MẠI
MẠI phải
quản lý nợ xấu để đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động nói chung.
Quản lý nợ xấu là hoạt động mà các NHTM từng bước xây dựng và thực thi các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng để đảm bảo sự an toàn, hiệu quả từ đó hướng đến sự phát triển bền vững. Hoạt động nhằm giảm thiểu tối đa nợ xấu bằng việc tăng cường
thực hiện các biện pháp phòng ngừa hay các phương thức để giải quyết các khoản nợ xấu phát sinh trước đây cũng thuộc về hoạt động quản lý nợ xấu. Tất cả những hoạt động quản lý nợ xấu được thực hiện với một mục đích không ngừng tăng doanh thu, giảm rủi ro, chi phí và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại.
1.2.2 Nội dung quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Các nguyên tắc về quản trị nợ xấu của ngân hàng thương mại
Trong Ủy ban giám sát hoạt động ngân hàng BCBS (2001), hoạt động quản trị RRTD trong đó, bao gồm quản lý nợ xấu của NHTM phải đảm bảo tuân thủ 16 nguyên tắc.
Các nguyên tắc này được chia thành 5 nhóm, với 4 nhóm liên quan đến các NHTM và 1 nhóm liên quan đến cơ quan quản lý. Trong đó, 4 nhóm nguyên tắc liên quan đến NHTM có các nội dung cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Muốn quản trị RRTD hay quản lý nợ xấu, NHTM cần thiết lập môi trường
RRTD phù hợp. Trong đó, chiến lược, chính sách liên quan đến RRTD, nợ xấu của ngân
hàng cần phải được Hội đồng quản trị phê duyệt và thực hiện đánh giá lại theo định
kỳ để