều này có thể hiểu người khiếu nại phải tìm ra được căn cứ trái pháp luật của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật mới được thực hiện quyền khiếu nại. Đây là quy định không phù hợp vì việc tìm ra căn cứ pháp lý khẳng định quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật đúng hay sai là thuộc trách nhiệm chính của người giải quyết khiếu nại phải thực hiện trong quá trình giải quyết khiếu nại. Và trên thực tế, khi thụ lý khiếu nại, cũng không có cơ quan nào yêu cầu người khiếu nại phải xuất trình chứng cứ chứng minh quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật là trái pháp luật.

- Điểm b khoản 2 Điều 46 Luật Khiếu nại và khoản 1 Điều 32 Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định: người khiếu nại phải chấp hành quyết định hành

chính, hành vi hành chính, bị khiếu nại nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính, được người có thẩm quyền kết luận là đúng pháp luật. Quy định này mâu thuẫn với Khoản 2 Điều 12 Luật Khiếu nại và Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính, theo đó: trong quá trình khiếu nại, khởi kiện, người khiếu nại vẫn phải chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ trường hợp quyết định hành chính, hành vi hành chính đó bị tạm định chỉ. Điều đó có nghĩa, quyết định hành chính, hành vi hành chính phải được chấp hành ngay sau khi được ban hành (dù đúng hoặc sai), không phải đợi kết quả giải quyết khiếu nại. [Luật tố

tụng hành chinh năm 2015]

Thư ba, cơ chế, chính sách, pháp luật về đất đai, bồi thường, tái định cư còn những quy định bất cập, thiếu đồng bộ, có điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế, thường xuyên thay đổi, còn vướng mắc, thiếu nhất quán trong quá trình tổ chức thực hiện; một số dự án phải thực hiện trong thời gian dài, áp dụng chính sách bồi thường khác nhau, gây khó khăn trong công tác đối thoại, giải thích cho người dân khi giải quyết khiếu nại. 13

Thứ tư, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại ở các cấp chính quyền, nhất là cấp cơ sở còn nhiều bất cập. Hiện nay ở cấp xã chưa có cán bộ định biên làm công tác thanh tra chuyên trách mà chỉ bố trí cán bộ kiêm nhiệm công tác thanh tra, đồng thời chưa có chế độ đối với cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại ở cấp xã, thị trấn. Nên đối với một số cán bộ kiêm nhiệm làm công tác thanh tra không thể đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn cũng như thời gian cho công tác tham mưu để lãnh đạo cấp xã giải quyết khiếu nại dẫn đến công tác giải quyết khiếu nại ở cấp cơ sở còn có vụ việc mang tính chiếu lệ; những vụ việc có tính chất khó khăn, phức tạp thường bị tồn đọng, kéo dài. Bên cạnh đó, vẫn còn một số cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại thiếu tâm huyết với nghề, có thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm trong quá

47

trình thực hiện nhiệm vụ; một số cán bộ năng lực, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng nhu cầu công việc.

[Luật khiếu nại năm 2011;Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 nghị định quy định chi tiết một số điều của luật khiếu nại]

Thứ năm, công tác kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức, chính quyền một số địa phương còn ngại va chạm, sợ sai phải bồi thường; chưa chú trọng thực hiện các biện pháp quyết liệt (tổ chức cưỡng chế) để tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại.

Thứ sáu, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại nói riêng cho cán bộ và nhân dân tuy được quan tâm nhưng chưa đáp ứng kịp yêu cầu của tình hình và còn không ít hạn chế, do đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên ở cơ sở mỏng, chưa thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; thiếu thông tin về pháp luật; kinh phí dành cho công tác tuyên truyền còn thấp; hình thức tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng. Do đó, một số người không thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ khi tham gia khiếu nại, không thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ bảy, vai trò giám sát của Đại biểu HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với công tác giải quyết khiếu nại tuy được tăng cường nhưng chưa được thường xuyên, chất lượng chưa cao. Một số kiến nghị của Đại biểu HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa được Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước nghiêm túc thực hiện, hoặc thực hiện chưa kịp thời, đặc biệt là các kiến nghị tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Thứ tám, công tác tiếp dân chưa được coi trọng. Một số xã chưa thành lập Bộ phận tiếp Công dân một cách chuyên nghiệp. Một số nơi mặc dù đã thành lập nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại ở cơ sở còn hạn chế, như: địa điểm tiếp công dân ở một số địa phương

48

chưa quan tâm đầu tư, xây dựng, còn thiếu thốn trang thiết bị; Phần lớn là tiếp công dân trực tiếp tại phòng làm việc của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch. Bên cạnh đó, phòng làm việc của cán bộ làm công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại chưa được sắp xếp phù hợp, thiết bị văn phòng chưa đáp ứng nhu cầu công việc; nơi đón tiếp dân chưa được bố trí lịch sự, phù hợp.

Thứ chín, việc sơ, tổng kết, chấp hành chế độ thông tin, báo cáo kết quả công tác giải quyết khiếu nại của một số xã còn chưa nghiêm túc, nội dung chưa đầy đủ, nên ảnh hưởng đến việc tổng hợp, báo cáo phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá tình hình khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại trên địa bàn huyện.

Kết luận chương 2

Cùng với quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tình hình khiếu nại của huyện An Lão có chiều hướng diễn biến phức tạp, phát sinh nhiều vụ khiếu nại có tính chất gay gắt, khiếu nại đông người, nhất là các vụ việc liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn huyện, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng; sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan hành chính các cấp, công tác giải quyết khiếu nại đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: công tác giải quyết khiếu nại đảm bảo đúng chính sách, pháp luật, dứt điểm nhiều vụ việc, tỷ lệ giải quyết trung bình hàng năm đạt 90% so với tổng số vụ việc thuộc thẩm quyền; nhiều vụ khiếu nại đông người, phức tạp, bức xúc được quan tâm giải quyết đứt điểm; trong quá trình giải quyết khiếu nại đã quan tâm đến việc tổ chức đối thoại với người khiếu nại, nhiều vụ việc lãnh đạo tỉnh trực tiếp đối thoại tại nơi phát sinh khiếu nại, lắng nghe yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, vận dụng linh hoạt các chính sách pháp luật để hỗ trợ nhân dân có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, chấm dứt khiếu nại. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết khiếu nại của huyện An Lão vẫn

49

còn một số hạn chế, bất cập, như: công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong giải quyết khiếu nại còn hạn chế; một số vụ việc khiếu nại chưa được giải quyết đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định; một số quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được tổ chức thi hành... Để góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, An Lão cần phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời đề ra những giải pháp thích hợp khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại, đảm bảo xây dựng một nền hành chính vững mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Từ thực tiễn giải quyết khiếu nại trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định, tác giả luận văn rút ra bài học kinh nghiệm và có giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại của UBND huyện An Lão.

50

Chương 3:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN CỦA

UBND HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w