Thực trạng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍNDỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢNCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ỞVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2018 10598371-1944-003738.htm (Trang 43 - 44)

Biến động tỷ lệ nợ xấu và rủi ro tín dụng

4,000% 0,800% 3,500% 3,000% 2,500% 2,000% 1,500% 0,700% 0,600% 0,500% 0,400% 0,300% 1,000% 0,500% 0,200% 0,100% 0,000% 0,000% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Nợ xấu CR

Hình 4.1: Biến động tỷ lệ nợ xấu và rủi ro tín dụng giai đoạn 2009-2014

Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu và rủi ro tín dụng có sự biến động cùng chiều với nhau trong giai đoạn 2009 đến 2018. Trong đó, giai đoạn 2011-2013, tốc độ nợ xấu tăng lên làm cho rủi ro tín dụng tăng cao, đây được xem là giai đoạn hệ thống của các NHTM đối mặt với tình trạng chất lượng của các khoản tín dụng đi xuống và hậu quả của tăng

trưởng nóng trong những năm đó. Năm 2013, cùng sự thành lập của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC) và các NHTM tự chủ động trong việc đẩy mạnh giải quyết nợ xấu theo chỉ đạo của NHNN dựa trên Quyết định 780/QĐ-NHNN (23/4/1012) đã giúp tỷ lệ nợ xấu giảm dần xuống 3,1% và đến cuối năm 2017 là 2.2%. Nợ xấu thường tập trung cao vào hai lĩnh vực nhạy cảm có sự biến động của kinh tế vĩ mô là bất động sản và chứng khoán. Ke từ năm 2016, rủi ro tín dụng có xu hướng ổn định, phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cải thiện tích cực khi tín dụng ngắn hạn tăng trưởng tốt, tín dụng trung dài hạn có xu hướng tăng chậm phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản. Với việc tích cực triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh xử lý nợ xấu, kiểm soát chất lượng tín dụng và duy trì tỷ lệ nợ xấu theo mục tiêu đề ra, tỷ lệ nợ xấu năm 2018 tiếp tục được kiểm soát và duy trì ở mức 3%, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống TCTD là 1,91% theo báo cáo tài chính thường niên của NHNN năm 2018 . Trong năm 2018, hệ thống TCTD xử lý được 163,14 nghìn tỷ đồng nợ xấu nội bảng (2017: 115,54 nghìn tỷ đồng); trong đó TCTD sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý chiếm tỷ trọng 49%, khách hàng trả nợ chiếm 28% và bán cho VAMC chiếm 17%. Số liệu nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14, từ ngày 15/5/2017 (thời điểm Nghị quyết số 42/2017/QH14 có hiệu lực) đến cuối năm 2018, hệ thống TCTD đã xử lý được 198,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu (2017: 85,09 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍNDỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢNCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ỞVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2018 10598371-1944-003738.htm (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w