* Thu tập thông tin sơ cấp
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện phỏng vẫn với cán bộ quản lý hợp tác xã để:
+ Tìm hiểu thông tin và lịch sử hình thành và phát triển của hợp tác xã, những thành tựu mà hợp tác xã đã đạt được và kết quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xã. Ngoài ra thu thập thêm một số thông tin cơ bản như: Chủ tịch hội đồng thành viên hợp tác xã, số lượng thành viên trong hợp tác xã, diện tích đất, vốn.
+ Những thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xã như các khoản doanh thu, chi phí.
+ Các yếu tố sản xuất như : Vốn, giá cả thị trường, kỹ thuật, lao động, các chính sách của Đảng nhà nước về hợp tác xã, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương đối với hợp tác xã.
- Phương pháp quan sát:
Trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành viên trong Hợp tác xã để có cái nhìn tổng quát về hoạt động sản xuất
kinh doanh của hợp tác xã, đồng thời đánh giá độ chính xác thông tin mà các thành viên hợp tác xã cung cấp.
- Phương pháp thảo luận nhóm:
Cùng với thành viên hợp tác xã thảo luận về các vấn đề khó khăn, thuận lợi mà hợp tác xã gặp phải như vốn, lao động, thị trường, chính sách nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất trong những năm tới.
* Thu thập thông tin thứ cấp
Các thông tin thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: Các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước, nhằm phát triển liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè giữa các hộ nông dân, niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ, niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, các Báo cáo liên quan của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã,… tỉnh Thái Nguyên, các bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí khoa học, các sách đã xuất bản, các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ,...